Tiber (tiếng Latinh: Tiberis,[1] tiếng Ý: Tevere[2]) là dòng sông chính ở thủ đô Roma, là con sông dài thứ ba ở Ý cũng như là con sông dài nhất tại miền Trung của quốc gia này. Sông bắt nguồn từ dãy núi AppenniniEmilia-Romagna, có chiều dài 406 km (252 dặm) từ UmbriaLazio, hợp với sông Aniene ở khu vực hạ lưu và đổ ra biển Tyrrhenum tại cửa sông nằm giữa khu vực Ostia và Fiumicino.[3]

Tiber
Tevere
Khung cảnh dòng Tiber chảy qua trung tâm thủ đô Roma đoạn Cầu Thiên Thần, Lâu đài Thiên ThầnVương cung thánh đường Thánh Phêrô thành Vatican
Vị trí
Quốc giaÝ
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnĐỉnh Fumaiolo
 • cao độ1.268 m (4.160 ft)
Cửa sôngBiển Tyrrhenum
Độ dài406 km (252 mi)
Diện tích lưu vực17.375 km2 (6.709 dặm vuông Anh)
Lưu lượng267 m3/s (9.400 cu ft/s) (ở Roma)

Đây chính là con sông quan trọng nhất gắn liền với lịch sử, văn hóa, và kinh tế của cư dân thành Roma, nuôi dưỡng và định hình nên nền Văn minh La Mã cổ đại rực rỡ. Ngoài vai trò cơ bản là cung cấp nguồn nước sạch để sinh hoạt và phát triển nông nghiệp trù phú, Tiber đã từng là tuyến thủy lộ "cửa ngõ" sơ khởi quan trọng nhất cho phép thành Roma tham gia vào tuyến giao thương hàng hải, từ đó làm bàn đạp để quân đội La Mã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phạt và bành trướng lãnh thổ tạo lập nên Đế quốc La Mã hùng mạnh, bá chủ khắp khu vực Địa Trung Hải lúc bấy giờ.[4][5]

Con sông bắt nguồn từ đỉnh Fumaiolo ở miền trung nước Ý và chảy theo hướng Nam đi qua PerugiaRoma và gặp biển tại Ostia, với lưu vực khoảng 17.375 km vuông. Cổ xưa được gọi với cái tên flavus trong tiếng Latinh có nghĩa là "vàng óng", chỉ đến màu sắc của nước sông này, dòng Tiber được gia cố mạnh tại cửa sông khoảng 3 cây số (2 dặm) từ thời La Mã, rời khỏi thành cảng cổ đại Ostia 6 cây số (4 dặm) trong đất liền.[6][7] Tuy vậy, Tiber không tạo thành một vùng đồng bằng theo tỷ lệ cân xứng, do dòng biển chảy từ phía bắc mạnh sát bờ biển, bờ biển dốc đứng và quá trình sụt lún kiến tạo chậm.

Bên cạnh vai trò lịch sử, dòng Tiber nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất ở đoạn chảy xuyên qua trung tâm lịch sử thành Roma cùng đầy rẫy những di tích và công trình nổi tiếng dọc theo xung quanh hai bên bờ với nhiều cây cầu quan trọng bắt ngang, tiêu biểu nhất có thể kể đến là Cầu Thiên Thần, Lâu đài Thiên Thần, Đại vương cung thánh đường Thánh Phêrô Vatican, đảo Tiberina (khúc cạn tự nhiên duy nhất của dòng sông) và phố cổ Trastevere, trở thành một trong những đề tài cảm hứng quan trọng cho thơ văn, hội họa và nghệ thuật ở Thành phố vĩnh hằng xuyên suốt nhiều thế kỷ.

Nguồn chảy

sửa
 
Cột đá cẩm thạch La Mã được Mussolini dựng tại đầu nguồn Tiber

Đầu nguồn sông Tiber bao gồm 2 mạch nước suối cách nhau 10 mét nằm trên đỉnh Fumaiolo. Hai mạch nước này được gọi là "Le Vene" có nghĩa là "tĩnh mạch" trong tiếng Ý,[8] tọa lạc bên trong khu rừng dẻ gai có độ cao 1.286 mét so với mặt nước biển. Trong những năm 1930, Benito Mussolini dựng một cột cẩm thạch cổ La Mã ngay nơi mà sông nguồn đổ ra và khắc dòng chữ QUI NASCE IL FIUME SACRO AI DESTINI DI ROMA nghĩa là "Tại chốn này sinh ra dòng sông linh thiêng tạo nên vận mệnh thành Roma". Có biểu tượng một con đại bàng trên đỉnh cột đá, tượng trưng cho biểu tượng phát xít. Những cây số đầu tiên của dòng sông chảy xuyên qua thung lũng Valtiberina trước khi tiến vào vùng Umbria.[9]

Từ nguyên học

sửa
 
Cảnh sông Tiber hướng về Thành Vatican buổi đêm.

Có thể cái tên Tiber có nguồn gốc tiền-Latinh, giống như cái tên La Mã Tibur (hiện đại là Tivoli) và có thể là đặc thù của nhóm ngôn ngữ gốc Ý. Chữ mang gốc tương tự có thể được tìm thấy trong tiếng Latinh là từ tên riêng Tiberius. Các biến thể Etrusca của tên riêng này là Thefarie (mượn từ tiếng Faliscan *Tiferios, có nghĩa là "(người) từ vùng Tiber" < *Tiferis nghĩa là "Tiber") và Teperie (thông qua tên thủy văn "Tiber" của Latinh).[10][11]

Vị vua truyền thuyết Tiberinus, thứ 9 trong danh sách các vua Alba Longa, được cho là đã chết đuối ở sông Albula, sau này được gọi là Tiberis.[10] Truyền thuyết này có thể đã giải thích cho ký ức về một cái tên trước đó, có lẽ là tiếng Ấn-Âu nguyên thủy cho dòng sông, "trắng" (alba) với trầm tích, hoặc "từ những ngọn núi" từ núi "alba, albion" thời tiền Ấn-Âu, chỉ khu vực trên cao.[12] Tiberis/Tifernus có thể là một từ phụ có gốc tiền Ấn-Âu liên quan đến "nước tĩnh" tifos trong tiếng Aegea, hay τύφη trong tiếng Hy Lạp một loại cỏ dại ở đầm lầy và bờ sông (Typha angustifolia), từ TibilisTebro trong tiếng Iberia cổ, và từ Aquae Tibilitanae trong tiếng Numidia.[13] Tuy nhiên, một từ nguyên khác là từ *dubri- (nước) trong tiếng tộc Sicel cổ ở Sicilia, có dạng Θύβρις và sau này trở thành Tiberis. Gốc *dubri- này phổ biến ở Tây Âu, ví dụ các chữ: Dover, Portus, Dubris.[14]

Lịch sử

sửa

Theo thần thoại, thành phố Roma được thành lập vào năm 753 trước Công nguyên trên bờ sông Tiber cách biển Ostia khoảng 25 km. Đảo Tiberina, một cồn "đảo" tự nhiên trên sông, giữa khu vực Trastevere và trung tâm thành phố cổ đại, là địa điểm đặt một pháo đài cổ quan trọng và sau đó đã được bắc cầu sang. Truyền thuyết kể rằng những người sáng lập Roma, hai anh em sinh đôi Romulus và Remus đã bị bỏ rơi bên bờ sông và hai đứa trẻ này được sói cái tên Lupa cưu mang.[15]

Con sông đánh dấu ranh giới giữa các vùng đất của người Etrusca ở phía tây, tộc Sabine ở phía đông và người Latin ở phía nam. Benito Mussolini nguyên sinh ra ở Romagna, đã điều chỉnh ranh giới giữa ToscanaEmilia-Romagna, để các mạch nước của Tiber nằm ở Romagna.

 
Bản đồ miêu tả khu vực cảng thương mại và nhà kho tại khu khảo cổ tàn tích Ostia cổ đại, nay thuộc địa phận Quận 10, Roma.

Tiber cực kỳ quan trọng đối với giao thương và buôn bán của người La Mã, vì các con tàu có thể vươn xa tới 100 km (60 dặm) ở thượng nguồn; có bằng chứng cho thấy nó đã được sử dụng để vận chuyển ngũ cốc từ Thung lũng Teverina từ rất lâu trước đây vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.[6] Sau đó nó được sử dụng để vận chuyển đá, gỗ và thực phẩm đến Roma.

Trong các cuộc Chiến tranh Punic vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, bến cảng tại Ostia đã trở thành một căn cứ hải quân chủ chốt. Sau đó nó trở thành thương cảng quan trọng nhất của Roma, nơi lúa mì, dầu ô liu và rượu vang được nhập khẩu từ các thuộc địa của La Mã xung quanh vùng Địa Trung Hải. Các cầu cảng cũng được xây dựng dọc theo bờ sông ở chính Roma, tại các bờ sông xung quanh khu vực Campus Martius. Người La Mã đã kết nối sông với hệ thống cống rãnh (Cloaca Maxima) và với một mạng lưới đường hầm ngầm và các kênh khác, để đưa nước của nó vào giữa thành phố.

Những người La Mã giàu có đã có vườn hoa công viên hoặc "horti" tại hai bên bờ sông Roma từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên.[16] Chúng có thể đã được rao bán và phát triển quy hoạch mở rộng sau đó khoảng một thế kỷ.

Sự bồi lắng nặng nề của dòng sông đã gây khó khăn cho việc duy trì Ostia, khiến các hoàng đế Claudius và Trajan thành lập một cảng mới tại Fiumicino vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Họ xây dựng một con đường mới, Via Portuensis (hay Via Portuense trong tiếng Ý), nối Roma với Fiumicino, rời thành phố bằng Porta Portuensis (hay Porta Portese - có nghĩa 'cổng thành cảng'). Cả hai cảng cuối cùng đã bị bỏ hoang do lắng ủ bùn.

 
Mực nước dâng cao nhất trong hơn 40 năm, 13 tháng 12 2008, tại đảo Tiberina.

Một số giáo hoàng đã cố gắng cải thiện hàng hải trên sông Tiber vào thế kỷ 17 và 18, với việc nạo vét mở rộng tiếp tục vào thế kỷ 19. Thương mại đã được thúc đẩy trong một khoảng thời gian cho đến đến thế kỷ 20, khi sự bồi lấp đã dẫn đến việc con sông chỉ có thể đi lại được xa như chính Roma mà thôi.[6]

Tiber từng được biết đến với những trận lũ lụt - Campus Martius là một vùng đồng ngập lụt và thường xuyên ngập đến độ sâu 2 mét (6 ft 7 in). Con sông bây giờ được giới hạn giữa các kè đá cao được xây dựng vào năm 1876. Trong thành phố, các bờ sông được bao quanh bởi các đại lộ được gọi là lungotevere, có nghĩa "dọc theo dòng Tiber" trong tiếng Ý.

Bởi vì danh tính con sông mang nghĩa gắn liền với Roma, các thuật ngữ "bơi sang sông Tiber" hoặc "băng qua sông Tiber" đã trở thành thuật ngữ viết tắt của Tin lành để cải đạo sang Công giáo Rôma. Điều này thường phổ biến nhất nếu người chuyển đổi là người Anh giáo, ngược lại của nó được gọi là "bơi sang sông Thames" hoặc "băng qua sông Thames".

Ở La Mã cổ đại, những tội phạm bị hành quyết đều bị ném xuống sông Tiber. Những người bị hành quyết ở bậc thang Gemonia (bậc thang Tang tóc) bị ném xuống Tiber trong hồi sau của triều đại hoàng đế Tiberius. Việc này được tiếp tục trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, xác của Giáo hoàng Formôsô đã bị ném xuống Tiber sau Công đồng xác chết khét tiếng được tổ chức vào năm 897.

Cầu

sửa

Ngoài rất nhiều cây cầu sau này bắc qua Tiber ở trung tâm Roma, vẫn còn một số cây cầu cổ (hiện chủ yếu chỉ dành cho người đi bộ) vẫn tồn tại một phần (ví dụ: Cầu Milvius và Cầu Thiên Thần) hoặc toàn bộ (Cầu Fabricius - cây cầu La Mã cổ đại lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay từ năm 62 trước Công nguyên).

Ngoài những cây cầu dân dụng trên, còn có cầu phục vụ cho đường hầm mà tàu điện ngầm sử dụng.

Nhân cách hóa

sửa

Theo mô tả tiêu chuẩn của người La Mã về các dòng sông như những nam thần nằm nghiêng được xây dựng đầy quyền năng, Tiber, cũng được hiểu là một vị thần tên là Tiberinus, được thể hiện với những dòng nước chảy từ tóc và râu của ông.[17]

 
Toàn cảnh cửa sông Tiber đổ ra biển Tyrrhenum của Địa Trung Hải, phân định ranh giới giữa Quận Ostia thuộc thủ đô Roma (ở bên trái) và huyện Fiumicino (ở phía bên phải) nơi có phi trường quốc tế nổi tiếng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Richard J. A. Talbert biên tập (2000). Barrington Atlas of the Greek and Roman World: Map-By-Map Directory. I. Princeton, NJ and Oxford, UK: Princeton University Press. tr. 630. ISBN 0691049459.
  2. ^ (tiếng Ý) Dizionario d'ortografia e di pronunzia Lưu trữ 2020-12-02 tại Wayback Machine
  3. ^ Lazio – Latium | Italy Lưu trữ 2009-08-28 tại Wayback Machine
  4. ^ “THE ROMAN EMPIRE” (PDF). Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  5. ^ “The Tiber River: Central to Prosperity and Life in Ancient Rome”. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ a b c "Tiber River". Encyclopædia Britannica. 2006
  7. ^ "Tiber". World Encyclopedia. Philip's, 2005.
  8. ^ “Tiber Springs – Mount Fumaiolo”. turismo.fc.it. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “Tuscany tours – the origin of the Tiber River”. Farm Holidays Le Ceregne. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ a b "Tiber". Concise Dictionary of World Place-Names. John Everett-Heath. Oxford University Press 2005.
  11. ^ George Davis Chase, "The Origin of Roman Praenomina", in Harvard Studies in Classical Philology, vol. VIII (1897)
  12. ^ Cf. e.g. G. Alessio "Studi storico-linguisitci messapici" in Archivio Storico Pugliese p. 304; "Sul nome di Brindisi" in Archivio Storico Puglese VIII 1955 p. 211 f.; "Apulia et Calabria nel quadro della toponomastica mediterranea" in Atti del VII Congresso Internazionale di Studi Onomastici Firenze 1962 p. 85.
  13. ^ G. Simonetta "La stratificazione linguistica dell' Agro Falisco" p. 6 citing G. Alessio.
  14. ^ G. Alessio "Problemi storico-linguistici messapici" in Studi Salentini12 1962 p. 304.
  15. ^ Moore, Malcolm (ngày 21 tháng 11 năm 2007). “The legend of Romulus and Remus”. The Telegraph. Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2019.
  16. ^ Horti:LacusCurtius • Gardens of Ancient Rome (Platner & Ashby, 1929)
  17. ^ Tiber. Bloomsbury Dictionary of Myth (1996)