Lỗ (nước)

chư hầu nhà Chu

Lỗ (Phồn thể: 魯國, giản thể: 鲁国) là một quốc gia chư hầu thời nhà Chu trong thời kỳ Xuân ThuChiến Quốc. Lãnh thổ của nó chủ yếu nằm ở phía nam núi Thái Sơn, ở khu vực trung tâm và miền tây nam của tỉnh Sơn Đông ngày nay cùng một phần các tỉnh An Huy, Hà NamGiang Tô.

Lỗ
1043 TCN–256 TCN
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Giản đồ các nước cuối thời Xuân Thu
Vị thếCông quốc
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung cổ đại
Tôn giáo chính
Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên
Chính trị
Chính phủQuân chủ, phong kiến
Công 
• –
Hầu rồi công, cha truyền con nối, của gia tộc Cơ
Tướng quốc 
• –
Các tướng quốc khác nhau
Lịch sử 
• Cơ Bá Cầm thành lập trong thời kỳ trị vì của Chu Thành Vương
1043 TCN
• Bị Sở diệt trong thời Chiến Quốc
256 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Sở (nước)

Quốc gia này là dòng dõi Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Cơ Đán, em trai của Chu Vũ vương và là vị hiền nhân nhiếp chính thời Chu Thành vương. Quốc gia này nổi tiếng vì là nơi sinh ra của Khổng Tử.

Nguồn gốc sửa

Được thành lập vào khoảng năm 1043 TCN, những người trị vì của quốc gia này mang họ Cơ (姬) và được phong tước Công. Họ là anh em họ với các vị Thiên tử nhà Chu. Người cai trị mang tước công đầu tiên là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Đán, là em trai Chu Vũ vương và là người nhiếp chính trong thời kỳ trị vì của Chu Thành vương. Khi Chu Công dẹp loạn Vũ Canh, đã đem Yểm quốc (奄国) phong cho Bá Cầm, sau đổi thành Lỗ quốc.

Kinh đô của quốc gia này nằm tại Lỗ Sơn (魯山), Yểm Thành (奄城) rồi Khúc Phụ (曲阜).

Lịch sử sửa

Thuộc dòng dõi nhà Chu, lại vì công lao của Chu Công, các vị quân chủ nước Lỗ được Chu Thành vương ban tư cách giao tế Văn vương, dùng lễ nhạc Thiên tử, cũng vì thế khiến nước Lỗ trở thành Chu thất cường phiên (周室强藩), được sự triều cống của các tiểu quốc như nước Tào, nước Tiết, nước Đằng, nước Đặng, một hiện tượng cực kì hiếm có trong các nước chư hầu đương thời.

Thời Chu Tuyên vương, Lỗ Vũ công có hai người con là trưởng đích Công tử Quát và thứ xuất Công tử Huy, do Tuyên vương thích Cơ Huy nên lệnh cho Vũ công lập Cơ Huy làm Thế tử, tức Lỗ Ý công. Sau Cơ Bá Ngự là con trai Công tử Quát bất bình, mưu giết Ý công mà tự lập làm ngôi, nước Lỗ đại loạn. Chu Tuyên vương sai quân lính đàn áp Bá Ngự, lập người con út của Vũ công là Cơ Xứng lên ngôi, tức Lỗ Hiếu công. Sau sự việc này, uy tín của nhà Chu tại các quốc gia chư hầu bị suy sụp trầm trọng.

Con của Lỗ Hiếu công là Lỗ Huệ công, có con trưởng là Tức Cô đến tuổi thành niên. Ban đầu, Huệ công cưới con gái của Tống Vũ côngTrọng Tử (仲子) cho Tức Cô, sau do Trọng Tử quá xinh đẹp mà Huệ công bèn cướp làm tần phi, Trọng Tử sinh cho Huệ công người con út là Công tử Doãn, bèn lập Doãn làm Thế tử và Trọng Tử làm phu nhân. Khi Huệ công qua đời, do Thế tử còn quá nhỏ, Tức Cô được tôn lên ngôi, tức Lỗ Ẩn Công. Đại phu Vũ Phủ (羽父) khuyên Lỗ Ẩn Công giết em của ông là Cơ Doãn, và xin làm Thái Tể. Lỗ Ẩn công không nghe, ông chủ trương sẽ nhường lại ngôi cho em, vì trước đây Cơ Doãn còn nhỏ quá nên ông mới nhận ngôi vua. Vũ Phủ lo sợ bị giết, bèn chạy sang theo Cơ Doãn, gièm pha với Cơ Doãn và đề nghị hãy giết Ẩn Công. Cơ Doãn đồng tình, ra tay sát hại Ẩn công vào năm 712 TCN khi Ẩn công đi tế. Cơ Doãn lên ngôi tức Lỗ Hoàn công.

Vào thời Xuân Thu, ở biên giới phía bắc của quốc gia này là nước Tề và ở phía nam là nước Sở hùng mạnh. Mặc dù cuộc xâm lăng của nước Tề đã bị đánh bại trong trận chiến Trường Thược năm 684 TCN, trong thời gian trị vì của Lỗ Trang công, nhưng quốc gia này đã suy yếu đi nhiều trong thời kỳ kể từ thời điểm đó trở đi.

Quyền lực chính trị tại nước Lỗ sau đó, kể từ thời Lỗ Hi công, bị chia sẻ giữa ba thế lực lãnh chúa hùng mạnh là Quý Tôn (con cháu Cơ Quý Hữu ở đất Phí), Mạnh Tôn (con cháu Cơ Khánh Phủ ở đất Thành) và Thúc Tôn (con cháu Cơ Thúc Nha ở đất Hậu). Do họ đều là con cháu Lỗ Hoàn công, nên còn được gọi là Tam Hoàn.

Cuối cùng, nước Lỗ bị nước Sở tiêu diệt năm 256 TCN.

Nước Lỗ là quê hương của Khổng Tử. Kinh Xuân Thu (春秋經, còn gọi là Lân Kinh 麟經) đã được viết để ghi chép lại lịch sử nước Lỗ từ thời Lỗ Ẩn công. Một công trình lớn khác về lịch sử Trung Quốc là Tả truyện (左傳), được coi là của Tả Khâu Minh (左丘明) cũng đã được viết ra tại nước Lỗ.

Các vị quân chủ sửa


 
Giản đồ các nước lớn thời Xuân Thu
  Lỗ (鲁)
  Đất do thiên tử nhà Chu cai quản
Thụy hiệu Họ tên Số năm trị vì Thời gian
Lỗ Bá Cầm Cơ Bá Cầm 46 1043 TCN - 998 TCN
Lỗ Khảo công Cơ Tù 4 997 TCN - 994 TCN
Lỗ Dương công Cơ Hi 6 993 TCN - 988 TCN
Lỗ U công Cơ Tể 14 987 TCN - 974 TCN
Lỗ Ngụy công Cơ Hi 50 973 TCN - 924 TCN
Lỗ Lệ công Cơ Trạc 37 923 TCN - 887 TCN
Lỗ Hiến công Cơ Cụ 32 886 TCN - 855 TCN
Lỗ Chân công Cơ Tị 29 854 TCN - 826 TCN[1]
Lỗ Vũ công Cơ Ngao 9 825 TCN - 816 TCN
Lỗ Ý công Cơ Huy 9 815 TCN - 807 TCN
Lỗ Bá Ngự Cơ Bá Ngự 11 807 TCN - 796 TCN
Lỗ Hiếu công Cơ Xứng 27 796 TCN - 768 TCN
Lỗ Huệ công Cơ Phất 46 768 TCN - 723 TCN
Lỗ Ẩn công Cơ Tức Cô 11 722 TCN - 712 TCN
Lỗ Hoàn công Cơ Doãn 18 711 TCN - 694 TCN
Lỗ Trang công Cơ Đồng 32 693 TCN - 662 TCN
Lỗ Tử Ban Cơ Ban 1 662 TCN
Lỗ Mẫn công Cơ Khải 2 661 TCN - 660 TCN
Lỗ Hi công Cơ Thân 33 659 TCN - 627 TCN
Lỗ Văn công Cơ Hưng 18 626 TCN - 609 TCN
Lỗ Tuyên công Cơ Nỗi 18 608 TCN - 591 TCN
Lỗ Thành công Cơ Hắc Quăng 18 590 TCN - 573 TCN
Lỗ Tương công Cơ Ngọ 31 572 TCN - 542 TCN
Lỗ Tử Dã Cơ Dã 3 tháng tháng 6 - tháng 9 năm 542 TCN
Lỗ Chiêu công Cơ Trù 32 542 TCN - 510 TCN
Lỗ Định công Cơ Tống 15 509 TCN - 495 TCN
Lỗ Ai công Cơ Tương 27 494 TCN - 468 TCN
Lỗ Điệu công Cơ Ninh 31 467 TCN - 437 TCN
Lỗ Nguyên công Cơ Gia 21 436 TCN - 416 TCN
Lỗ Mục công Cơ Hiển 33 415 TCN - 383 TCN
Lỗ Cung công Cơ Phấn 30 382 TCN - 353 TCN
Lỗ Khang công Cơ Đồn 9 352 TCN - 344 TCN
Lỗ Cảnh công Cơ Yển 21 343 TCN - 323 TCN
Lỗ Bình công Cơ Thúc 20 322 TCN - 303 TCN
Lỗ Văn công Cơ Cổ 23 302 TCN - 280 TCN
Lỗ Khoảnh công Cơ Thù 24 279 TCN - 256 TCN

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Nguyễn Khắc Thuần (2001), Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục

Ghi chú sửa

  1. ^ Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr 25

Liên kết ngoài sửa