Betelgeuse
Betelgeuse, theo định danh Bayer Alpha Orionis (α Orionis, α Ori), là ngôi sao sáng thứ mười hai trên bầu trời đêm và là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Lạp Hộ, sau ngôi sao Rigel (Beta Orionis). Với màu đỏ nổi bật, nó là sao biến quang bán đều đặn (semiregular variable star) với cấp sao biểu kiến thay đổi từ 0,2 đến 1,2, và cũng là biên độ biến đổi lớn nhất trong các sao có cấp sao biểu kiến 1. Ngôi sao này thuộc 1 đỉnh của Tam giác mùa đông và nằm gần tâm của Lục giác Mùa đông. Người Trung Hoa cổ đại gọi Betelgeuse là sao Sâm số 4.
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000.0 Xuân phân J2000.0 | |
---|---|
Chòm sao | Lạp Hộ |
Phát âm | /ˈbiːtəldʒuːz/ or /ˈbɛtəldʒuːz/[1] |
Xích kinh | 05h 55m 10.3053s[2] |
Xích vĩ | +07° 24′ 25.426″[2] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 0,42[2] (0,3 tới 1,2) |
Các đặc trưng | |
Kiểu quang phổ | M2Iab[2] |
Chỉ mục màu U-B | 2,06[3] |
Chỉ mục màu B-V | 1,85[3] |
Kiểu biến quang | SR c (Semi-Regular)[2] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Vận tốc xuyên tâm (Rv) | +21,91[2] km/s |
Chuyển động riêng (μ) | RA: 24,95 ± 0,08[4] mas/năm Dec.: 9,56 ± 0,15[4] mas/năm |
Thị sai (π) | 5,07 ± 1,10[4] mas |
Khoảng cách | 643 ± 146 [4] ly (197 ± 45 [4] pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | −6,05[5] |
Chi tiết | |
Khối lượng | ~18–19[6] M☉ |
Bán kính | ~1.180[7] R☉ |
Độ sáng | ~140.000[8] L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | -0,5[9] cgs |
Nhiệt độ | 3,500[9][10] K |
Độ kim loại | 0,05 Fe/H[11] |
Tự quay | 5 km/s[10] |
Tuổi | ~1,0×107 [6] năm |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
Tọa độ: 05h 55m 10.3053s, +07° 24′ 25.426″
Thuộc về kiểu sao khổng lồ đỏ, Betelgeuse là một trong những sao lớn nhất và sáng nhất được các nhà thiên văn học biết đến. Nếu chúng ta đặt nó tại tâm của hệ Mặt Trời, bề mặt của nó sẽ mở rộng đến tận vành đai tiểu hành tinh và có thể đến tận quỹ đạo của Sao Mộc và xa hơn; ngôi sao này sẽ chứa toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Tuy nhiên, việc ước lượng khoảng cách từ Trái Đất đến ngôi sao ở thế kỷ trước trong khoảng từ 180 đến 1.300 năm ánh sáng, dẫn đến kết quả tính toán về đường kính, độ sáng và khối lượng là rất khó chính xác. Hiện tại, người ta cho rằng khoảng cách đến Betelgeuse vào khoảng 640 năm ánh sáng, và giá trị trung bình của cấp sao tuyệt đối là −6,05.
Năm 1920, Alpha Ori là ngôi sao đầu tiên (sau Mặt Trời) được thực hiện đo đạc đường kính góc. Từ đó tới nay, nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các kính thiên văn để đo ngôi sao khổng lồ này, mỗi phương pháp ứng với các tham số khác nhau, và thường cho các giá trị khác nhau. Những ước lượng hiện nay về đường kính của nó vào khoảng 0,043 tới 0,056 giây cung, cho thấy kích thước của Betelgeuse đang thay đổi một cách tuần hoàn. Do hiệu ứng đường viền tối lại (limb darkening), đặc tính của sao biến quang và đường kính góc đã làm thay đổi bước sóng thu được, ngôi sao vẫn còn là một bí ẩn khó hiểu. Vấn đề còn phức tạp hơn khi Betelgeuse có một lớp vỏ (envelope) bất đối xứng bao quanh do sự mất mát khối lượng liên quan đến khối khí khổng lồ bị đẩy ra ngoài không gian từ bề mặt sao. Thậm chí có chứng cứ cho những ngôi sao đồng hành quay bên trong lớp vỏ này, đóng góp vào tính dẹt của sao.
Các nhà thiên văn học tin rằng Betelgeuse chỉ mới 10 triệu năm tuổi, nhưng nó đã tiến hóa rất nhanh do khối lượng khổng lồ của nó. Hiện tại ngôi sao đang ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao, Betelgeuse có thể sẽ nổ tung thành siêu tân tinh loại II trong vài triệu năm tới.
Xem thêmSửa đổi
Ghi chúSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ Simpson, J.; Weiner, E. biên tập (1989). “Betelgeuse”. Oxford English Dictionary (ấn bản 2). Oxford: Clarendon Press. tr. 130. ISBN 0-19-861186-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ a b c d e f “SIMBAD query result: BETELGEUSE – Semi-regular pulsating Star”. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2007.
- ^ a b Nicolet, B. (1978). “Catalogue of homogeneous data in the UBV photoelectric photometric system” (PDF). Astronomy and Astrophysics. 34: 1–49. Bibcode:1978A&AS...34....1N. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.
- ^ a b c d e Harper, Graham M.; Brown, Alexander; Guinan, Edward F. (2008). “A New VLA-Hipparcos Distance to Betelgeuse and its Implications” (PDF). The Astronomical Journal. 135 (4): 1430–40. Bibcode:2008AJ....135.1430H. doi:10.1088/0004-6256/135/4/1430. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Chú ý: Cấp sao tuyệt đối có thể thay đổi nhiều phụ thuộc vào điều kiện các phép đo thị sai. Giá trị cấp sao tuyệt đối từ dữ liệu SIMBAD dựa theo giá trị trung bình của cấp sao biểu kiến của Betelgeuse là 0,42 và khoảng cách hiện nay là 197 parsec. Khi cấp sao biểu kiến thay đổi từ 0,2 – 1,2, thì cấp sao tuyệt đối sẽ thay đổi từ – 6.27 tới −5.27
- ^ a b Kaler, James B. (Jim). “Betelgeuse (Alpha Orionis)”. Stars website. University of Illinois. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2009.
- ^ Xem Chú thích #2 cho các tính toán
- ^ Độ sáng bằng 140.000 lần Mặt Trời là một số gán dựa trên nhiều tính toán khác nhau. Hai biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả tính toán độ sáng là khoảng cách (Xem Thị sai bí ẩn) và phân giải góc (Xem Dị thường góc). Các phép tính xem Chú thích #4.
- ^ a b Lobel, Alex; Dupree, Andrea K. (17 tháng 12 năm 2022). “Modeling the Variable Chromosphere of α Orionis” (PDF). The Astrophysical Journal. 545 (1): 454–74. Bibcode:2000ApJ...545..454L. doi:10.1086/317784. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b Kervella, P.; Verhoelst, T.; Ridgway, S. T.; Perrin, G.; và đồng nghiệp (2009). “The close circumstellar environment of Betelgeuse. Adaptive optics spectro-imaging in the near-IR with VLT/NACO”. Astronomy and Astrophysics. 504 (1): 115–25. Bibcode:2009A&A...504..115K. doi:10.1051/0004-6361/200912521. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010. “Và đồng nghiệp” được ghi trong:
|author=
(trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) - ^ Ramírez, Solange V.; Sellgren, K.; Carr, John S.; Balachandran, Suchitra C.; và đồng nghiệp (17 tháng 7 năm 2022). “Stellar Iron Abundances at the Galactic Center” (PDF). The Astrophysical Journal. 537 (1): 205–20. Bibcode:2000ApJ...537..205R. doi:10.1086/309022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010. “Và đồng nghiệp” được ghi trong:
|author=
(trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Betelgeuse. |
(tiếng Anh)
- Alpha Orionis (Betelgeuse) AAVSO Variable Star of the Month article, December 2000.
- Surface imaging of Betelgeuse with COAST and the WHT Interferometric images taken at different wavelengths.
- Hinode Views the Sun's Surface NASA image from the Hinode Solar Optical Telescope showing photospheric granulation.
- Near, Mid and Far Infrared Lưu trữ 2006-12-30 tại Wayback Machine Infrared Processing and Analysis Center (IPAC) webpage showing pictures at various wavelengths.
- APOD Pictures:
- Orion: Head to Toe The molecular clouds which gave birth to Betelgeuse.
- Mars and Orion Over Monument Valley Stunning skyscape showing the relative brightness of Betelgeuse and Rigel.
- Frosted Leaf Orion Orion, the hunter, in its mythological pursuit of the Pleiades over Japan.
- The Spotty Surface of Betelgeuse A reconstructed image showing two hotspots, possibly convection cells.
- Simulated Supergiant Star Freytag's "Star in a Box" illustrating the nature of Betelgeuse's "monster granules".
- Why Stars Twinkle Image of Betelgeuse showing the effect of atmospheric twinkling in a microscope.
- Canaries Sky The glowing nebulas surrounding Betelgeuse.
- Red supergiant movie Numerical simulation of a red supergiant star like Betelgeuse.
- Supernova animations Various supernova animations from Goddard Space Flight Center.