Paul Krugman

nhà kinh tế học người Mỹ

Paul Robin Krugman (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1953) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, giáo sư của Đại học Princeton. Chuyên ngành chính của ông là kinh tế học vĩ mô quốc tế. Ông là một đại biểu của trường phái kinh tế học Keynes mới.[1]

Paul Krugman
Paul Krugman tại một cuộc họp báo, 2008
Sinh28 tháng 2, 1953 (71 tuổi)
Quốc tịch Hoa Kỳ
Nổi tiếng vìLý thuyết thương mại quốc tế
Giải thưởngGiải Nobel Kinh tế (năm 2008)
Sự nghiệp khoa học
NgànhKinh tế vĩ mô
Nơi công tácĐại học Princeton

Krugman sinh năm 1953 tại Long Island. Ông tốt nghiệp Đại học Yale chuyên ngành kinh tế học vào năm 1974, tốt nghiệp chương trình tiến sĩ kinh tế học tại Học viện Kỹ thuật Massachusetts vào năm 1977. Luận văn tiến sĩ của ông về mô hình khủng hoảng cán cân thanh toán là một đóng góp lớn cho lý luận kinh tế học quốc tế. Năm 1991, ông được Hội Kinh tế Hoa Kỳ tặng Giải John Bates Clark

Sau khi học xong, ông làm giảng viên tại các trường Đại học Yale, Đại học Stanford, LSE, MIT và Princeton. Ông tham gia nhiều hội đồng khoa học của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giớiCộng đồng châu Âu. Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu, ông còn tham gia viết các bài liên quan đến kinh tế với phương pháp tiếp cận bình dân cho tờ New York Times. Ông đã công bố trên 20 cuốn sách và hơn 200 bài nghiên cứu bao gồm cả những bài về kinh tế học cho đối tượng đọc giả là tầng lớp bình dân.[2] Các công trình của ông thuộc vào loại được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất thế giới. Theo đánh giá của dự án RePEc, Krugman là một trong 50 nhà kinh tế học xuất sắc nhất hiện nay.[3] Cuốn giáo trình "Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách" của ông viết chung với Maurice Obstfeld là một trong những giáo trình kinh tế học quốc tế trình độ sơ cấp phổ biến nhất thế giới, hiện đã có bản thứ bảy.

Paul Krugman còn nổi tiếng vì phê phán mô hình tăng trưởng kinh tế ở Đông Á vào thời điểm (giữa thập niên 1990) mà Ngân hàng Thế giới coi nó là thần kỳ. Nhiều người coi sự phê phán của ông là một dự báo về khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997. Ông cũng nổi tiếng vì phê phán tư tưởng về nền kinh tế mới khi mà tư tưởng này được rất nhiều người ca ngợi hồi cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, phê phán chính sách kinh tế của Nhật Bản cuối thập niên 1990.

Năm 2008, ông được Ngân hàng Thụy Điển trao giải Nobel kinh tế học.

Sức ảnh hưởng của ông

sửa
 

"Tôi không ngạc nhiên nếu thời điểm kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi suy thoái sẽ rơi vào thời gian nào đó của mùa hè này. Diễn biến xấu đang đến một cách chậm chạp hơn. Có lý do để nghĩ rằng chúng ta đang dần ổn định", ông nói.[4]

Bài giảng của ông tại trường kinh tế London đã khiến giá dầu, đôla tăng trở lại. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng thoát phiên giảm sâu nhờ bài giảng này.[4]

Liên kết

sửa

Thông tin

sửa

Bình luận

sửa

Truyền thông

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ [1]
  2. ^ [2]
  3. ^ [3]
  4. ^ a b [4]