Sinh tử
Sinh tử (tên cũ: Cơn mưa đầu mùa) là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao do NSND Nguyễn Khải Hưng và NSƯT Nguyễn Mai Hiền làm đạo diễn. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Phim phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2019 và kết thúc vào ngày 9 tháng 3 năm 2020 trên kênh VTV1.[1][2][3]
Sinh tử | |
---|---|
![]() | |
Tên khác | Cơn mưa đầu mùa |
Thể loại | Chính luận Hình sự Trinh thám Xã hội |
Định dạng | Phim truyền hình |
Dựa trên | tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Phạm Ngọc Tiến |
Kịch bản | Phạm Ngọc Tiến |
Đạo diễn | NSND Nguyễn Khải Hưng (tập 1-40) NSƯT Nguyễn Mai Hiền (tập 41-80) |
Diễn viên | NSND Hoàng Dũng NSND Trọng Trinh Việt Anh Mạnh Trường Chí Nhân Thúy Hà Doãn Quốc Đam Thanh Hương Quỳnh Nga |
Quốc gia | ![]() |
Ngôn ngữ | tiếng Việt |
Số tập | 80 |
Sản xuất | |
Giám chế | Đỗ Thanh Hải |
Địa điểm | ![]() ![]() ![]() |
Thời lượng | 30-35 phút (không bao gồm quảng cáo) |
Đơn vị sản xuất | Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam |
Trình chiếu | |
Kênh trình chiếu | VTV1 |
Phát sóng | 4 tháng 11 năm 2019 - 9 tháng 3 năm 2020 |
Thông tin khác | |
Chương trình trước | Những nhân viên gương mẫu |
Chương trình sau | Đừng bắt em phải quên |
Nội dung Sửa đổi
Sinh tử khắc họa cuộc chiến chống tham nhũng của Bí thư Tỉnh ủy Văn Thành Nhân (NSND Trọng Trinh) cùng những người cộng sự của ông, trong đó nổi bật lên vai trò của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh. Thông qua đó, nêu lên khát khao làm trong sạch bộ máy địa phương, tính thượng tôn pháp luật và sự ấm áp của tình người.[4][5]
Diễn viên Sửa đổi
Diễn viên chính Sửa đổi
- NSND Hoàng Dũng trong vai Chủ tịch tỉnh Trần Nghĩa[6]
- NSND Trọng Trinh trong vai Bí thư Tỉnh ủy Văn Thành Nhân[6]
- Thúy Hà trong vai Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Thị Bích Hiền[7]
- Việt Anh trong vai Mai Hồng Vũ[8]
- Mạnh Trường trong vai Kiểm sát viên Bùi Tiến Huy[9]
- Chí Nhân trong vai Giám đốc Sở Trần Thanh Bạt[10]
- Doãn Quốc Đam trong vai Thượng tá Đào Duy Thông[11]
- Thanh Hương trong vai Phóng viên Hoàng Ngân[12]
- Phan Thắng trong vai Trung tá Lê Anh Thái
- Bá Anh trong vai Phạm Văn Khôi
- Trọng Hùng trong vai Lê Hoàng
- Vĩnh Xương trong vai Lê Ngọc Khải
- Quỳnh Nga trong vai Quỳnh Trinh[13]
Diễn viên phụ Sửa đổi
- Bình Xuyên trong vai Ông Bá
- NSƯT Dương Đức Quang trong vai Ông Văn
- NSƯT Đỗ Kỷ trong vai Tổng biên tập Vũ Ngọc Phạm
- Văn Hát trong vai Viết
- Danh Thái trong vai Tỵ
- Duy Hưng trong vai Đại uý Nguyễn Đức Cường
- Huyền Sâm trong vai Thu Hằng
- NSND Việt Thắng trong vai Đỗ Ngọc Hải
- NSƯT Đặng Tất Bình trong vai Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trương Dĩ
- NSƯT Đình Chiến trong vai Bùi Chí Thành
- Ngọc Trung trong vai Chu Văn Khiêm
- Minh Tiệp trong vai Lê Vịnh
- NSƯT Phú Kiên trong vai Ông Cường
- Tuấn Cường trong vai Minh
- NSƯT Tạ Minh Thảo trong vai Thiệp
- Thanh Tùng trong vai Chỉnh
- Đỗ Thanh Tùng trong vai Toàn
- NSND Trần Nhượng trong vai Ông Yên
- Lưu Duy Khánh trong vai Thượng uý Nguyễn Duy Thông
Cùng một số diễn viên khác...
Sản xuất Sửa đổi
Sinh tử do NSND Nguyễn Khải Hưng[14][15] chịu trách nhiệm đạo diễn từ 40 tập đầu tiên, còn 40 tập cuối do NSƯT Nguyễn Mai Hiền[16] chịu trách nhiệm đạo diễn. Kịch bản phim được chắp bút bởi Phạm Ngọc Tiến,[17] dựa theo tiểu thuyết cùng tên của ông, với tổng số tập là 80. Đây là bộ phim đầu tiên có sự phối hợp của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.[18] Theo chia sẻ của biên kịch Phạm Ngọc Tiến, kịch bản của phim được "ấp ủ" suốt 10 năm.[17] Cá nhân ông suốt 8 năm không viết một kịch bản phim nào. Cho đến năm 2018 mới trở lại viết kịch bản cho "Sinh tử".[17] Sau khi hoàn thành 34 tập phim, ông tiếp tục chỉnh sửa, xây dựng thêm tuyến nhân vật là các cán bộ Viện Kiểm sát.[17] Trước đó, kịch bản cũ chỉ có tuyến nhân vật lãnh đạo tỉnh và doanh nhân.[17]
“ | 34 tập là 320.000 chữ, 1.200 trang được tôi viết trong 3 tháng. Cùng với các cộng sự của mình là đạo diễn - NSND Khải Hưng, đạo diễn - NSƯT Mai Hiền, NSƯT Đỗ Thanh Hải và các cán bộ ở Viện Kiểm sát, tôi tự hào về 'đứa con tinh thần' lần này, hy vọng sẽ có một “Sinh tử” nghiêng về phần sinh nhiều hơn phần tử.[17] | ” |
— Biên kịch Phạm Ngọc Tiến |
Nói thêm về quá trình khó khăn về việc viết kịch bản phim, ông cho rằng:
“ | Ngày xưa làm biên tập tôi cũng cắt của nhiều người. Người ta hay viện ra để đổ tại cho “vùng cấm”, không viết được là do anh không có tài chứ chả ai cấm anh viết gì. Còn nếu muốn in, anh tự biết phải cắt gọt lại. Mục đích ban đầu của anh là để bài được in, phim được sản xuất, thế thì anh phải tự biên tập tròn vo rồi còn gì? Nhưng vẫn phải ngang ngạnh, làm là phải đấu tranh. [17] | ” |
— Biên kịch Phạm Ngọc Tiến |
NSND Trọng Trinh phải mất tới 72 lần quay để hoàn thành một cuộc hội thoại trong một phân cảnh của phim.[6] NSND Hoàng Dũng và NSND Trọng Trinh cho biết có những đoạn thoại với nhau quay 30-35 đúp và đề nghị cho qua nhưng NSND Nguyễn Khải Hưng không đồng ý.[6] Thúy Hà cho biết, cô và NSND Trọng Trinh phải học thoại từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng.[6]
Đón nhận Sửa đổi
Trong những tập đầu tiên, phim được nhiều khán giả đón nhận tích cực.[19] Trên fanpage của phim, khán giả phản hồi tích cực, các trích đoạn phim đạt khoảng từ 3 đến 8 triệu lượt xem.[19] Tuy nhiên, phim cũng bị khán giả nhặt nhiều "sạn".[19][20] Nhiều khán giả bày tỏ thời lượng tập phim quá ngắn, không đủ giải quyết các nút thắt, khiến mạch phim rời rạc. NSND Nguyễn Khải Hưng đồng ý với nhận xét này bởi mọi xung đột lớn, nhỏ không thể giải quyết trong một tập. Cái kết của bộ phim được cho là "quá nhanh chóng" và "tẻ nhạt".[1][21]
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, sau khi bộ phim kết thúc, Viên trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã ký quyết định tặng Bằng khen cho 31 cá nhân là các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất, nghệ sĩ, diễn viên thuộc đoàn làm phim.[22] Ngày 25 tháng 3 năm 2021, bộ phim được nhắc đến trong báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.[23][24]
Giải thưởng Sửa đổi
Năm | Giải thưởng | Hạng mục | (Người) đề cử | Kết quả | Tham khảo |
---|---|---|---|---|---|
2020 | Ấn tượng VTV | Phim truyền hình ấn tượng | — | Đề cử | [25] |
Nam diễn viên ấn tượng | Mạnh Trường | Đề cử | |||
Việt Anh | Đề cử | ||||
Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thứ 40 | Nam diễn viên chính xuất sắc | Đoạt giải | [26][27] | ||
Phim truyền hình | — | Giải Vàng |
Xem thêm Sửa đổi
Tham khảo Sửa đổi
- ^ a b Hiểu Nhân (10 tháng 3 năm 2020). “Khán giả không hài lòng với kết phim 'Sinh tử'”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
- ^ Minh Khuê (10 tháng 3 năm 2020). “Khán giả chê tập cuối phim Sinh tử”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
- ^ Xuân Phưong (5 tháng 11 năm 2019). “NSND Khải Hưng hỏng một mắt sau khi làm xong phim "Sinh tử"”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
- ^ Ngọc Hà (1 tháng 3 năm 2020). “Phim Sinh tử: Gai góc, hấp dẫn và những điều tiếc nuối”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ “Phim Việt mới "Sinh tử" - Cuộc chiến chống tham nhũng và sự tha hóa quyền lực đầy kịch tính”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c d e Nguyên Khánh (26 tháng 10 năm 2019). “NSND Trọng Trinh, Hoàng Dũng phải lại quay 60-70 lần trong bom tấn 'Sinh tử'”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Mộc Lan (6 tháng 4 năm 2020). “Vẻ ngoài nữ tính, nền nã của Phó Bí thư Bích Hiền phim 'Sinh tử'”. Báo điện tử VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Thạch Anh (16 tháng 2 năm 2021). “Diễn viên Việt Anh kể chuyện đóng cảnh tình cảm với Quỳnh Nga trong 'Sinh tử'”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ P.N (24 tháng 12 năm 2019). “Bị chê khi vào vai kiểm sát viên trong "Sinh tử", Mạnh Trường nói gì?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Linh Chi (30 tháng 11 năm 2019). “Sinh Tử: Chí Nhân tiết lộ mối quan hệ thật với "bố" Hoàng Dũng”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Linh Chi (11 tháng 11 năm 2019). “Sinh tử: Doãn Quốc Đam và chuyện "dở khóc dở cười" khi đóng công an”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Nguyên Khánh (18 tháng 2 năm 2020). “Thanh Hương: Vai nhà báo trong 'Sinh tử' từng bị ném đá”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Mỹ Anh (7 tháng 3 năm 2020). “Quỳnh Nga kể hậu trường "Sinh tử" bị Việt Anh bóp cổ, tát và hôn”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hiểu Nhân (10 tháng 3 năm 2020). “Đạo diễn lý giải kết phim 'Sinh tử'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Hiểu Nhân (16 tháng 2 năm 2021). “Đạo diễn phim 'Sinh tử': Nếu không phải Hoàng Dũng, ai có thể làm được?”. Báo điện tử VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Bảo Hân (1 tháng 3 năm 2020). “Đạo diễn Mai Hiền nói gì về kết thúc phim 'Sinh tử'?”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c d e f g Thủy Vũ (2 tháng 11 năm 2019). “"Cha đẻ" của "Sinh tử" – Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến chia sẻ trước ngày phim phát sóng”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Khang Nhi - Công Thọ (23 tháng 5 năm 2021). “Bộ phim "Sinh tử" được nhắc tới trong báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao”. Báo Kinh tế và Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c Hiểu Nhân (14 tháng 11 năm 2019). “Phim 'Sinh tử' hút khán giả ở đề tài tham nhũng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Như Sương (21 tháng 11 năm 2019). “Nhặt "sạn" phim truyền hình hot nhất trên VTV1 – "Sinh tử"”. Báo Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Bảo Phưong (10 tháng 3 năm 2020). “"Sinh tử" kết thúc: Khán giả hụt hẫng, ước không phải xem tập cuối”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Trịnh Quyết (21 tháng 6 năm 2020). “Trao Bằng khen của Viện trưởng VKSND tối cao cho 31 cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng, phát sóng bộ phim truyền hình "Sinh tử"”. Kiểm sát. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
- ^ Khang Nhi-Công Thọ (25 tháng 3 năm 2021). “Bộ phim "Sinh tử" được nhắc tới trong báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao”. Kinh tế và Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ An Nguyên (25 tháng 3 năm 2021). “Phim "Sinh tử" vào Báo cáo nhiệm kỳ của Viện trưởng Lê Minh Trí”. Báo Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.
- ^ Linh Anh (25 tháng 8 năm 2020). “VTV Awards 2020: Top 5 lộ diện, cuộc đua bắt đầu lại và gay gắt hơn!”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
- ^ Yến Anh (16 tháng 12 năm 2020). “Diễn viên Việt Anh cùng "Sinh tử" đại thắng tại Liên hoan truyền hình toàn quốc”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập 28 tháng 12 năm 2021.
- ^ “Infographic: Công bố 38 giải Vàng tại LHTHTQ lần thứ 40”. lhthtq.vtv.vn. 16 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
Liên kết ngoài Sửa đổi
- Sinh tử trên VTV Giải trí
VTV1: Phim truyền hình 21h thứ Hai đến thứ Sáu (4/11/2019 - 9/3/2020) |
||
---|---|---|
Chương trình trước | Sinh tử (4/11/2019 - 9/3/2020) |
Chương trình kế tiếp |
Những nhân viên gương mẫu (13/8/2019 - 1/11/2019) |
Đừng bắt em phải quên (10/3/2020 - 20/3/2020) |