Taurin
Taurine, hay 2-aminoethanesulfonic acid, là một axít hữu cơ. Taurine lần đầu được phát hiện bởi các nhà khoa học người Đức Frieddrich Tiedeman và Leopold Gmelin năm 1827, Taurine dường như cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể con người. Nó cần thiết cho hoạt động của mắt, và đóng vai trò như chất chống oxy hóa trong các tế bào bạch cầu và mô phổi. Hơn nữa, taurine ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào thần kinh và sự co bóp của tim.
Taurin | |||
---|---|---|---|
| |||
Danh pháp IUPAC | 2-aminoethanesulfonic acid | ||
Tên khác | tauric acid | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
DrugBank | DB01956 | ||
ChEBI | |||
ChEMBL | |||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
UNII | |||
Thuộc tính | |||
Khối lượng mol | 125.14 g/mol | ||
Khối lượng riêng | 1.734 g/cm³ (at −173.15 °C) | ||
Điểm nóng chảy | 305.11 °C | ||
Điểm sôi | |||
Độ axit (pKa) | <0, 9.06 | ||
Dược lý học | |||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Với khả năng hấp thụ chất béo kém, trẻ em có tình trạng xơ hóa u nang hay trẻ sinh non có thể được lợi từ sự bổ sung taurine. Vì taurine đi kèm với axit mật sẽ giúp quá trình hấp thụ chất béo.
Taurine được tạo ra từ hai amino acid thiết yếu là methionine và cystein, và taurine được tập trung tại cơ bắp thịt, mô tiểu huyết cầu và mô thần kinh. Taurine chỉ được tìm thấy ở thịt động vật.
Từ nguyên
sửaTaurin được đặt theo tên Latin taurus nghĩa là trâu hoặc bò, do hợp chất này được các nhà khoa học người Đức Friedrich Tiedemann và Leopold Gmelin tách chiết từ mật bò vào năm 1827.[1]
Cấu trúc
sửaTaurin là dẫn xuất của cystein, là amino acid chứa nhóm thiol. Taurin nằm trong số ít axit sulfonic tự nhiên. Nó không phải là amino acid vì thiếu nhóm carboxyl,[2] nhưng vẫn thường được gọi là amino acid ngay cả trong các bài báo khoa học.[3][4][5] Taurin không chứa nhóm sulfonat và có thể gọi nó là amino acid sulfonic.
Nguồn gốc
sửaTừ thực phẩm
sửaTaurin có trong thực phẩm, đặc biệt là thịt và thủy sản. Lượng taurin ăn vào hàng ngày đối với động vật ăn tạp vào khoảng 58 mg (từ 9 đến 372 mg) và ở mức thấp hoặc không đáng kể đối với chế độ ăn không có thức ăn động vật. Trong một nghiên cứu khác, lượng taurin ăn vào nói chung ít hơn 200 mg/ngày, ngay cả với các cá thể ăn nhiều thịt động vật. Một nghiên cứu thứ ba ước lượng về lượng taurin ăn vào từ 40 and 400 mg/ngày. [6]
Sinh tổng hợp
sửaTaurin là thành phần chính của mật, nó cũng có trong ruột và cơ thịt của nhiều loài động vật, kể cả người.[7][8]
Tham khảo
sửa- ^ F. Tiedemann, L. Gmelin (1827). “Einige neue Bestandtheile der Galle des Ochsen”. Annalen der Physik. 85 (2): 326–37. Bibcode:1827AnP....85..326T. doi:10.1002/andp.18270850214.
- ^ Carey, FA (2006). Organic Chemistry (ấn bản thứ 6). New York: McGraw Hill. tr. 1149. ISBN 0-07-282837-4.
Amino acids are carboxylic acids that contain an amine function.
- ^ PP Stapleton & L O'Flaherty, HP Redmond, and DJ Bouchier-Hayes (1998). “Host defense--a role for the amino acid taurine?”. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition. 22 (1): 42–8. doi:10.1177/014860719802200142. PMID 9437654.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ SJ Weiss & Klein R, Slivka A, Wei M (1982). “Chlorination of Taurine by Human Neutrophils”. Journal of Clinical Investigation. 70 (3): 598–607. doi:10.1172/JCI110652. PMC 370261. PMID 6286728.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Kirk, K; Kirk, J (1993). “Volume-regulatory taurine release from a human heart cancer cell line”. FEBS Letters. 336 (1): 153–8. doi:10.1016/0014-5793(93)81630-I. PMID 8262200.
- ^ “Opinion on Caffeine, Taurine and D-Glucurono — g -Lactone as constituents of so-called "energy" drinks”. Directorate-General Health and Consumers, European Commission, European Union. ngày 21 tháng 1 năm 1999.
- ^ Bouckenooghe T, Remacle C, Reusens B (2006). “Is taurine a functional nutrient?”. Curr Opin Clin Nutr. 9 (6): 728–33. doi:10.1097/01.mco.0000247469.26414.55. PMID 17053427.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Brosnan J, Brosnan M (2006). “The sulfur-containing amino acids: an overview”. J Nutr. 136 (6 Suppl): 1636S–40S. PMID 16702333.