Oxytocin hay còn gọi là hormone tình yêu[1] hay Hormone âu yếm[2] hay còn gọi là Chất hóa học của tình yêu[3] là một loại Hormone của con người được tiết ra và chi phối não bộ trong quá trình liên quan đến tình dục và tình cảm, nó được sản sinh khi con người đạt cực khoái, khi cảm thấy lãng mạn, khi cho con sữa mẹ và khi sinh đẻ.[4]

Oxytocin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiPitocin
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
Dược đồ sử dụngIntranasal, IV, IM
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngnil
Liên kết protein huyết tương30%
Chuyển hóa dược phẩmhepatic oxytocinases
Chu kỳ bán rã sinh học1–6 min
Bài tiếtBiliary and Thận
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.045
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC43H66N12O12S2
Khối lượng phân tử1007.19 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Tổng quan sửa

Oxytocin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1952, theo đó, oxytocin là hormone được bài tiết từ vùng dưới đồi thị và theo sợi trục đến khu trú ở thùy sau tuyến yên, được tiết khi sinh đẻ ở nữ giới và trong quá trình quan hệ tình dụcnam lẫn nữ. Chức năng của oxytocin ở nữ giới lúc sinh đẻ bao gồm hỗ trợ tiết sữa, co bóp thúc đẻ và ép các mạch máu cơ tử cung. Ngoài ra, Oxytocin còn có tác dụng co cơ trơn thành mạch máu, cơ trơn ruột, niệu quản, bàng quang, ống mật... Oxytocin là một trong những hormone quan trọng trong cơ thể, có cả ở nam giới lẫn phụ nữ. Hormone này được tiết ra trong quá trình làm tình hoặc khi sinh nở.

Loại Oxytocin này cũng được giải phóng khi có sự va chạm da thịt.[5] Đặc biệt đối với phụ nữ, khi ngực và những vùng kín nhạy cảm được kích thích, oxytocin bắt đầu phát tán theo dòng máu chảy đi khắp cơ thể, gây cảm giác khoan khoái dễ chịu.[6]

Khi quan hệ tình dục, oxytocin ở nữ giới gia tăng trong giai đoạn kích thích tình dục và tăng cấp khi đạt điểm cực khoái. Oxytocin tăng cấp ngay khi ở điểm cực khoái và trong các giai đoạn khi kích thích tình dục có lẽ là để đáp ứng với quầng (bầu vú), núm vú, đường sinh dục, giúp vào sự vận chuyển trứng.[7] Ở nam giới, thì không có sự tăng cấp oxytocin khi đạt điểm cực khoái (xuất tinh) như ở nữ giới mà tăng đều trong suốt giai đoạn kích thích tình dục. Đặc biệt, nồng độ oxytocin trung bình trong máu của những người mới yêu cao gấp đôi so với những người độc thân.[8]

Chức năng, vai trò sửa

  • Có chức năng kích thích tình dục, quá trình kích thích sinh dục, ở cả nam và nữ, mức oxytocin tăng khi đến điểm cực khoái. Ở nam và nữ thì cơ chế loại hormone này tiết ra khác nhau.
  • Là hợp chất có tác dụng duy trì bền vững cuộc sống hôn nhân và tình bạn.[3] Hormone oxytocin khiến người đàn ông đã kết hôn tìm cách lãng tránh những đối tượng nữ hấp dẫn điều này dẫn đến một mối quan hệ hôn nhân bền chặt,[4] nó có thể giúp duy trì mối quan hệ lãng mạn bằng cách ngăn cản đàn ông tiếp cận những phụ nữ hấp dẫn[9] và những người sở hữu nhiều oxytocin trong máu có xu hướng gắn bó với bạn tình hơn[8] và nó cũng giúp dự đoán một mối quan hệ tình cảm là nghiêm túc, lâu dài hay chỉ đơn thuần là tình một đêm thông qua lượng hormone này, nó cũng giúp điều trị làm giảm quá trình ly hôn, nhất là sự ly hôn xuất phát từ những trục trặc trong đời sống tình dục vợ chồng.
  • Tăng tính gắn kết giữa bố, mẹ và con cái, tăng sự tin tưởng và giảm xung đột trong mối quan hệ vợ, chồng. Oxytocin đã làm dịu sự gay gắt, thái độ ứng xử và giảm cả nông độ chất cortisol trong nước bọt (gây ra stress) so với trường hợp dùng giả dược.[10]
  • Thúc đẩy quá trình gắn kết tình cảm mẹ-con và nam-nữ, sau khi ngửi oxytocin, con người trở nên dễ tin đồng loại hơn[8] vì chúng tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như là thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung.
  • Giúp các cặp đôi xây dựng lòng tin và tình yêu bền chặt, giúp cảm thấy vị tha và rộng lượng hơn.[11]
  • Tạo nên những thái độ tích cực nhưng khi trong những hoàn cảnh bi quan, nó sẽ khiến làm tăng những suy nghĩ ghen tỵ tiêu cực ở con người.
  • Giúp giảm lượng hormone gây stress, ổn định huyết áp và tăng cảm giác gần gũi. Nó cũng giúp cải thiện tình cảm vì trước khi đạt tới cực khoái, số lượng endorphins-một chất ở trong não giúp giảm đau và phóng ra hormone oxytocin tăng gấp 5 lần so với mức độ bình thường. Oxytocin làm tăng cảm giác, kích thích dây thần kinh ở não giúp cặp đôi xây dựng được sự tin tưởng và thúc đẩy quan hệ tình dục kéo dài hơn.[12]
  • Oxytocin được tạo ra trong quá trình quan hệ tình dục cũng có tác dụng kéo theo giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.[13]
  • Với phụ nữ đang mang bầu, chức năng chính của oxytocin là giảm stress, xoa dịu các cảm xúc lo lắng khi đến gần kỳ sinh nở đồng thời tạo cảm giác liên lạc giữa người mẹ và đứa con trong bụng.[14]
  • Giúp cải thiện chứng rối loạn cương dương, khoa học đã thử nghiệm oxytocin trên người nhằm cải thiện tình trạng rối loạn cương dương và xuất tinh, góp phần giúp cải thiện bản lĩnh sinh dục của người đàn ông, cải thiện chuyện sinh hoạt tình dục.[15]
  • Chống lại những cơn thèm rượu và khắc phục một số triệu chứng nghiện ngập rượu và thuốc phiện.[16]
  • Giúp những đứa trẻ tự kỷ và trẻ vị thành niên hòa nhập với xã hội một các dễ dàng hơn hoặc ít ra nó làm chậm lại các triệu chứng của tự kỷ.
  • Loại hormone này cũng có thể đóng vai trò như biệt dược giảm đau đối với bất kỳ ai phải hứng chịu những cơn đau đầu thường xuyên.[17]
  • Oxytocin có thể tăng đáng kể tuổi thọ và trong mối quan hệ ít bị tổn thương đến các bệnh mãn tính và trầm cảm thông qua việc au yếm có thể làm muốn được gần gũi hơn với đối tác vì oxytocin được sản xuất với số lượng lớn hơn.
  • Điều chỉnh các hành vi - xã hội, oxytocin có liên quan đến việc điều chỉnh các hành vi xã hội (bầy đàn) của nhiều loài.
  • Chức năng tác động lên hệ thần kinh như làm tăng sự tự tin mãn nguyện, tăng sự cảm thông, hòa đồng qua kích hoạt thụ thể của oxytocin serotonin 5-HT1A giống như ecstasy.

Cơ chế xuất hiện sửa

Loại hormone này sẽ xuất hiện trong một số trường hợp sau:[3]

  • Có những cử chỉ âu yếm, thậm chí là cử chỉ đơn giản như khoác tay, vỗ vai hay những cái ôm giữa người bạn, đôi uyên ương, giữa cha mẹ và con cái hay bất kỳ ai quan tâm.
  • Đối với phụ nữ, khi ôm và được ôm người mình yêu, cơ thể người phụ nữ giải phóng ra hormone oxytocin mang lại cho người phụ nữ cảm giác êm ái, tin tưởng và kết nối với người đàn ông của mình. Sự hoạt động mạnh mẽ của oxytocin cũng khiến người phụ nữ nhiều khi không còn đủ tỉnh táo để đánh giá mức độ chân thành của người yêu bởi lúc đó trong họ chỉ dâng lên cảm giác hạnh phúc và gần gũi.[2] Đặc biệt trong khi quan hệ tình dục, những động vuốt ve, ôm ấp, xoa bóp, mơn trớn, sờ soạng và những đụng chạm cơ thể sẽ làm cho chất lượng chuyện ân ái trở nên tối đa hơn.
  • Khi kích thích núm vú hoặc ngực của người phụ nữ, khi kích thích vùng nhạy cảm này sẽ giúp giải phóng oxytocin vì hóc môn tự nhiên có liên quan đến tử cung, khi được kích thích núm vú, các hormone được giải phóng và tử cung bắt đầu hoạt động giúp thuận lợi trong quá trình sinh đẻ.[18]
  • Khi quan hệ tình dục thì lượng oxytocin thường tăng đặc biệt là những cái ôm hay vuốt ve trong suốt khởi đầu, và cực khoái làm tăng gấp hai lần lượng hormone này so với bình thường.
  • Trong thời kỳ rụng trứng ở những phụ nữ trưởng thành thì lượng oxytocin thường cao hơn bởi vì lượng estrogen trong thời kỳ này làm tăng loại hormone này, dẫn đến họ có nhu cầu được vuốt ve, ôm ấp.
  • Khi mơ mộng, nhung nhớ, nghĩ về người yêu thương.
  • Khi cơ thể con người trong tình trạng khỏa thân, nhất là lúc đang ngủ.[5]
  • Chăm sóc thú cưng với những cử chỉ vuốt ve, cho chú cún con hay mèo cưng ăn....
  • Có sự thoải mái trong những sở thích quen thuộc như những hương vị, âm thanh, âm nhạc những ý nghĩ và hồi ức thú vị, nghe những lời ngọt ngào từ một người quan tâm, thức dậy vào sáng sớm nghe tiếng chim hót...

Tham khảo sửa

  1. ^ “Giúp bạn tươi trẻ nhờ 'chuyện ấy' - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b “Lý do Eva thích ôm ấp còn Adam thì không - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  3. ^ a b c “5 mẹo làm tăng 'hormone tình yêu' một cách tự nhiên”. Baodatviet.Vn. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  4. ^ a b “Hôn nhân bền chặt là do hormone? | Thanh Niên Online”. Thanhnien.com.vn. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ a b “Lợi ích khi ngủ ở trạng thái nude - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Bóc mẽ 'tình một đêm' bằng hormone - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “Phát hiện mới về oxytocin | Thuốc và sức khỏe”. suckhoedoisong.vn. ngày 31 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ a b c “Đoán số phận tình yêu qua máu - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ Ngày 18/11/2012 (ngày 15 tháng 11 năm 2012). “Phát hiện 'hormone yêu' giúp đàn ông chung thủy”. News.zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
  10. ^ “VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Những lý do khiến bạn muốn "yêu" ngay tức thì - Báo điện tử VnMedia - Tin nóng Việt Nam và thế giới”. Báo điện tử VnMedia - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Lợi ích của sex với chàng - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Tình dục - Yếu tố số 1 giúp bạn hạnh phúc - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.[liên kết hỏng]
  14. ^ “Tình yêu từ trước cái nhìn đầu tiên”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ “Hormone "yêu" cải thiện phong độ chuyện ấy - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  16. ^ “Hoóc-môn tình yêu - Thần dược giúp cai nghiện”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  17. ^ "Hoóc môn tình yêu" giúp chữa đau đầu - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  18. ^ “Vì sao kích thích "núi đôi" giúp chuyển dạ nhanh hơn?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.