Nguyễn Mạnh Hùng

Phó giáo sư, tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng thường gọi là Thầy Hùng, người sáng lập ra trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, người ấn hành một số từ điển KANJI HÁN NHẬT VIỆT đầu tiên của Việt Nam trước 1975 tại Sài Gòn. Người tự xưng: Con Ngựa Thồ trong Làng Đại Học. Nay Thầy Hùng mang bút danh Con Bọ Hung nhằm chui rúc vào đống sách cũ để se chữ thành những tiểu phẩm văn hóa học, sử học, ngôn ngữ học, Fon-clo học, đối chiếu so sánh....

Thầy Hùng mở đường xây dựng hệ thống Đại Học Ngoài Công Lập đầu tiên tại khoa Ngữ Văn Đại Học Tổng Hợp (nay là Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn) Thành Phố Hồ Chí Minh 1986 với tên gọi là Đại Học Ghi Danh - tuy nhiên - danh xưng này không được phép nên được đổi lại thành Đại Học không chính quy - tiền thân của hệ thống Đại Học Tư Thục Quốc Tế Việt Nam Ngày Nay.

Tiểu sử sửa

- Phó Giáo Sư TS Sử học Nguyễn Mạnh Hùng
- Nhà nghiên cứu Việt Nam Học, Nhật Bản Học.
- Nhà biên soạn Từ điển Hán Nhật và Đại Từ Điển tư liệu Bách Khoa Việt Nam Học.
-  Cựu sinh viên Đại Học Sai Gòn
-  Nguyên giáo sư Việt Nam học – Khoa Thái Việt Trường Đại học Ngoại ngữ  Osaka Nhật Bản – Osaka University of Foreign Studies (1988 – 1992)
-  Chủ tịch Hội đồng sáng lập Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (1997 – 2016).
-  Viện trưởng  Viện Quốc tế Việt Nam học. -  Phụ trách  nguồn Thư tịch Cổ văn Hán Nôm, Hán Nhật (Kanji, Kokuji)
- Thầy Hùng xây dựng nhiều khoa đào tạo bậc cử nhân đầu tiên tại Việt Nam, một phần là của thế giới: cử nhân thể hình, tiêu biểu là lực sỹ Lý Đức được giải của Thế Giới. Cử nhân hoạt hình Manga Nhật BảnCartoon Mỹ, Cử nhân Vovinam Việt Võ Đạo, cử nhân Võ Cổ Truyền Việt Nam, Cử Nhân Bóng Đá, Cử Nhân Bóng Chuyền (thuộc nhóm ngành Giáo Dục Thể Chất). Cử nhân Thiết Kế Thời Trang, Cử nhân Truyền Thông Đa Phương Tiện. Cử Nhân và Thạc sĩ Việt Nam Học. Cử nhân Công Nghệ Spa Y Sinh Học (trong nhóm ngành y học đầu tiên của hệ thống ngoài công lập). Và đặc biệt là xây dựng văn bằng tiến sĩ Quản trị Kinh doanh,....... Và còn hơn thế nữa!
- Cựu chủ tịch hội đồng chức danh Giáo sư (cấp cơ sở) đầu tiên của hệ thống Đại học ngoài Công lập.

Giới thiệu sửa

Phó giáo sư tiến sĩ sử học NGUYỄN MẠNH HÙNG

* Luận án tiến sĩ sử học: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thông qua công trình Kỹ Thuật Người An Nam (Technique du peuple Annamite)

* Người phát hiện đầu tiên công trình nghiên cứu của Henri-Joseph Oger (một số phận bất hạnh) về đề tài Technique du peuple Annamite (Kỹ Thuật Người An Nam). Thực hiện tại Hà Nội năm 1908 - 1909 và đã bị quên lãng khoảng 1 thế kỷ cho đến khi được Nguyễn Mạnh Hùng phát hiện tại thư viện Sài Gòn 1962 và được Alpha Phim chụp lên phim và công bố trên thế giới. Sau này trong cuộc họp báo chính thức Nguyễn Mạnh Hùng đã tìm ra và công bố tại Hà Nội (đã có lưu trữ 1.5 bộ tại thư viện Quốc Gia Hà Nội đã được đóng gói và phiếu tham khảo, ký hiệu HG18). Đây là công trình gồm 4577 bức in bằng mộc bản chú giải Hán Nôm tại mỗi bức và chữ Pháp. Nguyễn Mạnh hùng giải mã 2 ngôn ngữ nói trên và tiến hành luận án tiến sĩ, được sự trợ giúp của những nhà Hán Nôm Sài Gòn và Hà Nội, Những nhà Mỹ Thuật Học, Nhà Tạo Hình, Hội Văn Hóa Dân Gian Hà NộiSài Gòn.....

*   Người ấn hành một số từ điển đầu tiên của Việt Nam trước 1975 tại Sài Gòn ( với một số bút danh khác nhau ):

  1. KANJI HÁN NHẬT VIỆT TỪ ĐIỂN – Chính Văn ( biên soạn trong hoàn cảnh tự giam cầm, suốt thời gian 7 năm từ 1968 - 1975 )
  2. VIỆT NHẬT THÔNG THOẠI TỪ ĐIỂN – Vân Vi Trình ( 1969 )
  3. NHẬT VIỆT TỪ ĐIỂN – Nguyễn Vũ Dũng ( 1972) đây là bản viết tay toàn bộ do thời kỳ này Sài Gòn chưa có bộ chữ Nhật

*      Ấn hành một số tác phẩm dịch thuật cổ văn Nhật Bản – hàng nghìn năm trước

  1. CẬU BÉ HIKOICHI
  2. NGƯỜI VŨ NỮ THỨ 18
  3. MANYÔSHU ( Vạn Diệp Tập ) đã dịch thuật trước 1975 (chưa xuất bản - phục vụ giảng dậy Đại học)
  4. Câu chuyện 1000 năm về trước

*   Ấn hành một số tiểu phẩm văn chương

  1. CON KỀN KỀN VÀ THẰNG BÉ ( tái hiện nạn đói năm Ất Dậu 1945 )
  2. Món ăn NĂM VỐ CUỐI CÙNG
  3. PHỞ NHÀ XÁC SÀI GÒN

*   Viết tiểu thuyết “ VIÊN SỎI ĐEN” thuộc thể loại “ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH VIỆT NAM” Qua một số tiểu phẩm đã xuất bản:

1.   NGƯỜI GÕ CỬA HOÀNG HÔN

2.   BA ĐÊM THIỀN ĐỊNH CUỐI CÙNG

3.   TRO TÀN BẾP LỬA .

4. NGƯỜI DÒM LỖ KHÓA.

5. THẰNG CON LAI MẺO.

6. NGƯỜI DỘI CẦU.

7. VŨ KHÚC CÔ ĐƠN CỦA THẦN LỬA

8. THƯỢNG BỒ ĐỀ HẠ LÀM VỒ

* Tiểu phẩm về Nhi Đồng

  1. Tên Trộm và Cái Lỗ Tò Vò
  2. Thằng bé ngồi đầu cầu Hiền Lương

*   Viết tham luận về một số đề tài về giáo dục Việt Nam tại một số hội nghị tại Việt Nam, Nhật, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Western Samoa…

Tác phẩm nghiên cứu và đã công bố - mang tính học thuật sửa

  1.  
    Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông
    Lịch sử Truyền Thông Đại Chúng Việt Nam
  2. Đi tìm lý lịch LÝ TOÉT VÀ XÃ XỆ
  3. So sánh SẤM TRUYỀN - Nguyễn Bỉnh KhiêmNostradamus
  4. So sánh Khổng TửSokrates
  5. So sánh Lịch sử Việt NamHoa Kỳ
  6. Cái chết Lâm Sàng của Ngành Sử học
  7. Hệ thống Đại Học Dân Lập - Miếng Phô Mát có nhiều lỗ thủng

*   Tác phẩm nghiên cứu lịch sử văn hóa ( 3 ngôn ngữ )

  1. SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
  2. SÀI GÒN XƯA – VIỆT NAM XƯA – HÀ NỘI XƯA
  3. Đồng bạc Con Cò
  4. Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 nhằm giới thiệu công trình Kỹ Thuật Người An Nam (Technique du peuple Annamite) - Nhà Xuất Bản Trẻ 1986

Một phần công trình sắp công bố sửa

  1. Nam Kỳ Thuộc Địa
  2. Tiếng Lóng Hybrid (ngiên cứu về tiếng lóng Việt Nam - Tiếng lóng Hybrid Sài Gòn)
  3. Tiểu Văn Hóa Hybrid - Thuộc Địa Liên Bang Đông Dương
  4. Danh Sách và Chân Dung Toàn Quyền Liên Bang Đông Dương (bản bổ sung)
  5. Danh Sách và Chân Dung Thống Đốc Nam Kỳ (bản bổ sung)
  6. Danh Sách và Chân Dung Thống sứ Bắc Kỳ (bản bổ sung)
  7. Danh Sách và Chân Dung Khâm Sứ Trung Kỳ (bản bổ sung)
  8. Danh Sách và Chân Dung Toàn quyền Lưỡng Kỳ (bản bổ sung)
  9. Từ Bức Tranh Cấy Lúa Đến Bức Tranh Khỏa Thân
  10. Con Người Lưỡng Tính
  11. Tìm hiểu về Bùa Chú Ấn.
  12. Tìm hiểu về Niết Bàn.
  13. Tết Cả Việt Nam 1908 - 1909 thông qua công trình Kỹ Thuật Người An Nam của Henri-Joseph Oger
  14. Lễ hội truyền thống Việt Nam 1908 - 1909 thông qua công trình Kỹ Thuật Người An Nam
  15. Thế giới Nôm Hóa Chữ Hán (Nhật Bản - Việt Nam - Triều Tiên) để phản biện lại Thế Giới Mới Hán Hóa
  16. Chữ Nôm Hybrid Nhật Bản
  17. Góc khuất Lịch Sử (khái niệm và sự kiện)
  18. tìm hiểu và giải phẫu Mỹ Thuật Học qua tài liệu của Pháp và Mỹ
  19. Giới thiệu về Hội Kín An Nam
  20.   Thử bước vào tìm hiểu: TIẾNG LÓNG HYBRID
  21. Thử xây dựng ngành: VIỆT NAM TƯƠNG LAI HỌC
  22. Xây dựng trang web Japan - Gaku (Nhật Bản Học) hướng dẫn tìm hiểu văn hóa và học tiếng Nhật
  23. Xây dựng trang web hướng dẫn học Tiếng Việt dành cho người nước ngoài và con em Việt Kiều
  24. .......

Liên kết bên ngoài sửa