Suramin là tên một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh ngủ Châu Phibệnh mù sông.[1][2] Đây là phương pháp điều trị theo yêu cầu cho bệnh ngủ mà không có can thiệp đến hệ thần kinh trung ương.[3] Thuốc được đưa vào cơ thể theo đường tiêm vào tĩnh mạch.[4]

Suramin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiAntrypol, 309 F, 309 Fourneau, Bayer 205, Moranyl, Naganin, Naganine
Dược đồ sử dụngchỉ theo đường tiêm
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • US: not FDA approved
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.005.145
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC51H40N6O23S6
Khối lượng phân tử1.297,26 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Suramin gây ra một lượng kha khá các tác dụng phụ.[4] Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, ngứa da và suy nhược.[2] Đau lòng bàn tay và lòng bàn chân, khó khăn về thị giác, sốt và đau bụng cũng có thể xảy ra.[2] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm huyết áp thấp, giảm mức độ ý thức, các vấn đề về thận và giảm lượng tế bào máu.[4] Mức độ an toàn là không rõ ràng nếu sử dụng trong giai đoạn khi cho con bú.[2]

Suramin được sử dụng trong y tế ít nhất là từ đầu năm 1916.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tại Hoa Kỳ, chúng có thể được mua lại từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC).[3] Chi phí cho một quá trình điều trị với thuốc là khoảng 27 USD.[7] Ở các khu vực hay bị nhiễm bệnh trên thế giới, chúng thường được phân phát miễn phí bởi Tổ chức Y tế Thế giới.[8]

Chú thích sửa

  1. ^ “WHO Model List of Essential Medicines. 18th list (April 2013)” (PDF). World Health Organization. tháng 10 năm 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ a b c d “Micromedex Detailed Drug Information for the Consumer: Suramin (Injection route)”. PubMed Health. ngày 1 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b “Our Formulary Infectious Diseases Laboratories CDC”. www.cdc.gov. ngày 22 tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ a b c Zuckerman, Dr Jane N. (2002). Principles and Practice of Travel Medicine (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 113. ISBN 9780471490791. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ Mehlhorn, Heinz (2008). Encyclopedia of Parasitology: A-M (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 475. ISBN 9783540489948. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Dumas, Michel; Bouteille, Bernard; Buguet, Alain (2013). Progress in Human African Trypanosomiasis, Sleeping Sickness (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 256. ISBN 9782817808574. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  8. ^ “Trypanosomiasis, human African (sleeping sickness)”. World Health Organization. tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.