Quách Đức Hải (chữ Hán: 郭德海, ? – 1234), tự Đại Dương, người huyện Trịnh, Hoa Châu [1], tướng lãnh người dân tộc Hán của Đế quốc Mông Cổ.

Quách Đức Hải
郭德海
Tên chữĐại Dương
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Quê quán
châu Hoa
Mất1234
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Quách Bảo Ngọc
Hậu duệ
Quách Khản
Quốc tịchĐế quốc Mông Cổ

Xuất thân sửa

Đức Hải là hậu duệ của Quách Tử Nghi – danh tướng nhà Đường, nguyên quán là huyện Dương Khúc, địa cấp thị Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, và là con trai trưởng của danh tướng Quách Bảo Ngọc. Đức Hải có tư thái, dung mạo kỳ vĩ, cũng thông hiểu thiên văn, binh pháp như cha mình. Cuối đời Kim, được làm Mưu khắc, có công đánh bại tướng TốngBành Nghĩa Bân ở Sơn Đông. Đức Hải biết tin Quách Bảo Ngọc đã hàng Mông Cổ, bèn trốn vào Thái Hành Sơn, rồi ra hàng quân Mông Cổ, được làm Sao mã đạn áp.

Tham gia chinh chiến sửa

Đức Hải theo tiên phong Triết Biệt tây chinh, vượt Khất Tắc Lý Bát Hải [2], đánh Thiết Sơn [3], không tìm thấy dấu hiệu của quân địch, bèn đốt cỏ hao làm hiệu, khói lửa đầy đồng, khiến đối phương xông ra, rồi đón đánh, chém 3 vạn thủ cấp. Quân Mông Cổ vượt qua Tuyết lĩnh [4] cả vạn dặm theo hướng tây bắc, tiến quân đến nước Đáp Lý [5], chiếm được. Năm 1225, quân Mông Cổ về đến Tranh Sơn [6], thủ lĩnh người Thổ Phồn là Ni Luân, thủ lĩnh người Hồi Hột là A Tất Đinh phản kháng, Đức Hải đánh bại và chém chết họ.

Mùa xuân năm 1228 [7], Đức Hải theo nguyên soái Khoát Khoát Xuất đem kỵ binh do thám vào Quan Trung, người Kim đóng cửa quan cố thủ. Đức Hải đưa 500 kiêu kỵ chém cửa xông vào, giết 300 người, đâm thẳng vào trại Phong Lăng Độ, bởi không có hậu viện, nên quay về. Mùa thu năm 1229,[8], Đức Hải phá 83 trại ở Nam Sơn, góp phần bình xong Thiểm Tây. Đức Hải dẫn đường cho đại tướng Khôi Dục Na Bạt Đô [9], mượn đường Hán Trung, đi qua Kinh, Tương [10] mà đông tiến; gặp 10 vạn quân của tướng Kim là Vũ TiênBạch Hà, ông đơn độc tác chiến, khiến Vũ Tiên thua chạy, chém hơn 2 vạn thủ cấp; tiếp tục phá được quân Kim của Di Lạt Niêm CaĐặng Châu. Tháng 11 ÂL mùa đông, quân Mông Cổ đến Quân Châu [11]. Tháng giêng, mùa xuân năm 1232 [12], Đức Hải theo Mông Cổ soái Đà Lôi đánh bại quân Kim ở Tam Phong Sơn [13], đuổi đến Quân Châu, giết chết Kim soái Hợp Đạt [14], tướng quân Hoàn Nhan Tà Liệt [15] chạy thoát về Lạc Dương, Vũ Tiên chạy về Nam Dương. Đức Hải đón đánh các cánh quân Kim cứu viện Biện Kinh, lần lượt đánh tan Tà Liệt, Tiên, Hoàn Nhan Hợp Hỷ [16] từ Biện Kinh đến Trung Mưu giúp Tà Liệt, Tiên, nghe tin cũng sợ chạy [17]. Nhờ công được thăng làm Hữu giám quân. Tháng giêng ÂL năm 1233, phá quân Kim ở Hoàng Long Cương [18]. Năm 1234, lấy 2 châu Thân, Đường. Năm 1235, Hà Nam nổi dậy, Đức Hải đi dẹp, bị pháo kích vào chân, ôm bệnh về nhà rồi mất.

Góp ý chánh trị sửa

Đức Hải từng kiến nghị khảo thí tăng ni, đạo sĩ trong nước, những người thông hiểu kinh văn thì được giữ lại, những người có tay nghề thì giao cho bọn Tiểu thông sự Hợp Trụ quản lý, còn lại đều buộc phải hoàn tục; Đại hãn Oa Khoát Đài giáng chiếu cho bọn đại thần Hốt Đô Hổ thi hành. Đức Hải còn kiến nghị mở trường học, đào tạo nhân tài, tổ chức thi cử, chọn họ làm quan, được Đại hãn nghe theo.

Hậu nhân sửa

Con trai là danh tướng Quách Khản.

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Nay là huyện Hoa, địa cấp thị Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây
  2. ^ Nay là hồ Ulungur, huyện Phú Hải, Altay, Châu tự trị Ili, khu tự trị Tân Cương
  3. ^ Nay là khu vực hồ Alakol, thuộc 2 tỉnh AlmatyĐông Kazakhstan, miền trung đông Kazakhstan
  4. ^ Nay là dãy núi Sayan nằm giữa tây bắc Mông Cổ và miền nam Siberi, Nga
  5. ^ Nay thuộc nước Nga, chưa khảo cứu được
  6. ^ Chưa khảo cứu được
  7. ^ NS, tlđd chép là "năm Mậu tý (1228)", TNS, tlđd chép là "năm thứ 21 (thời Mông Cổ Thái Tổ, 1226)", người viết dựa theo NS nhằm phù hợp với chi tiết thời gian cho hoạt động tiếp theo của quân Mông Cổ
  8. ^ NS, tlđd chép là "năm Kỷ sửu (1229)", tương đồng với TNS, tlđd chép là "năm đầu thời (Mông Cổ) Thái Tông (1229)"
  9. ^ NS, tlđd chép là "Khôi Dục Na Bạt Đô", TNS, tlđd chép là "Quỳ Khúc Niết Bạt Đô"
  10. ^ NS, tlđd chép là "Kinh, Tương", TNS, tlđd chép là "Kim, Phòng"
  11. ^ Nay là huyện cấp thị Vũ Châu, địa cấp thị Hứa Xương, tỉnh Hà Nam
  12. ^ NS, tlđd chép là "năm Tân mão (1231)". TNS, tlđd chép là "năm thứ 4 (thời Mông Cổ Thái Tông (1232)). TTTTG, tlđd chép là "Năm Thiệu Định thứ 5 thời Lý Tông Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế (năm Thiên Hưng đầu tiên nhà Kim, năm thứ 4 thời Mông Cổ Thái Tông). Tháng giêng... Ngày Đinh dậu... Dương Ốc Diễn cướp đường mà tiến, Kim quân bèn đến Tam Phong Sơn, quân sĩ không có gì ăn đã 3 ngày. Mông Cổ binh với Hà Bắc binh hợp, 4 mặt vây họ..." Người viết dựa theo TNS và TTTTG
  13. ^ Nay là tây nam huyện cấp thị Vũ Châu, địa cấp thị Hứa Xương, tỉnh Hà Nam
  14. ^ NS, tlđd chép là "...soái của họ là Hoàn Nhan Cáp Đạt, Di Lạt Bồ Ngột chạy trốn trên phù đồ, Đức Hải mệnh cho đào nền phù đồ, kéo trụ ra mà đốt..." TTTTG, tlđd chép là "Năm Thiệu Định thứ 5 thời Lý Tông Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế (năm Thiên Hưng đầu tiên nhà Kim, năm thứ 4 thời Mông Cổ Thái Tông). Tháng giêng... Cáp Đạt trốn trong hầm, thành phá, Mông Cổ binh phát hiện mà giết đi..."
  15. ^ Có 2 Hoàn Nhan Tà Liệt được sử cũ ghi nhận vào cuối đời Kim (TTTTG chuyển âm là Sắc Liệt). Người thứ nhất là anh họ của danh tướng Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng, mất trước khi Trần Hòa Thượng nhập ngũ (Trần Hòa Thượng cũng tử tiết ở Quân Châu). Người thứ hai chính là nhân vật trong bài viết, TTTTG, tlđd cho biết Tà Liệt là con trai danh tướng Hoàn Nhan Tương (Kim sử gọi là Nội tộc Tương). Kim sử ghi chép về Tà Liệt thứ 2 rất ít, phân biệt gọi là Nội tộc Tà Liệt, dường như chỉ có 1 lần trong Ai Tông kỷ mà thôi, thậm chí Nội tộc Tương truyện cũng không nhắc đến
  16. ^ Kim sử hầu như không nhắc đến Hoàn Nhan Hợp Hỷ, Nguyên sử và Tân Nguyên sử gọi bằng tên Hán là Hợp Hỷ, Tục tư trị thông giám gọi bằng tên Nữ Chân là Khách Tề Khách
  17. ^ NS, tlđd chép là "Hoàn Nhan Tà Liệt đơn kị trốn về hoàn Lạc Dương. Lại phá binh của Kim tướng Hợp Hỉ ở Trung Mưu; Hoàn Nhan Tà Liệt lại soái 10 vạn quân đến cự, giao chiến ở Trịnh, đi trước phá địch, giết đô úy Tả Sùng của họ." TTTTG, tlđd chép: "Năm Thiệu Định thứ 5 thời Lý Tông Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế (năm Thiên Hưng đầu tiên nhà Kim, năm thứ 4 thời Mông Cổ Thái Tông). Tháng 7,... Bọn Hằng Sơn công Vũ Tiên của Kim hội binh cứu Biện. Ban đầu, thua trận Tam Phong, Tiên chạy đi Nam Dương, thu tàn quân, được 10 vạn người, đồn trú Lưu Sơn. Biện Kinh bị vây, Kim chủ chiếu Tiên với Đặng Châu hành tỉnh Hoàn Nhan Sắc Liệt, Củng Xương tổng soái Hoàn Nhan Trọng Đức hợp binh cứu viện. Tiên đến phía đông huyện Mật, gặp Mông Cổ tướng Quách Đức Hải, lập tức án quân ở Mi Sơn Điếm, báo với Sắc Liệt rằng: "Ngăn sông kết doanh, đợi Tiên đến rồi cùng tiến." Sắc Liệt gấp muốn đến Biện, không nghe. Kim chủ lại mệnh Xu mật sứ Đặc gia Khách Tề Khách soái binh tiếp ứng bọn Tiên, Sắc Liệt, đến Kinh Thủy, Đức Hải đón họ, không đánh mà tan; Tiên cũng thua chạy, về Lưu Sơn. Đức Hải là con trai của Bảo Ngọc. Khách Tề Khách đồn trú Trung Mưu, nghe quân của Sắc Liệt tan, ngay trong đêm bỏ truy trọng chạy về."
  18. ^ Nay là tây bắc huyện cấp thị Khai Nguyên, địa cấp thị Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh