Thành viên:NhacNy2412/nháp/Mạnh Tử

Dòng dõi

Tương truyền, Mạnh Tử là hậu duệ của Lỗ Hoàn công thông qua người con trai cả là Cơ Khánh Phủ. Lỗ Hoàn công Cơ Doãn là hậu duệ của Lỗ Dương công Cơ Hi. Lỗ Dương công là con trai của Lỗ Bá Cầm, là cháu nội của Chu công Đán thuộc hoàng tộc nhà Chu.[1] Cơ Khánh Phủ mặc dù là con trưởng nhưng không phải do vợ cả sinh ra nên không được lập làm thế tử, sau lại vì tranh ngôi thất bại mà cùng đường tự vẫn. Mặc dù vậy nhưng sau khi lên ngôi, Lỗ Hi công đã ban cho con trai Khánh Phủ là Công tôn Ngao thái ấp ở đất Thành,[a] Cơ Khánh Phủ được truy tôn thụy Cung Trọng, từ đó mà lập ra họ Trọng tôn thị (仲孙氏).[b] Về sau, dòng họ được đổi thành Mạnh tôn thị (孟孙氏), là một trong ba gia tộc lớn nắm quyền ở nước Lỗ được gọi chung là Tam Hoàn.[2] Đến năm 408 TCN dưới thời Lỗ Mục công, thái ấp đất Thành của nước Lỗ bị nước Tề đánh hạ, Mạnh tôn thị phân tán khắp nơi, trong đó có một nhánh chuyển đến đất Trâu, là tổ tiên của Mạnh Tử.[3]

Theo ghi chép từ gia phả cổ của dòng họ Mạnh, cha Mạnh Tử tên Kích (), tự Công Nghi (公宜), mẹ là Khản thị (侃氏).[4] Tuy nhiên có một số nguồn ghi chép rằng mẹ ông vốn họ Nghê (). Cha Mạnh Tử mất sớm, mẹ ông là người đã nuôi dạy ông từ thuở nhỏ. Mẹ Mạnh Tử được xem là một người mẹ mẫu mực thường được nhắc đến với cách gọi "Mạnh mẫu" (mẹ của Mạnh), câu chuyện ba lần dời nhà (孟母三遷; "Mạnh mẫu tam thiên") và cắt vải (tiếng Trung: 孟母斷織; nghĩa đen: "Mạnh mẫu đoạn chức") về cách dạy con đã được lưu truyền rộng rãi và được chép vào Liệt nữ truyện.[5]

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Cơ Khánh Phủ là con trai của quân chủ nước LỗLỗ Hoàn công nên được xưng là Công tử. Con trai của Cơ Khánh Phủ đều được xưng là Công tôn.
  2. ^ "Tôn" trong Trọng tôn thị mang ý nghĩa là con cháu, đồng nghĩa với chữ Tôn trong Công Tôn. Trọng tôn thị ý chỉ nhánh dòng dõi quý tộc hậu duệ của "Trọng" tức Cơ Khánh Phủ.

Tham khảo

  1. ^ Lim SK (2018), tr. 46.
  2. ^ Ngô Phong (2000), tr. 291.
  3. ^ Chang (2018), tr. 181.
  4. ^ Lý Tiển (2008), tr. 252.
  5. ^ Nhan Ngô Sam (2002), tr. 68.

Nguồn

  • Lim SK (2018). Origins of Chinese Names. Origins of Chinese Culture (bằng tiếng Anh). Asiapac Books Pte Ltd. ISBN 9789812299871.
  • Chang, John (2018). World Systems Science (Traditional Chinese) (bằng tiếng Trung). Lulu.com. ISBN 9780244978587.
  • Lý Tiển, 李鍌 (2008). 孟子、大学、中庸 [Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung] (bằng tiếng Trung). Nhà in Chính Trung. ISBN 9789570918199.
  • Ngô Phong, 吴枫 (2000). 十三經大辞典 [Đại từ điển về Thập tam kinh] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Xã hội Trung Quốc. ISBN 9787206030260.
  • Nhan Ngô Sam (2002). 中国历史文化概论 [Đại cương về lịch sử văn hóa Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Công ty xuất bản Đại học Thanh Hoa. ISBN 9787810820288.