Dương Tường
Dương Tường, tên thật là Trần Dương Tường, sinh ngày 4 tháng 8 năm 1932 tại Nam Định [1], là một nhà văn, nhà thơ và dịch giả Việt Nam.
Dương Tường | |
---|---|
![]() Dương Tường năm 2016 | |
Bút danh | Dương Tường |
Nghề nghiệp | Dịch giả, nhà thơ, nhà văn |
Quốc tịch | Việt Nam |
Tác phẩm nổi bật | Cuốn theo chiều gió, Lolita, Anna Karenina, Cái trống thiếc |
Tiểu sửSửa đổi
Dương Tường học tiểu học tại Nam Định. Ông học trung học tại Hà Nội tới khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Ông bỏ trường, đi làm liên lạc cho Việt Minh tại Vĩnh Yên. Sau đó ông về đi học lại tại trường Phan Chu Trinh. Được vài tháng ông quay lại theo kháng chiến, làm tuyên truyền và gia nhập bộ đội năm 1949.
Năm 1955, Dương Tường giải ngũ về Hà Nội sinh sống. Từ năm 1955 đến giữa thập niên 1960, Dương Tường là phóng viên tổ Văn xã (văn hóa xã hội) của Thông tấn xã Việt Nam[2]. Từ năm 1967, ông làm biên dịch tại Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông về hưu năm 1979[3].
Sự nghiệpSửa đổi
Dương Tường là một dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật, phóng viên,... trong đó nổi bật nhất là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học có giá trị như Cuốn theo chiều gió, Con đường xứ Flandres và tác giả của những bài thơ như Tình khúc 24. Nhiều bài thơ của ông lấy cảm hứng từ chủ nghĩa siêu thực và phong trào tượng trưng.
Ông tự nhận bản thân "một đời ăn nằm với chữ". Về dịch thuật, ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó người dịch là đồng tác giả".
Tác phẩmSửa đổi
Dịch thuậtSửa đổi
Những tác phẩm đầu tiên[4].Sửa đổi
- Tập truyện ngắn Cây tường vi
- Vở kịch Chim hải âu, Anton Chekhov
- Cái tẩu, Yuri Nagibin
- Anna Karenina, Lev Tolstoy
Tác phẩm tâm đắc nhấtSửa đổi
Danh sách tác phẩmSửa đổi
Chuyển ngữ sang tiếng Việt:
Ông đã dịch trên 50 tác phẩm[2] của Pháp, Nga, Anh, Hoa Kỳ, Đức, Hy Lạp, Brazil, Nhật Bản, Na Uy:
- Tập truyện ngắn Cây tường vi
- Vở kịch Chim hải âu, Anton Chekhov
- Anna Karenina, Lev Tolstoy
- Cái tẩu, Yuri Nagibin
- Trong màn sương cuối mùa, Alex La Guma
- Cuốn theo chiều gió, Margaret Mitchell
- Người dưng, Albert Camus
- Con đĩ biết lễ nghĩa, Jean-Paul Sartre
- Con đường xứ Flandres, Claude Simon
- Cội rễ, Alex Haley
- Đồi gió hú, Emily Brontë
- Alexis Zorba - Con người hoan lạc, Nikos Kazantzakis
- Bức thư của người đàn bà không quen, Stefan Zweig
- 24h trong đời người đàn bà, Stefan Zweig
- Cái trống thiếc, Günter Grass
- Mặt trời nhà Scorta, Laurent Gaudé
- Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami
- Charlie và nhà máy sôcôla, Roald Dahl
- Lolita, Vladimir Vladimirovich Nabokov
- Vở kịch Cơn bão, Shakespeare[4]
- Phố những cửa hiệu u tối, Patrick Modiano
- Chết chịu, Louis-Ferdinand Céline
- Đi tìm thời gian đã mất - Bên phía nhà Swann, Marcel Proust[6]
- Đi tìm thời gian đã mất - Dưới bóng những cô gái đương hoa, Marcel Proust
Chuyển ngữ từ tiếng Việt:
- Truyện Kiều, từ tiếng Việt sang tiếng Anh.[7]
Sáng tácSửa đổi
- Dương Tường - Thơ, Nhà xuất bản Nhã Nam, 2017
- 36 bài tình (thơ - in chung với Lê Đạt),
- Đàn (thơ ngoài lời), Nhà xuất bản Trẻ
- Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác, Nhà xuất bản Hải Phòng,
- Chỉ tại con chích chòe (tạp luận), Nhà xuất bản Hải Phòng, 2003,
- Thuyền trưởng (truyện ký, dưới bút danh Nguyễn Trinh)
Giải thưởngSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
- ^ Dương Tường Lưu trữ 2014-01-02 tại Wayback Machine, Nhã Nam.
- ^ a b Dương Tường & cuốn sách quan trọng nhất trong đời, Thể thao văn hóa.
- ^ Dương Tường, Thi Viên.
- ^ a b c Dịch giả Dương Tường: "Lolita" còn nhiều sai sót, Vietnamnet.
- ^ a b Duong Tuong devotes his life to literary passion Lưu trữ 2014-01-03 tại Wayback Machine, VietnamNews.
- ^ Dịch giả Dương Tường nói về 'giấc mơ' mang tên Proust, Thể thao văn hóa.
- ^ “87 tuổi, dịch giả Dương Tường soi kính lúp dịch Kiều sang tiếng Anh”.
- ^ Dương Tường tiếp tục dịch sách với máy tính "xịn" mới tậu, Thể thao văn hóa.