Niêm hoa vi tiếu
Niêm hoa vi tiếu (chữ Hán: 拈花微笑, ja. nenge-mishō, nghĩa Việt: cầm hoa mỉm cười), gọi đầy đủ là Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu (chữ Hán: 拈花瞬目破顏微笑; Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì chuyển mặt mỉm cười), là một giai thoại Thiền nổi tiếng, kể rằng Phật Thích-ca thông qua hành động im lặng cầm hoa truyền tâm ấn Bát-nhã cho tôn giả Ma-ha Ca-diếp. Giai thoại này được cho là bắt nguồn từ giới Thiền tông Trung Quốc,[1] nhằm dẫn chứng cho hệ truyền thừa Thiền tông bắt nguồn từ Phật Thích-ca.[2]
Khái quát
sửaTheo học giả Heinrich Dumoulin, giai thoại này được chép đầu tiên trong quyển Thiên thánh quảng đăng lục do Lý Tuân Úc biên soạn năm 1036.[3]
“ | ” | |
— Lý Tuân Úc (李遵勗), Thiên thánh quảng đăng lục (天聖廣燈錄), quyển 2. |
Giai thoại này về sau được Hối Ông Ngộ Minh ghi chép thêm chi tiết trong quyển Liên đăng hội yếu vào năm 1183.
“ |
|
” |
— Hối Ông Ngộ Minh (晦翁悟明), Liên đăng hội yếu (聯燈會要).[4] |
Quyển này còn ghi lại hệ thống truyền thừa của Thiền tông, từ 7 vị Phật quá khứ, đến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, rồi 28 vị tổ Ấn Độ, sau đó truyền đến 6 vị tổ Trung Hoa, và khoảng 600 vị thiền sư Trung Hoa khác. Từ thời Tống trở đi, trong giới Thiền tông rất thịnh hành giai thoại này, căn cứ chủ yếu vào Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh,[5] nương vào thuyết cho rằng Tôn giả Ma-ha Ca-diếp là sơ Tổ của Thiền tông Ấn Độ.
Tuy nhiên, thuyết "Niêm hoa vi tiếu" vẫn còn nhiều vấn đề tồn nghi, chưa sáng tỏ. Nếu như sự kiện Tôn giả Ma-ha Ca-diếp giữ vai trò lãnh đạo tăng đoàn sau khi Đức Phật nhập diệt được ghi nhập rõ ràng trong kinh văn Phật giáo sơ kỳ thông qua Đại hội kết tập lần thứ nhất,[6][7][8][9][10], trong Kinh văn Đại thừa, sự kiện Ma-ha Ca-diếp nhận phó chúc chánh pháp từ Phật Thích-ca chỉ được nêu trong Niết-bàn kinh.[11] Sự kiện "Niêm hoa vi tiếu" chỉ được nhắc đến nhiều trong các tài liệu Thiền tông như "Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập",[12]"Tông thống biên niên",[13]...
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Harmless, William (2007). Mystics. Oxford University Press. tr. 192. ISBN 9780198041108.
- ^ 総合仏教大辞典編集委員会(編) (tháng 1 năm 1988). 総合佛教大辞典. 下巻 . 法蔵館. tr. 1135-1136. Đã bỏ qua văn bản “和書” (trợ giúp)
- ^ Heinrich Dumoulin (2005). Zen Buddhism: a history. tr. 9. ISBN 0-941532-89-5.
- ^ Hối Ông Ngộ Minh (晦翁悟明), Liên đăng hội yếu (聯燈會要). Vạn tục Tạng kinh Vol. 79, No. 1557.
- ^ Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh (大梵天王問佛决疑經), Niêm hoa phẩm đệ nhị. Vạn tục Tạng kinh Vol. 1, No. 26.
- ^ Luật tạng Pāli (pi. Vinaya Piṭaka). Bản Anh ngữ do I. B. Horner dịch. Vinaya Pitaka Vol. V (Cullavagga), London: Luzac & Company Ltd., 1971, tr. 393-406.
- ^ Ma-ha-tăng-kỳ luật (sa. Mahāsāṃghika Vinaya). Bản Hán văn do Phật-đà Bạt-đà-la (佛駄跋陀羅; sa. Buddhabhadra) và Pháp Hiển (法顯) dịch. Đại chánh tân tu Đại tạng kinh.
- ^ Tứ phần luật (sa. Dharmaguptaka Vinaya). Bản Hán văn do Phật-đà-da-xá (佛陀耶舍; sa. Buddhayazas) và Trúc Phật Niệm (竺佛念) dịch. Đại chánh tân tu Đại tạng kinh.
- ^ Thập tụng luật (sa. Sarvāstivāda Vinaya). Bản Hán văn do Phất-nhã-đa-la (弗若多羅; sa. Puịyatàra) và Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什;sa. Kumārajīva) dịch. Đại chánh tân tu Đại tạng kinh.
- ^ Căn bản Nhất thiết hữu bộ luật (sa. Mūlasarvāstivādin Vinaya). Bản Hán văn do Nghĩa Tịch dịch. Đại chánh tân tu Đại tạng kinh.
- ^ Bắc bản Niết-bàn kinh (北本涅槃經) quyển 2.
- ^ "Niêm hoa ngã Phật tại Linh Sơn, Ca-diếp Đầu đà hốt phá nhan, kim khẩu mật ngôn thân phú chúc, bất duy thiên thượng dữ nhân gian" (拈花我佛在靈山、迦葉頭陀忽破顏、金口密言親付囑、不唯天上與人間; Đưa hoa đức Phật tại Linh Sơn, Đầu đà Ca-diếp chợt hiểu ràng, lời vàng mật ngôn nay phú chúc, đâu chỉ trên Trời với nhân gian). Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập (禪宗頌古聯珠通集). Nam Tống Pháp Ứng (法應) và Nguyên Phổ Hội (普會) biên tập. Vạn tục Tạng kinh. Vol. 65, No. 1295.
- ^ "Thế Tôn phi thử nhãn, bất năng biện Ca-diếp chi nhất tiếu; Ca-diếp phi thử nhãn, bất năng khế Thế Tôn chi niêm hoa" (世尊非此眼、不能辨迦葉之一笑、迦葉非此眼、不能契世尊之拈花; Thế Tôn không có con mắt này, chẳng thể nào hiểu được nụ cười của Ca-diếp; Ca-diếp không có con mắt này, chẳng thể nào lãnh hội được Thế Tôn đưa hoa ra). Tông thống biên niên (宗統編年). Thanh Kỷ Ấm (紀蔭) biên soạn. Vạn tục Tạng kinh. Vol. 86, No. 1600.
Tham khảo
sửa- Trung Quốc Phật giáo Phật khoa toàn thư
- Phật quang đại từ điển
- Welter, Albert. 2000. Mahākāśyapa’s Smile: Silent Transmission and the Kung-an (Kōan) Tradition. In The Kōan: Texts and Contexts in Zen Buddhism, edited by Steven Heine & Dale S. Wright. Oxford and New York: Oxford University Press, pp. 75–109.