Phạm Đăng Lâm[6] (12 tháng 6 năm 1918 – 2 tháng 6 năm 1975) là nhà ngoại giao người Việt Nam, cựu Ngoại trưởng dưới thời Thủ tướng Nguyễn KhánhTrần Văn Hương. Về sau lên làm Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa dưới thời Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc. Ông còn là đại sứ Việt Nam Cộng hòa cuối cùng tại Vương quốc Liên hiệp Anh.[4] Ông nổi danh trên cương vị là nhà đàm phán chính của phía Việt Nam Cộng hòa trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1973 nhằm chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và sự chung sống hòa bình giữa hai miền Nam Bắc.[7][8]

Phạm Đăng Lâm
Phạm Đăng Lâm năm 1963
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 5 tại Vương quốc Liên hiệp Anh
Nhiệm kỳ
1974–1975
Tiền nhiệmVương Văn Bắc
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 1967 – 18 tháng 5 năm 1968
Thủ tướngNguyễn Văn Lộc
Tiền nhiệm
Kế nhiệmTrần Thiện Khiêm
Tổng trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa thứ 8
Nhiệm kỳ
4 tháng 11 năm 1964 – 16 tháng 2 năm 1965
Thủ tướng
Tiền nhiệmPhan Huy Quát
Kế nhiệmTrần Văn Đỗ
Nhiệm kỳ
4 tháng 11 năm 1963 – 30 tháng 1 năm 1964
Thủ tướngNguyễn Ngọc Thơ
Tiền nhiệmTrương Công Cừu
Kế nhiệmPhan Huy Quát
Thông tin cá nhân
Sinh(1918-06-12)12 tháng 6 năm 1918[1][2][3]
Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương[1][2]
Mất2 tháng 6 năm 1975(1975-06-02) (56 tuổi)[4][5][3]
Paris, Pháp[4][5]
Quốc tịch Pháp
 Việt Nam Cộng hòa
Đảng chính trịĐộc lập (từ năm 1963)
Đảng khác Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng (đến năm 1963)
Alma materViện Đại học Đông Dương (MA)

Tiểu sử

sửa

Thân thế và học vấn

sửa

Phạm Đăng Lâm sinh ngày 12 tháng 6 năm 1916 tại Vĩnh Long, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[2] Ông tốt nghiệp Cử nhân Viện Đại học Đông Dương và tốt nghiệp Cao học Luật Đông Dương năm 1955.[9]

Sự nghiệp chính trị

sửa

Năm 1955, ông lên làm Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam.[1][2] Từ năm 1963 đến năm 1964, ông đảm nhận chức Tổng trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ.[1][2]

Sau khi Tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền vào tháng 2 năm 1964 từ sau cuộc chỉnh lý,[10][11] ông lại làm Tổng trưởng Bộ Ngoại giao một lần nữa vào tháng 11 cùng năm, thay thế Tổng trưởng tiền nhiệm Phan Huy Quát.[10][11]

Năm 1965, ông được điều động sang làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Philippines.[1][2]

Trong quá trình đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris, ông giữ chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm nhiệm Tổng Lãnh sự Việt Nam Cộng hòa tại Paris.[1]

Cuối đời

sửa

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Phạm Đặng Lâm lúc này đang là Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Liên hiệp AnhHà Lan, đã nói qua điện thoại với Võ Văn Sung, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp rằng ông sẽ sắp xếp việc bàn giao đại sứ quán của chế độ cũ cho phía chính quyền cộng sản.[12]

Ông qua đời ngày 2 tháng 6 năm 1975 tại Paris sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật.[4]

Vai trò đàm phán

sửa

Sáng ngày 27 tháng 11 năm 1972, ông tới gặp Trưởng đoàn Mỹ về Hiệp định Hòa bình Paris, William J. Porter để thảo luận về việc soạn thảo các văn kiện Hòa bình.[13] Sau cuộc họp, Porter có báo cáo với Henry Kissinger về những suy nghĩ của Phạm Đăng Lâm như sau:

"Ông [Lâm] nhấn mạnh nhu cầu chuẩn bị tâm lý cho Sài Gòn để dự thảo thỏa thuận. Ông ấy nói rằng khi thỏa thuận mà mình vừa trình bày tại Sài Gòn, nó trông y như một 'quả bom nổ chậm' vì Đại sứ Bunker đã thông báo với Tổng thống Thiệu rằng các cuộc họp ngày 8–11 tháng 10 cho thấy những dấu hiệu thể hiện ý định đàm phán nghiêm túc của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sẵn sàng tách quân sự khỏi vấn đề chính trị, nhưng chẳng có gì khác hơn ngoài bản phác thảo sơ sài này. Vì vậy, khi dự thảo hiệp định được trình bày là điều tốt nhất có thể đạt được vào thời điểm đó, giới lãnh đạo Sài Gòn đã không thể hiểu nổi tại sao người Mỹ lại tin như vậy".[13]
"Ông nói rằng vấn đề dư luận công chúng Mỹ và sự ủng hộ của Quốc hội là yếu tố chính mà Sài Gòn chưa nắm bắt được trước đó, và cho biết ông cũng đã nói một số điều rất quan trọng về mối quan hệ Mỹ/Việt Nam Cộng hòa sau khi ký kết hiệp định. Nếu mà Sài Gòn nắm bắt chuyện này sớm hơn, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chuẩn bị tâm lý".[13]

Trong Hiệp định Hòa bình Paris, liên quan đến cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam, ông nhấn mạnh rằng sự cùng tồn tại như vậy phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và nhân dân hai miền Nam Bắc được phép đi theo bất kỳ con đường nào mà họ đã chọn. Ông nói thêm rằng điều này cũng có nghĩa là hai miền Nam Bắc có thể có quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Nếu Hiệp định Hòa bình Paris thực hiện đúng vai trò của nó, ông tuyên bố "Sự đoàn kết của Đông Nam Á khi đó sẽ trở thành hiện thực sống động".[8] Theo ông, để có được hòa bình và đoàn kết ở Đông Nam Á, cần có sự chung tay và nỗ lực của tất cả mọi người trên thế giới nhằm duy trì điều này.[8]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f Who's who in Vietnam 1969. Vietnam Press Agency. 1969. tr. 1-2. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.(tiếng Anh)
  2. ^ a b c d e f Vietnam Press (1974). Who's who in Vietnam (PDF). Saigon. tr. 419. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
  3. ^ a b “Phạm Đăng Lâm (Chính quyền) - Mimir Bách khoa toàn thư”. mimirbook.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b c d “Pham Dang Lam, Saigon aide, dies”. The New York Times. 4 tháng 6 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.(tiếng Anh)
  5. ^ a b “前西貢政府外長范登林病逝巴黎” [Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Sài Gòn Phạm Đăng Lâm qua đời tại Paris]. Hoa kiều nhật báo. 5 tháng 6 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.(phồn thể)
  6. ^ “西貢代表范登林重申決策:北越軍須撤退南北越南分治重開和談西貢河內代表激辯” [Đại diện Sài Gòn Phạm Đăng Lâm nhắc lại quyết định: Quân đội Bắc Việt phải rút lui và mở lại đàm phán hòa bình về sự chia cắt giữa hai miền Nam Bắc. Đại diện Sài Gòn và Hà Nội tranh cãi quyết liệt.]. Hoa kiều nhật báo (bằng tiếng Trung). 5 tháng 1 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ “Lam Leaves Paris Talks for Conference in Saigon”. The New York Times. 4 tháng 1 năm 1970. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ a b c “Pham Dang Lam speaks on co-existence between North and South Vietnam”. British Pathé (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “Who's who in Vietnam”. 27 tháng 9 năm 1972. tr. 231. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ a b 秦郁彦, Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 158.(tiếng Nhật)
  11. ^ a b 秦郁彦, Hata Ikuhiko (tháng 12 năm 2001). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-2000 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–2000]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 196. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.(tiếng Nhật)
  12. ^ “Hai đại diện ngoại giao của chính quyền Sài Gòn”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ a b c “Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume IX, Vietnam, October 1972 – January 1973 – Office of the Historian”. History State (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.