Tần nương thất

Vở cải lương của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng

"Tần nương thất" được biết đến với tên khác "Nỗi buồn con gái" là vở cải lương tâm lý xã hội nổi tiếng của bộ đôi soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng. Ra mắt vào thập niên 1960 vở được NSND Bạch Tuyết thể hiện thành công và đoạt giải Thanh Tâm năm 1965.

Tần nương thất
Tên khácNỗi buồn con gái
Thể loạiCải lương
Định dạngTâm lý xã hội
Kịch bảnHà Triều - Hoa Phượng
Diễn viênBạch Tuyết
Thanh Sang
Phương Quang
Diệp Lang
Đức Minh
Kim Ngọc
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Ngôn ngữTiếng Việt

Nội dung sửa

Nội dung kể về hoàn cảnh ngang trái của cô vũ nữ tên Tần, sống trong căn biệt thự mang tên Tần nương thất do người chồng quá cố để lại. Từ đây cô cặp với gã tình nhân làm nghề y tên Sơn nhưng cô không tìm thấy tình yêu ở người này.[1]

Trần Lộ là em chồng của Tần, y có tình cảm với chị dâu và luôn tìm mọi cách để chiếm được tình cảm của Tần. Cô có tình cảm với Đảnh là con nuôi của người chồng quá cố, trải qua nhiều ngăn cấm cuối cùng hai người sống hạnh phúc với nhau. [2]

Chuyển thể sửa

Tần nương thất
Thể loạiTâm lý xã hội
Định dạngPhim truyền hình
Dựa trênVở cải lương Tần nương thất của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng
Kịch bảnVũ Thị Thanh Hương
Đạo diễnChu Thiện
Diễn viênDiễm Châu
Trương Minh Quốc Thái
Nhật Cường
Mai Huỳnh
Lyna Trang
Bảo Khương
Phương Bình
Lồng tiếngNhóm Phước Trang
Nhạc dạoVươn tới bình yên
Nhạc kếtHạt mưa bên đời
Soạn nhạcNhạc sĩ Phạm Hữu Tâm
Quốc gia  Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số tập30 tập
Sản xuất
Nhà sản xuấtM&T Pictures Vietnam
Biên tậpNguyễn Thị Bích Hoàn
Trần Thị Kiều Nga
Địa điểmThành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Kỹ thuật quay phimNguyễn Chánh Minh Luân
Trần Quốc Huy
Thời lượng45 phút/tập
Trình chiếu
Kênh trình chiếu tại Việt NamSCTV14
Phát sóng12 tháng 8 năm 2015

Năm 2015, vở được biên kịch Thanh Hương và đạo diễn Chu Thiện chuyển thể thành phim dài 30 tập, phát sóng trên SCTV14. Với sự tham gia của các diễn viên Trương Minh Quốc Thái, Diễm Châu, Nhật Cường, Mai Huỳnh[3][4]

Thành tựu sửa

Bằng chứng là tôi được giao vai Tần trong vở "Nỗi buồn con gái", hay còn gọi tên vở là "Ngôi nhà cô Tần" để tôi đoạt HCV giải Thanh Tâm, rồi chính soạn giả Hoa Phượng đã đặt tên biệt danh "Cải lương Chi Bảo" cho tôi.

— NSND Bạch Tuyết[5]

Tần nương thất là kịch bản hợp soạn cuối cùng của hai soạn giả Hà TriềuHoa Phượng, ngay lần biểu diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương, vở được ban tuyển chọn Giải Thanh Tâm bầu chọn là vở diễn hay nhất vào năm 1965, cùng năm đó NSND Bạch Tuyết đoạt "Huy chương vàng" giải Thanh Tâm với vai Tần nương.[6] Năm 2011, bà dựng lại vở cải lương tại rạp Thủ đô (quận 5, TPHCM) với vai trò là đạo diễn với sự tham gia của các nghệ sĩ: Tú Sương, Kim Tử Long, Trọng Phúc, Điền Trung[7][8]

Chú thích sửa

  1. ^ Châu Mỹ (6 tháng 8 năm 2015). “Diễm Châu tái hiện nhân vật nổi tiếng của NSND Bạch Tuyết”. Vnexpress. Truy cập 28 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Anh Dương (4 tháng 8 năm 2015). “Vở cải lương 'Tần nương thất' chuyển thể thành phim”. ZingNews. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Nguyên Vân (9 tháng 8 năm 2015). 'Tần nương thất' của Hà Triều - Hoa Phượng lên phim”. Báo Thanh Niên. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Â.T (11 tháng 8 năm 2015). “Diễm Châu mong manh trong "Tần Nương Thất". Báo Lao Động. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Thanh Hiệp (28 tháng 3 năm 2018). “Nghệ sĩ thế hệ vàng ăn chay tưởng nhớ hai soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng”. Người Lao Động. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Linh Đoan (20 tháng 5 năm 2011). “Dựng lại Tần nương thất”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Thoại Hà (4 tháng 6 năm 2011). “Tú Sương chinh phục khán giả với vở 'Tần nương thất'. Vnexpress. Truy cập 27 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Thanh Hiệp (23 tháng 5 năm 2011). “Tú Sương tạo ấn tượng trong Tần nương thất”. Người Lao Động. Truy cập 28 tháng 6 năm 2021.