Sông Dnepr

(Đổi hướng từ Sông Dniepr)

Sông Dnepr (tiếng Nga: Днепр, chuyển tự Dnepr; tiếng Ukraina: Дніпро, chuyển tự Dnipro phát âm [dʲnʲiˈprɔ] ; tiếng Belarus: Дняпро, chuyển tự Dniapro) là một sông lớn xuyên biên giới tại châu Âu. Sông khởi nguồn tại vùng đồi Valdai gần Smolensk, Nga, sau đó chảy qua BelarusUkraina rồi đổ ra biển Đen. Đây là sông dài nhất tại Ukraina và Belarus và là sông dài thứ tư tại châu Âu, sau các sông Volga, DanubeUral.[1] Sông Dnepr dài khoảng 2.200 km (1.400 mi),[2] và diện tích lưu vực là 504.000 kilômét vuông (195.000 dặm vuông Anh).

Dnepr
tiếng Nga: Днепр (Dnepr)
tiếng Belarus: Дняпро (Dnyapro)
tiếng Ukraina: Дніпро (Dnipro)
Sông
Sông Dnepr tại Kyiv, Ukraina
Các quốc gia Nga, Belarus, Ukraina
Các phụ lưu
 - tả ngạn Sozh, Desna, Trubizh, Supiy, Sula, Psel, Vorskla, Samara, Konka, Bilozerka
 - hữu ngạn Drut, Berezina, Prypiat, Teteriv, Irpin, Stuhna, Ros, Tiasmyn, Bazavluk, Inhulets
City Dorogobuzh, Smolensk, Mogilev, Kyiv, Cherkasy, Dnipro
Nguồn
 - Vị trí Vùng đồi Valdai, Nga
 - Cao độ 220 m (722 ft)
 - Tọa độ 55°52′0″B 33°41′0″Đ / 55,86667°B 33,68333°Đ / 55.86667; 33.68333
Cửa sông Cửa sông Dnieper–Bug
 - cao độ 0 m (0 ft)
 - tọa độ 46°30′0″B 32°20′0″Đ / 46,5°B 32,33333°Đ / 46.50000; 32.33333
Chiều dài 2.145 km (1.333 mi)
Lưu vực 504.000 km2 (194.595 dặm vuông Anh)
Lưu lượng tại Kherson
 - trung bình 1.670 m3/s (58.975 cu ft/s)
Lưu vực sông Dnepr
Settlements next to the Dnieper
Towns/villages

blank spaces indicate as place above (")
Bocharovo
Verkhnedneprovsky
Dorogobuzh
Smolensk
Biên giới Nga-Belarus
Dubroŭna
Vorša
Kopys
Škłoŭ
Mahiloŭ
Bychaŭ
Rahačoŭ
Žłobin
Strešyn
Rečyca
Łojeŭ
Kamaryn
Biên giới Belarus-Ukraina
Radul
Liubech
Vyshhorod
nhà máy thủy điện Kyiv
Kiev
Kozyn
Ukrainka
Rzhyshchiv
Pereiaslav
Kaniv
nhà máy thủy điện Kaniv
Cherkasy
Svitlovodsk
Kremenchuk
nhà máy thủy điện Kremenchuk
Horishni Plavni
Verkhnodniprovsk
Kamjanske
nhà máy thủy điện Dnepr Trung
Dnipro
Zaporizhia
nhà máy thủy điện Dnieper
Vasylivka
Dniprorudne
Enerhodar
Nikopol
Kamianka-Dniprovska
Novovorontsovka
Velyka Lepetyha
Hornostayivka
Beryslav
Kakhovka
nhà máy thủy điện Kakhovka
Nova Kakhovka
Dnipriany
Oleshky
Kherson
Bilozerka
Hola Prystan
Ochakiv
Kết thúc cửa sông Dnieperbiển Đen

Trong thời cổ đại, sông Dnepr nằm trong tuyến mậu dịch con đường hổ phách. Vào cuối thế kỷ 17, khu vực này là nơi tranh giành giữa Liên bang Ba Lan và LietuvaNga, chia Ukraina thành các khu vực được mô tả là hữu ngạn và tả ngạn. Đến thời Liên Xô, sông được chú ý đến nhờ các đập thủy điện và hồ chứa cỡ lớn. Thảm họa Chernobyl 1986 xảy ra gần sông Pripyat, ngay phía trên điểm hợp lưu của sông này với Dnepr. Dnepr là một tuyến giao thông quan trọng đối với kinh tế Ukraina, và nó được nối với các tuyến đường thủy khác tại châu Âu qua kênh đào Dnepr–Bug.

Tên gọi

sửa
 
Diễn tả của con người về sông Dnepr (với tên Borysthenes) trên một đồng xu Hy Lạp cổ đại tại di chỉ Pontic Olbia, thế kỷ 4–3 TCN
 
Ảnh trước năm 1918, với chính tả cũ của sông Dnepr (Днѣпръ)

Tên sông khác biệt một chút trong các ngôn ngữ Slav của ba quốc gia mà sông chảy qua:

Các tên gọi này có chung gốc, bắt nguồn từ tiếng Đông Slav cổ Дънѣпръ (Dŭněprŭ). Nguồn gốc của tên này có tranh chấp nhưng nhìn chung được cho là bắt nguồn từ tiếng Sarmatia *Dānu Apara ("sông xa") song song với Dniester ("sông gần") hoặc từ tiếng Scythia *Dānu Apr ("sông sâu") liên quan đến việc nó thiếu các chỗ cạn,[6][7] từ đó cũng bắt nguồn cho tên hậu kỳ Cổ đại của sông là Danapris (Δαναπρις).[8]

Trong tiếng Anh, chữ cái đầu D trong Dnieper thường là câm, nhưng cũng có thể được nói: /(d)ˈnpər/ (D)NEE-pər. Các giọng không r thường cũng bỏ âm cuối /r/.[9][10] Tên gọi bắt nguồn từ chuyển tự tiếng Pháp của tên sông trong tiếng Nga. Việc phát âm tên Dnipro thường nhấn trọng âm vào âm thứ hai: /(d)nˈpr/ (d)nee-PRO.[11] Ít phổ biến hơn, nó còn được nhấn trọng âm vào âm thứ nhất, âm thứ hai biến thành một âm schwa: /ˈ(d)nprə/ (D)NEE-prə.[12]

Tên gọi tiếng Scythia khác của Dnipro là *Varustāna, nghĩa là "có không gian rộng," là nguồn gốc của:[13]

  • Tên tiếng Hy Lạp-La Mã của sông, Borysthenes (Βορυσθενης Borusthenēs; Latin: Borysthenes). Tên này có liên kết với tên tiếng Hy Lạp-La Mã của sông Volga, Oarus (tiếng Hy Lạp cổ đại: Οαρος Oaros; Latin: Oarus), bắt nguồn từ tiếng Scythia *Varu, nghĩa là "rộng."
    • Tên Borysthenes bắt nguồn cho tên Latin thi ca của sông, Boristhenius[14]
  • Tên tiếng Hun của sông, Var, bắt nguồn từ tiếng Scythia *Varu, "rộng."

Trong giai đoạn Đại Bulgaria Cổ, sông được gọi là Buri-Chai, và thời Rus Kiev nó được gọi là Славу́тич (Slavútytch), tên này vẫn được sử dụng trong thi ca tiếng Ukrraina do ảnh hưởng của sử thi Đông Slav Cổ Truyện kể cuộc viễn chinh Igor và sự thích nghi hiện đại của nó trong văn chương Ukraina. Tên này cũng được lấy để đặt cho thành phố Slavutych, được hình thành sau thảm họa Chernobyl 1986 để làm nơi ở cho công nhân bị di dời.[15]Bản mẫu:Pageneeded Người Kipchak gọi sông là Uzeu, còn người Tatar Krym gọi sông là Özü, và người Thổ Nhĩ Kỳ hiện gọi sông là Özü hoặc Özi.[16]

Địa lý

sửa

Tổng chiều dài của sông được ghi nhận khác nhau là 2.145 kilômét (1.333 mi)[2] hoặc 2.201 km (1.368 mi),[17], trong đó 485 km (301 mi) chảy qua Nga, 700 km (430 mi) chảy qua Belarus,[2] và 1.095 km (680 mi) chảy qua Ukraina. Diện tích lưu vực sông là 504.000 kilômét vuông (195.000 dặm vuông Anh), trong đó 289.000 km2 (112.000 dặm vuông Anh) thuộc Ukraina,[18] 118.360 km2 (45.700 dặm vuông Anh) thuộc Belarus.[2]

Nguồn sông Dnepr là các bãi lầy cói (Akseninsky Mokh) của vùng đồi Valdai thuộc miền trung Nga, trên độ cao 220 m (720 ft).[18] Một đoạn sông dài 115 km (71 mi) đóng vai trò là biên giới giữa Belarus và Ukraina. Vũng cửa sông từng được phòng vệ bơi một pháo đài hùng mạnh tại Ochakiv.[cần dẫn nguồn]

Điểm cực nam của Belarus là trên sông Dnepr ở phía nam của Kamaryn thuộc huyện Brahin.[19]

Dnepr có nhiều phụ lưu (lên đến 32.000) với 89 sông dài trên 100 km.[20] Các phụ lưu chính là:

 
Lưu vực Dnepr thể hiện các dân tộc vào thế kỷ 9

Dnepr có nhiều phụ lưu trực tiếp nhỏ, như tại vùng Kyiv có Syrets (hữu ngạn) ở phía bắc của thành phố, còn Lybid (hữu ngạn) có ý nghĩa lịch sử chảy phía tây trung tâm, và Borshahivka (hữu ngạn) ở phía nam.

Tài nguyên nước của lưu vực sông Dnepr chiếm khoảng 80% của toàn bộ Ukraina.[20]

 
Ghềnh trên sông Dnepr vào năm 1915
 
Tractus Borysthenis hay Dnepr (từ thành phố Bovzin đến đảo Chortyca) năm 1662

Các ghềnh Dnepr là bộ phận của tuyến mậu dịch giữa người Varangia và người Hy Lạp, được đề cập lần đầu trong Biên niên sử Kyiv.[cần giải thích] Tuyến đường có lẽ hình thành vào cuối thế kỷ 8 và đầu thế kỷ 9, trở nên quan trọng từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11. Trên sông Dnepr, người Varangia phải chuyển tải tàu của họ qua bảy ghềnh, đồng thời phải đề phòng dân du mục Pecheneg. Sau khi nhà máy thủy điện Dnepr được xây dựng vào năm 1932, các ghềnh này ngập trong hồ chứa Dnepr.

Một số kênh đào nối đến sông Dnepr:

  • Kênh đào Dnepr–Donbas;
  • Kênh đào Dnepr–Kryvyi Rih;
  • Kênh đào Kakhovka (đông nam của tỉnh Kherson);
  • Hệ thống tưới tiêu Krasnoznamianka tại tây nam của tỉnh Kherson;
  • Kênh đào Bắc Krym—đáp ứng một phần lớn nhu cầu nước của bán đảo;
  • Hệ thống tưới tiêu Inhulets.

Sông Dnepr nằm trong phạm vi bản địa của loài trai quagga.[21] Loài trai này vô tình được du nhập khắp thế giới, trở thành loài xâm lấn.[21]

Sinh thái

sửa

Ngày nay sông Dnepr chịu ảnh hưởng từ con người và chứa nhiều chất thải ô nhiễm.[22] Sông Dnepr gần bãi chứa phóng xạ nhà máy hóa chất Prydniprovsky (gần Kamianske) và có thể bị ảnh hưởng nếu có rò rỉ phóng xạ. Sông cũng nằm gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (vùng loại trừ Chernobyl), nhà máy nằm ngay cửa sông Pripyat.

Giao thông

sửa

Tàu thuyền có thể đi lại trên 2.000 km (1.200 mi) sông (đến thành phố Dorogobuzh).[20] Dnieper quan trọng đối với giao thông trong nền kinh tế Ukraina[cần dẫn nguồn]: Các hồ chứa trên sông có các cửa âu thuyền lớn, cho phép tàu lớn đến cỡ 270 nhân 18 mét (886 ft × 59 ft) tiếp cận xa đến Kyiv, và do đó sông là một hành lang giao thông quan trọng.[cần dẫn nguồn] Các tàu vận chuyển hành khách cũng hoạt động trên sông. Các du thuyền nội địa trên các sông Danube và Dnieper có thị trường tăng trưởng trong các thập niên gần đây.[cần dẫn nguồn]

Ngược dòng từ Kyiv, Dnieper nhận nước của sông Pripyat, sông này nối với kênh đào Dnepr-Bug, nối với sông Bug. Trong quá khứ, có khả năng liên kết với các tuyến đường thủy Tây Âu, nhưng một đập tràn mà không có cửa âu thuyền gần thị trấn Brest, Belarus đã làm gián đoạn tuyến đường thủy quốc tế này. Quan hệ xấu giữa Tây Âu và Belarus đồng nghĩa với việc ít có khả năng mở lại tuyến đường này trong tương lai gần.[23] Việc đi lại cũng bị gián đoạn mỗi năm vì sông đóng băng hoặc bão cực đoan mùa đông.

Thành phố và thị xã ven bờ

sửa

Từ đầu nguồn tới cửa sông:

Arheimar, thủ phủ của người Goth, nằm trên bờ sông Dnepr, theo như truyện dân gian Hervarar.

Điện năng

sửa
 
 
Kyiv HES
 
Kaniv HES
 
Kremenchuk HES
 
Middle Dnieper HES
 
Dnieper HES
 
Kahkovka HES
Đập nước và nhà máy thủy điện trên sông Dnepr. (Ukraina)

Kể từ của sông Pripyat đến nhà máy thủy điện Kakhovka, có sáu tổ hợp đập nước và nhà máy thủy điện, sản xuất 10% điện năng của Ukraine.[20]

Công trình đầu tiên được xây dựng là nhà máy thủy điện Dnepr (hoặc DniproHES) gần Zaporizhzhia, được xây dựng từ năm 1927 đến năm 1932 với công suất 558 MW.[cần dẫn nguồn][24] Nhà máy bị phá hủy trong Thế chiến II, nhưng được xây dựng lại vào năm 1948 với công suất 750 MW.[cần dẫn nguồn]

Vị trí Đập Diện tích hồ chứa Nhà máy thủy điện Thời điểm xây dựng
Kyiv hồ chứa nước Kyiv 922 km2 hay 356 dặm vuông Anh nhà máy thủy điện Kyiv 1960–1964
Kaniv hồ chứa nước Kaniv 675 km2 hay 261 dặm vuông Anh nhà máy thủy điện Kaniv 1963–1975
Kremenchuk hồ chứa nước Kremenchuk 2.250 km2 hay 870 dặm vuông Anh nhà máy thủy điện Kremenchuk 1954–1960
Kamianske hồ chứa nước Kamianske 567 km2 hay 219 dặm vuông Anh nhà máy thủy đuện Dnepr Trung 1956–1964
Zaporizhzhia hồ chứa nước Dnepr 420 km2 hay 160 dặm vuông Anh nhà máy thủy điện Dnieper 1927–1932; 1948
Kakhovka hồ chứa nước Kakhovka 2.155 km2 hay 832 dặm vuông Anh nhà máy thủy điện Kakhovka 1950–1956

[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Dnieper River”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b c d “Main Geographic Characteristics of the Republic of Belarus. Main characteristics of the largest rivers of Belarus”. Land of Ancestors. Data of the Ministry of Natural Resources and Environmental Protection of the Republic of Belarus. 2011. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ Блакітная кніга Беларусі: Энцыклапедыя. — Мінск: Беларуская Энцыклапедыя, 1994. — С. 144. — 415 с. — 10 000 экз.
  4. ^ Турбин, Сергей Иванович (1879). “Днѣпр и приднѣпровье: Описаніе губерній, смоленкой, Минской. Черниговской, Киевской, Полтавской, Екатеринославской, Херсонской, Таврической и Курской”.
  5. ^ “Тлумачення / значення слова "ДНІПЕР" | Словник української мови. Словник Грінченка”. hrinchenko.com.
  6. ^ Mallory, J. P.; Mair, Victor H. (2000). The Tarim Mummies: Ancient China and the Mystery of the Earliest Peoples from the West. London: Thames and Hudson. tr. 106. ISBN 0-500-05101-1.
  7. ^ Абаев В. И. Осетинский язык и фольклор (Ossetian language and folklore). Moscow: Publishing house of Soviet Academy of Sciences, 1949. p. 236
  8. ^ Smith, Philip (1854). “BORY´STHENES”. Trong Smith, William (biên tập). Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology. London: John Murray.
  9. ^ “Dnieper”. Lexico UK English Dictionary. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Dnieper”. Merriam-Webster Dictionary. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ “Dnipro”. Lexico Dictionaries | English (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ “Dnipro”. Collins English Dictionary (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Harmatta, János (1999). “Herodotus, Historian of the Cimmerians and the Scythians”. Trong Reverdin, Olivier; Nenci, Giuseppe (biên tập). Hérodote et les Peuples Non Grecs [Herodotus and the Non-Greek Peoples] (bằng tiếng Pháp). Vandœuvres, Switzerland: Fondation Hardt pour l'étude de l'Antiquité classique. tr. 115–130. ISBN 978-3-774-92415-4.
  14. ^ Lewis, Charlton; Short, Charles (1879). “Bŏrysthĕnes, is”. A Latin Dictionary. Founded on Andrews' edition of Freund's Latin dictionary. revised, enlarged, and in great part rewritten by. Charlton T. Lewis, Ph.D. and. Charles Short, LL.D. Oxford: Clarendon Press.
  15. ^ Яцик, А. В.; Яковлєв, Є. О.; Осадчук, В. О. (2002). А. В. Яцика (biên tập). До питання щодо спуску Київського водосховища (Do pytanni︠a︡ shchodo spusku kyïvsʹkoho vodoskhovyshcha) (bằng tiếng Ukraina). Kiev: Оріяни (Oriany). tr. 6–12. ISBN 966-7373-78-9.
  16. ^ “ÖZÜ”. Truy cập 13 tháng 9 năm 2024. Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  17. ^ Zastavnyi, F. D. (2000). Physical Geography of Ukraine. Rivers of Ukraine. Dnieper. Forum. Kyiv.
  18. ^ a b Kubiyovych, Volodymyr; Ivan Teslia. “Dnieper River”. Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2007.
  19. ^ “Main Geographic Characteristics of the Republic of Belarus. Coordinates of the extreme points of the state frontier”. Land of Ancestors. The Scientific and Production State Republican Unitary Enterprise "National Cadastre Agency" of the State Property Committee of the Republic of Belarus. 2011. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013.
  20. ^ a b c d Splendid Dnieper. There is no straighter river. Ukrinform. 4 July 2015
  21. ^ a b Benson, AJ. “Dreissena rostriformis bugensis Andrusov, 1897”. Nonindigenous Aquatic Species. United States Geological Survey. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.
  22. ^ Snytko, V.; Shirokova, V.; Ozerova, N.; Romanova, O.; Sobisevich, A. (2017). “Hydrological situation of the Upper Dnieper”. GeoConference SGEM. 17 (31): 379–384.
  23. ^ “PC-Navigo – Dé routeplanner voor de binnenwateren”. PC Navigo. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2005.
  24. ^ Edward A. Hewett, Victor H. Winston (1991). Milestones in Glasnost and Perestroyka: Politics and people. Brookings Institution. tr. 19. ISBN 9780815736240. The importance of Chernobyl' for Soviet industry is best illustrated by comparing it to the key energy project of Stalin's industrialization, the famous Dnieper hydroelectric station, completed in 1932. The largest European hydroelectric station of its time, it had a capacity of 560 MW.

Liên kết ngoài

sửa
  • Sông Dnepr tại Bách khoa từ điển của Ukraina