Sugiyama Koichi

Nhà soạn nhạc, dàn dựng, nhạc trưởng người Nhật Bản (1931-)


Sugiyama Koichi (すぎやま こういち sinh ngày 11 tháng 4 năm 1931, mất ngày 30 tháng 9 năm 2021?)[1] là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và chỉ huy dàn nhạc người Nhật. Ông nổi tiếng với việc soạn nhạc cho loạt Dragon Quest, cùng với một số trò chơi điện tử, anime, phim và chương trình truyền hình khác. Âm nhạc cổ điển của ông được coi là nguồn cảm hứng chính của các nhà soạn nhạc trò chơi điện tử ở Nhật Bản.[2]

Sugiyama Koichi
Thông tin nghệ sĩ
Tên bản ngữすぎやま こういち
Tên khai sinh椙山 浩一
Sinh11 tháng 4, 1931 (93 tuổi)
Tokyo, Nhật Bản
Mất30 tháng 9 năm 2021
Thể loại
Nghề nghiệp
  • Nhạc sĩ
  • Nhạc trưởng
  • Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng
Năm hoạt động1958–2021
Hãng đĩaSUGI Label
Hợp tác vớiMatsuo Hayato
WebsiteSugimania

Sugiyama cũng là thành viên hội đồng của Hiệp hội Quyền tác giả, Nhà soạn nhạc và Nhà xuất bản Nhật Bản (JASRAC), thành viên hội đồng quản trị của Viện các nguyên tắc cơ bản quốc gia Nhật Bản, và là chủ tịch danh dự của Hiệp hội Backgammon Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản vinh danh ông là Người có công với văn hóa vào năm 2020. Sugiyama cũng tham gia vào các hoạt động ngoài âm nhạc, chẳng hạn như phủ nhận tội ác chiến tranh của Nhật Bản và cổ vũ Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.

Sự nghiệp sửa

Đầu đời sửa

Sugiyama sinh ra ở ở Tokyo, Nhật Bản (nay là Taito). Bà của ông thích hát thánh ca và cha mẹ ông cũng rất thích âm nhạc, vì vậy ông đã làm quen với âm nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra bản thân ông cũng đam mê những trò chơi.[3]

Khi còn học tiểu học, do tính chất công việc của cha, ông phải chuyển nhà nhiều lần. Ở trường trung học, ông bắt đầu nhận ra niềm đam mê của ông và sáng tác nhiều bản nhạc ngắn.[4] Sau chiến tranh, ông trở về Tokyo, cha của ông mang những đồ vật đã bị cháy trong nhà đến một cửa hàng băng đĩa trước ga Ogikubo để đổi lấy ba bản thu âm là Bản giao hưởng Số 6 (Pastoral), Số 7 của Beethoven, và "Kreutzer Sonata",[5] từ đó ông bắt đầu tự học âm nhạc cổ điển.[3]

Sau khi nhập học tại trường trung học Seikei với tư cách là học sinh năm nhất của một trường trung học mới, ông quyết tâm theo đuổi âm nhạc và thành lập Câu lạc bộ Âm nhạc. Trong ba năm đó, ông tự tổ chức và đứng ra chỉ huy một dàn nhạc vốn bị giải tán do chiến tranh.[5]

Ở Đài truyền hình sửa

Ông theo học tại Đại học Tokyo và tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1958. Sau đó, ông tham gia vào mảng báo cáo và giải trí của Nippon Cultural Broadcasting.[4] Cùng năm đó, ông tham gia Fuji TV với tư cách là đạo diễn.[4]

Kể từ thập niên 1960, ông hoạt động như một nhà soạn nhạc song song với công việc đạo diễn, nhưng ông bắt đầu sáng tác các bài hát cho các nhạc sĩ, và khi những bài hát đó trở thành hit, ông dần trờ thành một nhà soạn nhạc hơn là một nhân viên nhận lương bình thường. Jasrac và Fuji TV bắt đầu tranh cãi với nhau về vấn đề trả phí bản quyền.[4]

Tháng 4 năm 1965, ông rời Fuji Television để trở thành một nhạc sĩ tự do, từ bỏ công việc chỉ đạo, tập trung vào việc sáng tác nhạc và chỉ huy dàn nhạc năm 1968.[4]

Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, Sugiyama sáng tác cho một số vở nhạc kịch, quảng cáo, nghệ sĩ nhạc pop, phim hoạt hình và chương trình truyền hình, chẳng hạn như Science Ninja Team Gatchaman: The Movie, The Sea Prince and the Fire Child, và Cyborg 009. Ông cũng đã hỗ trợ Manabe Riichiro trong phần sáng tác cho Godzilla vs. Hedorah, soạn đĩa đơn thu âm của nhạc phim và chỉ huy một số bản nhạc.

Dragon Quest và những trò chơi điện tử khác sửa

Đầu thập niên 1980, Sugiyama lần đầu tiên tiếp xúc với Enix là thông qua một bức thư, ông viết để bày tỏ sự ngưỡng mộ mà ông dành cho một trò chơi shogi trên PC. Nhân viên của Enix cảm thấy bị sốc khi nhận được một tấm bưu thiếp viết tay từ một người nổi tiếng tầm cỡ như Sugiyama, họ đã rất ấn tượng về kiến ​​thức sâu rộng và độ am hiểu của ông về trò chơi điện tử, nên đã quyết định yêu cầu Sugiyama sáng tác nhạc cho game của họ.[6] Sugiyama bắt đầu sáng tác cho PC-8801 và làm việc với công ty Enix vào thời điểm đó. Dự án đầu tiên của ông với công ty là trò chơi World Golf (1985).

Năm 1986, lần đầu tiên ông bắt đầu sáng tác cho một dự án lớn như Dragon Quest.[7] Nhạc nền trò chơi điện tử mang phong cách cổ điển của ông được coi là cuộc cách mạng cho âm nhạc trong trò chơi điện tử trên console.[8] Sugiyama là một trong những nhà soạn nhạc trò chơi điện tử đầu tiên thu âm cùng với một dàn nhạc sống. Năm 1986, ông phát hành CD Dragon Quest I Symphonic Suite, thông qua Dàn nhạc Giao hưởng London để diễn giải các giai điệu của Sugiyama. Tám giai điệu nhạc nền (Mở đầu, Lâu đài, Thị trấn, Cánh đồng, Dungeon, Trận chiến, Trận chiến cuối cùng và Kết thúc) đặt ra khuôn mẫu cho hầu hết các bản nhạc nền trò chơi điện tử nhập vai phát hành sau này, hàng trăm giai điệu trong số đó đều được sắp xếp theo cách tương tự.[9]

Năm 1987, ông sáng tác nhạc cho Dragon Quest II. Âm nhạc từ hai game Dragon Quest đầu tiên là một trong những buổi hòa nhạc đầu tiên dành cho trò chơi điện tử, gọi là "Family Classic Concert". Ngày 20 tháng 8 năm 1987 Sugiyama soạn nhạc và trực tiếp chỉ huy dàn nhạc Tokyo String Music Combination Playing Group biểu diễn tại Suntory Hall ở Tokyo. Họ đã trình diễn "Dragon Quest I Symphonic Suite" và "Dragon Quest II Symphonic Suite".[10] Sugiyama đã tổ chức mười tám buổi hòa tấu như vậy trên khắp Nhật Bản.[11]

Từ năm 1987 đến năm 1990, Sugiyama tiếp tục sáng tác cho nhiều tựa game khác của Enix.

Năm 1991, ông giới thiệu một loạt các buổi hòa nhạc trò chơi điện tử. Tổng cộng là 5 buổi, gọi là Orchestral Game Concerts do Tokyo City Philharmonic Orchestra và Tokyo Symphony Orchestra trình diễn.[12] Buổi biểu diễn có hơn mười tám nhà soạn nhạc trò chơi điện tử khác như Kondo Koji, Kanno Yoko, Uematsu Nobuo, Suzuki Keiichi. Các buổi hòa nhạc này tổ chức từ năm 1991 đến năm 1996; trong thời gian này, Sugiyama đã sáng tác cho các trò chơi điện tử khác và sắp xếp để trình diễn một số bản nhạc nền trò chơi điện tử trong các buổi Orchestral Game Concerts.

Tháng 9 năm 1995, Sugiyama sáng tác vở Ballet Dragon Quest. Trình diễn lần đầu tiên vào năm 1996, và trở lại vào các năm 1997, 1999, 2001 và 2002.[4] Trong những năm đó, ông còn phát hành một số Dragon Quest Symphonic Suites.

Cuối năm 2004, ông hoàn thành và phát hành nhạc nền của game Dragon Quest VIII.

Năm 2005, cùng với dàn nhạc Tokyo Metropolitan Symphony Orchestra, Sugiyama đã tổ chức một loạt các buổi hòa nhạc Dragon Quest VIII cũng như các sáng tác kinh điển trước đây của ông tại Nhật Bản.[13] Tháng 8 năm 2005, ông trình diễn trực tiếp nhạc nền trong game Dragon Quest tại Symphonic Game Music Concert ở Châu Âu, đây cũng là lần đầu tiên âm nhạc của ông được biểu diễn trong một buổi hòa nhạc giao hưởng trực tiếp bên ngoài Nhật Bản.[14] Sugiyama cũng soạn nhạc nền cho game Dragon Quest X và các game sau này, trong đó có Dragon Quest XI.

Những sở thích không liên quan đến công việc của Sugiyama gồm có chụp ảnh, du lịch, lắp ráp mô hình tàu biển,[15] sưu tầm máy ảnh cũ và đọc sách. Ông đã mở hẳn một khu vực dành riêng cho máy ảnh cổ trên trang web của ông.[16]

Ngày 23 tháng 6 năm 2004 ông mở hãng thu âm riêng gọi là "SUGI Label".[17] Sugiyama cũng hoàn thành các dự án khác, chẳng hạn như đoạn fanfares[a] cho việc mở và đóng cổng Đường đua Tokyo và Đường đua Nakayama.

Ngày 29 tháng 7 năm 2017 Sugiyama được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà soạn nhạc trò chơi điện tử lớn tuổi nhất, với hơn 500 bài hát cho loạt Dragon Quest, bắt đầu từ trò chơi gốc vào năm 1986.[18]

Năm 2020, chính phủ Nhật Bản vinh danh ông là Nhân vật có công với văn hóa.[19]

Phong cách âm nhạc sửa

Xuyên suốt các tác phẩm của Sugiyama, các tiết tấu được lặp lại để duy trì sự nhất quán và chất lượng cổ điển. Điều này đặc biệt đúng với series Dragon Quest. Mỗi trò chơi bao gồm một bài nhạc chủ đề vui vẻ có tính chất đồng nhất và đều có tựa là "Overture". Ngoài ra, Dragon Quest III-XI còn có một giai điệu đơn giản, thông dụng, phát ra ở màn hình lựa chọn phần lưu game có tên là "Intermezzo." Phong cách sáng tác của Sugiyama được so sánh với thời kỳ cuối Baroque và đầu thời kỳ Cổ điển.

Hoạt động chính trị và đức tin sửa

Sugiyama thuộc nhóm những người phủ nhận Thảm sát Nam Kinh, ông cho rằng các thông tin đưa ra liên quan đến điều đó đều "bản chất là có chọn lọc". Ông là một trong những người ký tên trên "The Facts", một quảng cáo toàn trang do The Washington Post xuất bản ngày 14 tháng 6 năm 2007. Quảng cáo này do một số chính trị gia và học giả Nhật Bản viết nhằm đáp lại sự thông qua Nghị quyết 121 của Hạ viện Hoa Kỳ, yêu cầu Chính phủ Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi chính thức về việc liên quan đến hành động dùng "phụ nữ mua vui", vốn là những phụ nữ bị lính Nhật ép làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[20][21][22]

Năm 2012, Sugiyama đã viết một bài xã luận mà ông cho rằng Nhật Bản đang ở trong tình trạng "nội chiến giữa người Nhật và người chống Nhật". Để minh chứng, ông tranh cãi rằng các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã miêu tả các hành động yêu nước theo hướng tiêu cực, chẳng hạn như trình diễn Quốc ca Nhật Bản hoặc kéo cao quốc kỳ Nhật Bản. Ngoài ra, ông cho rằng yêu cầu phải dỡ bỏ tất cả các cơ sở năng lượng hạt nhân ngay lập tức của phong trào chống đối năng lượng hạt nhân Nhật Bản, vốn phát triển mạnh sau thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, mà không đưa ra bất kỳ giải pháp thay thế nào, điều này đã làm hỏng khả năng tự vệ của đất nước.[23]

Năm 2015, Sugiyama xuất hiện trên chương trình truyền hình Hi Izuru Kuni Yori của Kênh văn hóa Hoa Anh Đào Nhật Bản, ông chứng minh là có cùng quan điểm với chính trị gia Nhật Bản Sugita Mio, người tuyên bố không cần thiết phải giáo dục về LGBT trong trường học Nhật Bản, và gạt bỏ những lo ngại về tỷ lệ tự tử tăng cao trong cộng đồng. Sugiyama cũng nói thêm về những chủ đề quan trọng cần phải thảo luận như việc thiếu trẻ em sinh ra từ các cặp đôi LGBT, cũng như việc phụ nữ Nhật Bản đang được trao nhiều quyền lợi hơn so với Hàn Quốc.[24][25] Sau đó, ông rút lại tuyên bố bằng bài phát biểu rằng các cặp đôi LGBT đã tồn tại trong suốt lịch sử loài người và ông ủng hộ việc chính phủ nên thỉnh thoảng giúp đỡ họ.[26]

Ông cũng là thành viên hội đồng quản trị của Viện quy tắc cơ bản quốc gia Nhật Bản.[27]

Đời tư sửa

Sugiyama Koichi qua đời ngày 30 tháng 9 năm 2021 do sốc nhiễm trùng, thọ 90 tuổi.[28] Công việc cuối cùng của ông là soạn nhạc cho tựa game sắp ra mắt Dragon Quest XII: The Flames of Fate.[29]

Công việc sửa

Trò chơi điện tử sửa

Năm Tựa game Tham khảo
1985 World Golf [30]
1986 Wingman 2 [7]
Dragon Quest [7]
1987 Dragon Quest II [31]
Jesus [32]
Gandhara: Buddha no Seisen [32]
Animal Land Satsujin Jiken [33]
World Golf II [33]
Wingman Special: Saraba Yume Senshi [33]
1988 Dragon Quest III [31]
1989 Angelus: The Gospel on Evil [32]
Star Command: Kurayami no Shinryakusha [32]
1990 Dragon Quest IV [34]
46 Okunen Monogatari: The Shinka Ron [35]
World Golf III [33]
1991 Akagawa Jirou no Yuurei Ressha [32]
Jesus 2 [32]
Tetris 2 & BomBliss [32]
1992 Dragon Quest V [31]
Hanjyuku Hero: Aah Sekai yo Hanjuku Nare [32]
E.V.O.: Search for Eden [32]
1993 Monopoly [32]
Torneko no Daibōken: Fushigi no Dungeon [32]
1995 Mystery Dungeon: Shiren the Wanderer [32]
Dragon Quest VI [31]
1998 Dragon Quest Monsters [33]
1999 Torneko: The Last Hope [32]
2000 Dragon Quest VII [36]
Shiren the Wanderer 2 [32]
2001 Dragon Quest Monsters 2 [33]
Dragon Quest Characters: Torneko no Daibouken 2 Advance [33]
2002 Dragon Quest Characters: Torneko no Daibouken 3 [33]
2003 Slime Mori Mori Dragon Quest [33]
Dragon Quest Monsters: Caravan Heart [33]
2004 Dragon Quest VIII [37]
2005 Dragon Quest Heroes: Rocket Slime [33]
2006 Dragon Quest Monsters: Joker [33]
2009 Dragon Quest Wars [38]
Dragon Quest IX [39]
2010 Dragon Quest Monsters: Joker 2
2011 Slime Mori Mori Dragon Quest 3
2012 Dragon Quest Monsters: Terry's Wonderland 3D
Dragon Quest X [40]
2014 Dragon Quest Monsters 2: Iru and Luca's Marvelous Mysterious Key
2015 Dragon Quest Heroes: The World Tree's Woe and the Blight Below [41]
2016 Dragon Quest Builders [42]
Dragon Quest Monsters: Joker 3 [43]
Dragon Quest Heroes II [44]
2017 Dragon Quest XI [45]
2018 Dragon Quest Builders 2 [46]
2020 Dragon Quest Tact [47]

Phim và truyền hình sửa

Năm Tựa Tham khảo
1967 Skyers 5[b] [32]
1971 Return of Ultraman[b] [32]
1976 Machine Hayabusa[b] [32]
1978 Science Ninja Team Gatchaman: The Movie [32]
1979 Cyborg 009 [32]
Jigoku no Mushi [48]
1980 Space Runaway Ideon [32]
Cyborg 009: Legend of the Super Galaxy [49]
1981 The Sea Prince and the Fire Child [32]
1983 The Yearling [32]
1989 Godzilla vs. Biollante [32]
1991 Dragon Quest: The Adventure of Dai [32]
1992 Dragon Quest: Dai no Daibōken Tachiagare!! Aban no Shito
Dragon Quest: Dai no Daibōken Buchiya bure!! Shinsei Rokudai Shoguo
2019 Dragon Quest: Your Story [50]

Chú thích sửa

  1. ^ Một điệu nhạc ngắn thường được chơi bằng kèn, kèn Pháp hoặc các nhạc cụ đồng thau khác.
  2. ^ a b c Chỉ phần nhạc nền mở đầu

Tham khảo sửa

  1. ^ “Dragon Quest Composer Koichi Sugiyama Has Died”. Kotaku (bằng tiếng Anh). Truy cập 7 tháng Mười năm 2021.
  2. ^ Eric Steffens (tháng 2 năm 1999). “Nobuo Uematsu interview”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b “Koichi Sugiyama Interview vol.5”. JASRAC (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b c d e f “Koichi Sugiyama's Official Profile” (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ a b "Dragon Quest 30th Anniversary Sugiyama Koichi Works - Brave Sugiyan LV85-" Square Enix, ngày 23 tháng 7 năm 2016, trang 12-14 ISBN 978-4757550469
  6. ^ Palola, Taneli. “Greatest Video Game Composers: Koichi Sugiyama - Article”. ngày 1 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c Gifford, Kevin (ngày 24 tháng 2 năm 2010). “Dragon Quest Composer Reflects on 24 Years of Games: Kouichi Sugiyama on Japan's most recognized game music”. 1up. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Gifford, Kevin. “The Essential 50 Part 20 – Dragon Warrior”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ 18 tháng Mười năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Patrick Gann. “The "Eight Melodies" Template: How Sugiyama Shaped RPG Soundtracks”. RPGFan. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  10. ^ “Koichi Sugiyama's Official Concert index”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ “Koichi Sugiyama's Official Family Classic Concerts Listing”. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ “Unofficial Koichi Sugiyama Biography”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ “Koichi Sugiyama's Official Concert announcement page”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ “Symphonic Game Music Concert Official website”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ Nich Maragos (ngày 20 tháng 7 năm 2005). “Gaming's Rhapsody: First Movement”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ “Koichi Sugiyama's Official camera page”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ “Koichi Sugiyama's Official SUGI Label page”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ “Oldest videogame music composer”. Guinness World Records (bằng tiếng Anh). Truy cập 7 tháng Mười năm 2021.
  19. ^ “文化功労者の作曲家・すぎやまこういち氏「無冠の帝王を返上できる」” (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  20. ^ Nutt, Christian (ngày 21 tháng 8 năm 2009). “Opinion: The Complex Question”. Gamasutra. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ “ワシントン・ポスト紙に「慰安婦意見広告」― その経緯と波紋 / SAFETY JAPAN [花岡 信昭氏] / 日経BP社”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ “Signatories to the June 14th Washington Post "The Facts" Advertisement – Politicians, Professors, and Journalists” (PDF). ngày 25 tháng 7 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ Nakamura, Toshi. “This Aged Right-Wing Japanese Composer Is Betting On The Internet Generation”. Kotaku. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ Loveridge, Lynzee; Sherman, Jennifer. “Square Enix Responds to Dragon Quest Composer's 2015 Anti-LGBTQ Statements”. AnimeNewsNetwork. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  25. ^ Hart, Aimee. “Anti-LGBT Dragon Quest Composer Spurs Square Enix Response”. Game Revolution. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ Sugiyama, Koichi. “Koichi Sugiyama's official stance on LGBT”. Sugimania.com (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.
  27. ^ “Board Members of Japan Institute for National Fundamentals”. en.jinf.jp. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ “Dragon Quest Composer Koichi Sugiyama Dies At 90”. TheGamer (bằng tiếng Anh). 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập 7 tháng Mười năm 2021.
  29. ^ “Dragon Quest series composer Koichi Sugiyama dies at age 90”. Gematsu (bằng tiếng Anh). 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập 7 tháng Mười năm 2021.
  30. ^ MCV Staff (ngày 1 tháng 1 năm 2016). “Dragon Quest songwriter named as world's oldest games composer”. MCV Develop. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ a b c d Damien Thomas (2007). “Dragon Quest Game Music Super Collection Vol. 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2007.
  32. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Greening, Chris (ngày 15 tháng 10 năm 2014). “Koichi Sugiyama Profile”. Video Game Music Online. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ a b c d e f g h i j k l “Koichi Sugiyama:: Game Projects”. Square Enix Music Online. ngày 1 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  34. ^ Lucy Rzeminski, Lucy (ngày 1 tháng 1 năm 2007). “Dragon Quest IV soundtrack”. RPGfan. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2007.
  35. ^ “Symphonic Synth Suite 46okunen Monogatari -THE Shinkaron-”. Video Game Music Database. ngày 29 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  36. ^ Gann, Patrick. “Dragon Quest VII ~Warriors of Eden~ on Piano”. RPGFan. Bản gốc lưu trữ 13 tháng Năm năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2009.
  37. ^ Wilson, Mike (2005). “Dragon Quest VIII OST”. RPGfan.com. Bản gốc lưu trữ 14 tháng Năm năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  38. ^ McFerran, Damien (ngày 18 tháng 5 năm 2009). “Square Enix Confirms Dragon Quest Wars For DSiWare”. NintendoLife. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2009.
  39. ^ Nunneley, Stephany (ngày 22 tháng 7 năm 2009). “Dragon Quest IX music composer gets angry when games are pirated”. VG247. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  40. ^ すぎやま氏「『DQX』の曲はかなりできあがりました」――恒例のコンサート前取材でコメント (bằng tiếng Nhật). Famitsu. ngày 7 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2016.
  41. ^ Seto, Dan (ngày 25 tháng 2 năm 2015). “Dragon Quest Heroes Coming to PS4 in 2015”. PlayStation Blog. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ Roberts, David; Loveridge, Sam (ngày 7 tháng 2 năm 2018). “Dragon Quest Builders Review: "The Minecraft/Zelda Hybrid You Still Didn't Know You Needed". Gamesradar. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ Masem, Matt (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “Dragon Quest Monsters: Joker 3 Import Review”. RPGamer. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ Romano, Sal (ngày 1 tháng 4 năm 2015). “Dragon Quest Heroes II announced for PS4, PS3, and PS Vita”. Gematsu. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ Alexandra, Heather (ngày 30 tháng 8 năm 2019). “I Keep Quitting Dragon Quest XI Thanks To Its Atrocious Music”. Kotaku. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  46. ^ Hamilton, Andi (ngày 11 tháng 7 năm 2019). “Review: Dragon Quest Builders 2 Is a Perfect Sequel”. Video Games Chronicle. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2020.
  47. ^ Romano, Sal. “Tactical RPG Dragon Quest Tact announced for iOS, Android”. Gematsu. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  48. ^ “すぎやまこういち*, 東京八重奏団* – 組曲「地獄の蟲」= Suite Jigoku No Mushi”. Discogs. ngày 1 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  49. ^ “すぎやまこういち* – サイボーグ009 超銀河伝説”. Discogs. ngày 1 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  50. ^ Antonio Pineda, Rafael. “Dragon Quest: Your Story CG Anime Film Reveals 5 Character Roles”. Anime News Network. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài sửa