Giớ thiệu sửa

Một thuật ngữ hay một từ có nguồn gốc Hy Lạp, La Tinh hoặc nguồn gốc Anglo-Saxon như ‘syllogism’ hay ‘unmanly’ thường có ba phần. Phần mang nghĩa nội dung cụ thể -log- là gốc, căn hay cơ sở của từ mà ta sẽ gọi là cơ sở. Phần ở trước cơ sở là tiền tố, ví dụ: syl-; và phần ở sau cơ sở (hậu tố) như -ism. Tiền tố, hậu tố đều được gọi bằng một tên chung là tiếp tố.

Căn tố hay cơ sở khi ở cuối từ được gọi là cơ sở cuối từ (ending base, EB), danh từ (Noun, N), âm tiết (Syllable, S), động từ (Verb, V), từ (Word, W); x, y, z (chữ cái x, y, z , theo thứ tự là các chữ cái ở vị trí kế kế cuối, kế cuối, cuối của bảng chữ cái tiếng Anh; 1, 2 và 3, là các số chỉ loại theo cách phân loại hậu tố của Peter Roach [1]. Hậu tố loại 1 là hậu tố có trọng âm ở ngay trên hậu tố, hậu tố loại 2 là hậu tố không có ảnh hưởng hay liên quan tới trọng âm; hậu tố loại 3 thì cho biết trọng âm ở ngay trước hậu tố. Bài viết sau nói về hai loại hậu tố 3(x) và 3(y). 3(x): hậu tố loại 3, nhóm x. Hậu tố 3(x) tạo ra từ có trọng âm ở âm tiết kế kế cuối, proparoxytone hay Wx; ví dụ: -ity 3(x) tạo từ society Wx 3(y): hậu tố loại 3, nhóm y. Hậu tố 3(y) tạo ra từ Từ có trọng âm ở âm tiết kế cuối, paroxytone hay Wy; ví dụ: -ion 3(y) tạo từ transition Từ có trọng âm ở âm tiết kế cuối, paroxytone hay Wy Ngoài ra, chúng ta làm quen với một vài định nghĩa và khái niệm ở hệ từ có nguồn gốc La tinh-Hy lạp: Cơ sở là phần không đổi của một từ (thực từ, từ nội dung) Hy lạp hay La tinh có biến cách. Cơ sở được dùng để giải thích cách tạo từ và cách tạo hậu tố. Cơ sở được ghi lại giữa hai dấu nối, ví dụ -phag-, -log-, -phil-. Ba cơ sở -phag-, -log-, -phil- có các nghĩa tương ứng là ăn, nói, thích. Cơ sở ở vị trí cuối từ (ending base): khi cơ sở ở vị trí cuối từ thì nó vừa là cơ sở vừa là hậu tố. Cơ sở ở vị trí cuối từ có thể có nhiều dạng chính tả. Ví dụ: -pod- có những dạng chính tả như: polyp, hexapod, megapode, tripos, phalarope, octopus. Ví dụ: các hậu tố -phage và -graph, -port xuất phát từ các cơ sở -phag, -graph, -port trong các từ macrophage, photograph, export còn được gọi là cơ sở cuối cùng (ending base hoặc EB). Một ví dụ khác là -tend-. Cơ sở -tend- có trong các động từ hai âm tiết như: attend, contend, entend, extend, intend, obtend, pretend, protend, subtend. Các động từ kể trên đều có trọng âm ở âm tiết cuối.

Lược âm tiếthậu tố trong từ tiếng Anh sửa

Nhiều từ phái sinh gốc Hi Lạp - La Tinh tận cùng bằng các hậu tố sau: -eon, -eous, -ia, -ial, -ian, -iant, -iance, -iar, -ic, -ient, -ience, -io, -ious, -ium,-íu,-ual,-uant,-uance,-uent,-uence,-uous,-uum... Các hậu tố này có đặc điểm chung là bắt đầu bằng nguyên âm e hay i hay u và theo sau là nguyên âm khác. Các từ có các hậu tố này có trọng âm ngay trước hậu tố . Vì vậy ta có thế nói các hậu tố này có tính định âm , tạo ra từ có trọng âmâm tiết kế kế cuối hay âm tiết kế cuối tùy theo có xảy ra hiện tượng lược âm tiết hay không. Nếu chúng được phát âm đầy đủ thì từ phái sinh đó có trọng âmâm tiết kế kế cuối Wx, nếu có lược đi 1 âm tiết thì từ phái sinh đó có trọng âmâm tiết kế cuối Wy.

Việc lược âm tiết còn tùy theo điều kiện của nguyên âmphụ âm , tuân theo quy luật sau:

Nguyên âm /u/ có dạng chính tả là u thì không bị lược. Vd: continuous.
  • Phụ âm trước âm tiết bị lược là: /n/ và /l/, âm tắc xát /tʃ/ và /dʒ/, âm xát /ʃ/ và /ʒ/. Ví dụ: minion, billion; religious, luncheon; mention, gorgeous.
Trong luật lược âm tiết, không có ngoại lệ đối với âm tắc xát nhưng có ngoại lệ đối với âm /l/ và /n/, các phụ âm khác không xảy ra lược âm tiết.
Sau đây là ví dụ các từ có hiện tượng lược âm tiết cùng với ký âm số : senior21, burgeon21, luncheon21, connection31, cactaceous32, afection32, suspicious32, spontaneous32

Sách tham khảo sửa

  1. Roach, Peter (2000), English Phonetics and Phonology: a Practical Course, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521786134
  1. LÊ ĐỨC TRỌNG Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1993
  1. NGUYỄN VĂN BỀN Từ điển tiếp tố tiếng Anh (Anh-Việt) Sở KHCN tp Hồ Chí Minh thẩm định 2003
  1. NGUYỄN VĂN BỀN Luật trọng âm của từ tiếng Anh' NXB Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh 2008
  1. Lạc Việt English-Vietnamese dictionary Lạc Việt Computing Corp, TP.HCM 2009

Tham khảo:

  1. ^ Peter Roach