Những khoảng cách còn lại
Những khoảng cách còn lại là một trong số tiểu thuyết nổi bật của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn. Kể khi xuất bản lần đầu năm 1980, tiểu thuyết này đã phát hành hơn 160.000 bản in.[1] Ngay khi ra đời đã dựng thành phim điện ảnh và kịch nói, mang lại danh tiếng cho các diễn viên trẻ lúc bấy giờ như Hà Xuyên, Thành Lộc, Đàm Loan.[2][3]
Nhưng khoảng cách còn lại | |
---|---|
Thông tin sách | |
Tác giả | Nguyễn Mạnh Tuấn |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Thể loại | Tiểu thuyết |
Nhà xuất bản | Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh |
Ngày phát hành | 1980 |
Tác phẩm lấy bối cảnh sau biến cố 1975, kể về một gia đình với những đối nghịch về tư tưởng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, gia đình ông Sĩ như một xã hội Việt Nam lúc bấy giờ được thu nhỏ.
Nội dung
sửaSau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Sĩ, một cán bộ cách mạng cùng Hải và Thu Hà, vợ chồng người con trai lớn của ông trở về Sài Gòn đoàn tụ cùng những người còn lại trong gia đình. Bà Thuận Thành, vợ ông sĩ là một thương gia đang làm ăn hưng thịnh; Sơn người con trai thứ là một đại úy quân lực Việt Nam Cộng hòa; Quỳnh, đứa con gái út ăn chơi; Thuận Ánh, con gái nuôi của bà Thành, cô gái trẻ nhiệt huyết với chủ nghĩa xã hội và Hằng, vợ Sơn, lúng túng giữa những mâu thuẫn.
Chuyển thể
sửaNăm 1983, tiểu thuyết được đạo diễn Huy Thành và tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn chuyển thể thành phim điện ảnh 2 phần Xa và gần. Bộ phim giành được 5 trong số 8 giải thưởng chính dành cho phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7.[4]
Cũng trong năm 1983, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phát sóng vở kịch chuyển thể cùng tên tạo ra sức hấp dẫn lớn. Vở kịch cũng cũng là dấu mốc thành công trong sự nghiệp của hai nghệ sĩ trẻ Thành Lộc (vai Hải - vai chính kịch đầu tiên của ông) và Đàm Loan (vai Hà).[2][5]
Xuất bản
sửaGiải thưởng
sửa- 1980 - Giải thưởng Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam[11]
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam[1]
- 1985 - Kịch bản phim truyện nhựa xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7, khi được chuyển thể thành phim Xa và gần. Giải được trao cho Huy Thành và Nguyễn Mạnh Tuấn.[4]
Tham khảo
sửa- ^ a b c “Nguyễn Mạnh Tuấn”. Văn chương Thành phố Hồ Chí Minh (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b “Đàm Loan: Những khoảng cách còn lại”. Báo Thanh Niên. 21 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Thành Lộc buồn vì yêu không được đáp lại”. znews.vn. 4 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b “"Xa và gần"”. Báo Đại biểu Nhân dân. 22 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Dương Hương Trang (10 tháng 9 năm 2013). “Thành Lộc - Chàng Sinbad của sân khấu”. Báo Khánh Hòa. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Những Khoảng Cách Còn Lại”. Kho sách cũ. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Nguyẽ̂n, Mạnh Tuá̂n (1984). Những khoảng cách còn lại: tiẻ̂u thuyé̂t. Văn học.
- ^ “Những khoảng cách còn lại”. Sách cũ gia đình. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Những khoảng cách còn lại – tựa sách”. Một Bầy Hạc Béo - HAC. 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
- ^ Nguyễn Mạnh Tuấn (2002). Những khoảng cách còn lại. Việt Nam: Nhà xuất bản Hội Nhà văn. tr. 448. ISBN 9786049891915.
- ^ “Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn: Viết văn không phải là một cuộc chơi”. Người Lao Động. 14 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.