R Doradus (hoặc P Doradus, HD 29712) là tên gọi của sao khổng lồ đỏ biến quang Mirachòm sao phương nam Kiếm Ngư (Dorado), mặc dù trực quan nó có vẻ có liên quan gần hơn với chòm sao Võng Cổ (Reticulum). Khoảng cách từ Trái Đất là 178 ± 10 năm ánh sáng (54,6 ± 3,1 parsec).[1] Với đường kính góc 0,057 ± 0,005 giây cung,[11] nó hiện được cho là ngôi sao ngoài hệ Mặt Trời có kích thước biểu kiến lớn nhất khi được nhìn từ Trái Đất.[9] Đường kính ước tính của R Doradus là 515 ± 70 triệu km (3,46 AU) hoặc 370 ± 50[9] lần đường kính của Mặt Trời. Nếu được đặt ở giữa hệ Mặt Trời, quỹ đạo của Sao Hỏa và hầu hết vành đai tiểu hành tinh sẽ chìm nghỉm bên trong ngôi sao này.

R Doradus

Hình ảnh giao thoa hồng ngoại của ngôi sao
Credit: ESO
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Kiếm Ngư
Xích kinh 04h 36m 45,59127s[1]
Xích vĩ −62° 04′ 37,7974″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 4,8–6,6[2]
5.40[3]
Các đặc trưng
Giai đoạn tiến hóaAGB
Kiểu quang phổM8III:e[4]
Cấp sao biểu kiến (J)−2,6[5]
Cấp sao biểu kiến (K)−4,2[5]
Chỉ mục màu U-B+0,86[1]
Chỉ mục màu B-V+1,58[1]
Kiểu biến quangbiến quang Mira[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+26,1[6] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −69,36[1] mas/năm
Dec.: −75,78[1] mas/năm
Thị sai (π)18,31 ± 0,99[1] mas
Khoảng cách178 ± 10 ly
(55 ± 3 pc)
Chi tiết
Khối lượng07-1,0[7]; 1,2[8] M
Bán kính298 ± 21[7]; 370 ± 50[9] R
Độ sáng4.350 ± 520[7]; 6.500 ± 1.400[9] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)-0,6 ± 0,1[7] cgs
Nhiệt độ2.710 ± 70[7]; 2.740 ± 190[9] K
Độ kim loại0,0[7]
Tự quay57,5 năm[10]
Tốc độ tự quay (v sin i)1 ± 0,1[10] km/s
Tuổi6 - 14 tỷ[7] năm
Tên gọi khác
P Dor, R Dor, AAVSO 0435-62, CCDM J04368-6205A CD−62°175, CPC 20.1 1002, CPD−62°372, GCRV 2726, GSC 08880-01071, HD 29712, HIC 21479, HIP 21479, HR 1492, 2MASS J04364544-6204379, PPM 354226, SAO 249066, WDS J04368-6205A
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Độ biến thiên sửa

Cấp sao biểu kiến của R Doradus thay đổi từ 4,8 đến 6,6, nghĩa là thông thường có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường, nhưng trong ánh sáng hồng ngoại nó là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Với băng tần J hồng ngoại gần thì cấp sao của nó là −2,6,[5] chỉ có Betelgeuse ở cấp −2,9 là sáng hơn. Trong băng tần K hồng ngoại, đôi khi nó là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, mặc dù thông thường Betelgeuse vẫn sáng hơn.[12]

Nó được phân loại là sao biến quang nửa đều thuộc loại SRb, chỉ ra nó thuộc loại sao khổng lồ có các biến thiên chậm khó xác định, thường xen kẽ giữa các thay đổi độ sáng định kỳ và không đều.[2] Một số nghiên cứu cho thấy nó xen kẽ giữa các chu kỳ khoảng 175 và 332 ngày, và khoảng thời gian 117,3 ngày cũng đã được xác định.[13] Nó được ví như một sao biến quang Mira khi các biến thiên của nó tương đối đều, mặc dù biên độ của nó là chỉ là 1,5, nhỏ hơn của các sao biến quang Mira.[14]

Đường kính góc sửa

Đường kính góc của R Doradus có thể dễ dàng đo đạc bằng phép đo giao thoa. Đường kính đĩa đồng nhất của nó, nghĩa là đường kính khi được hiểu là một đĩa có độ sáng đồng nhất, khi nhìn ở bước sóng 1,25 μm là 57 ± 5 mili giây cung.[11] Khi được nhìn ở bước sóng 2,3 μm và được diễn giải như là một đĩa tối vùng rìa thì đường kính là 51,18 ± 2,24 mili giây cung.[13]

Đường kính góc của R Doradus lớn hơn đường kính góc của bất kỳ ngôi sao nào đã đo đạc. Đường kính góc của ngôi sao lớn nhất tiếp theo, Betelgeuse, là khoảng 45 mili giây cung.[9]

Độ sáng nhiệt xạ là 6.500 ± 1.400 lần so với mặt trời.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c “GCVS Query=R Dor”. General Catalogue of Variable Stars @ Sternberg Astronomical Institute, Moskva, Russia. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ Nicolet, B. (1978). “Photoelectric photometric Catalogue of homogeneous measurements in the UBV System”. Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 34: 1–49. Bibcode:1978A&AS...34....1N.
  4. ^ Finzi, A.; Wolf, R. A. (1967). “Type I Supernovae”. The Astrophysical Journal. 150: 115. Bibcode:1967ApJ...150..115F. doi:10.1086/149317.
  5. ^ a b c Skrutskie, M. F.; Cutri, R. M.; Stiening, R.; Weinberg, M. D.; Schneider, S.; Carpenter, J. M.; Beichman, C.; Capps, R.; Chester, T.; Elias, J.; Huchra, J.; Liebert, J.; Lonsdale, C.; Monet, D. G.; Price, S.; Seitzer, P.; Jarrett, T.; Kirkpatrick, J. D.; Gizis, J. E.; Howard, E.; Evans, T.; Fowler, J.; Fullmer, L.; Hurt, R.; Light, R.; Kopan, E. L.; Marsh, K. A.; McCallon, H. L.; Tam, R.; Van Dyk, S. (2006). “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”. The Astronomical Journal. 131 (2): 1163. Bibcode:2006AJ....131.1163S. doi:10.1086/498708.
  6. ^ Wilson, Ralph Elmer (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Washington: Carnegie Institution of Washington. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
  7. ^ a b c d e f g Ohnaka, Keiichi; Weigelt, Gerd; Hofmann, Karl-Heinz (2019). “Infrared Interferometric Three-dimensional Diagnosis of the Atmospheric Dynamics of the AGB Star R Dor with VLTI/AMBER”. The Astrophysical Journal. 883 (1): 89. arXiv:1908.06997. Bibcode:2019ApJ...883...89O. doi:10.3847/1538-4357/ab3d2a.
  8. ^ Jacob, A. P.; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2004), “Multiwavelength visibility measurements of Miras: observations of R Dor and R Leo with MAPPIT”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 349 (1): 303–312, Bibcode:2004MNRAS.349..303J, doi:10.1111/j.1365-2966.2004.07503.x
  9. ^ a b c d e f Bedding, T. R.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1997), “The angular diameter of R Doradus: a nearby Mira-like star”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 286 (4): 957–962, arXiv:astro-ph/9701021, Bibcode:1997MNRAS.286..957B, doi:10.1093/mnras/286.4.957
  10. ^ a b Vlemmings, W. H. T.; Khouri, T.; De Beck, E.; Olofsson, H.; García-Segura, G.; Villaver, E.; Baudry, A.; Humphreys, E. M. L.; Maercker, M.; Ramstedt, S. (2018). “Rotation of the asymptotic giant branch star R Doradus”. Astronomy and Astrophysics. 613: L4. arXiv:1804.04709. Bibcode:2018A&A...613L...4V. doi:10.1051/0004-6361/201832929.
  11. ^ a b Richichi, A.; Percheron, I.; Khristoforova, M. (tháng 2 năm 2005), “CHARM2: An updated Catalog of High Angular Resolution Measurements”, Astronomy and Astrophysics, 431 (2): 773–777, Bibcode:2005A&A...431..773R, doi:10.1051/0004-6361:20042039
  12. ^ Wing, Robert F. (1971). “The Spectral Type and Infrared Brightness of R Doradus”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 83 (493): 301. Bibcode:1971PASP...83..301W. doi:10.1086/129124.
  13. ^ a b Tabur, V.; Bedding, T. R.; Kiss, L. L.; Moon, T. T.; Szeidl, B.; Kjeldsen, H. (2009). “Long-term photometry and periods for 261 nearby pulsating M giants”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 400 (4): 1945. arXiv:0908.3228. Bibcode:2009MNRAS.400.1945T. doi:10.1111/j.1365-2966.2009.15588.x.
  14. ^ Bedding, T. R.; Zijlstra, Albert A.; Jones, A.; Foster, G. (1998). “Mode switching in the nearby Mira-like variable R Doradus”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 301 (4): 1073–1082. arXiv:astro-ph/9808322. Bibcode:1998MNRAS.301.1073B. doi:10.1046/j.1365-8711.1998.02069.x.

Liên kết ngoài sửa