Thành viên:ThiênĐế98/ Dự án/ Chặt chém


Chặt chém là một vấn nạn xã hội, khi đó các nạn nhân bị tính tiền thanh toán quá cao so với giá trị thực tế, và thường xảy ra tại Việt Nam

Thực trạng

sửa

Đến các dịp Tết và lễ hội, các quán ăn và dịch vụ nhà hàng tăng giá không niêm yết, cá biệt có nơi tăng hơn 100% so với giá thường ngày

Lý giải về việc “cháy phòng”, một lễ tân của khách sạn H.P.Đ cho biết nguyên nhân do một số cá nhân, tổ chức môi giới du lịch đặt hàng qua mạng để gom phòng, sau đó bán lại với giá cao.[1]

Tại một số địa bàn du lịch của Bình Thuận như Hàm Tiến, Mũi Né... thường xuất hiện một số người bán hàng rong, mát-xa dạo có hiện tượng bắt chẹt du khách.[1]

Các vụ chặt chém

sửa

Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2016

sửa

Theo anh Phạm Văn Long (ngụ quận 7, TP HCM), trong lúc ngồi ngắm biển, có một người gánh hàng rong đến mời mua ghẹ, tôm tít, ốc luộc… Sau khi tính tiền hóa đơn là 2,1 triệu đồng. Cụ thể, 2 con ghẹ có kích thước bằng bàn tay giá 1,4 triệu đồng, ốc bưu 120.000 đồng/đĩa, tôm tít trộn với tôm sú luộc 300.000 đồng/2 đĩa, các món bánh chiên 300.000 đồng. Thấy giá cao, anh Long phản ứng thì người bán cãi rằng giá như vậy, bớt cho 20.000 đồng và hăm dọa: “Ăn ngập mặt có 2,1 triệu mà không trả, hay muốn ăn đòn?”. Tối đó, nhóm anh Long uống nước tại một quán dọc biển, giá trái dừa tươi lên đến 80.000 đồng, nhân viên của quán cho biết giá tính luôn tiền ghế thuê. Trước đó, vì đặt phòng qua các trang điện tử không được, khi đến nơi giá phòng thuê đã tăng lên gấp đôi (850.000 đồng thay vì 400.000).[1]

"Một số người nhắm đến khách ngoại quốc để mời chào, bán hàng với giá cắt cổ” - anh T.V.Q, chủ một cửa hàng ăn uống ở TP Phan Thiết, phản ánh. Còn theo đại diện khách sạn H.A (phường Hàm Tiến), cách đây một tuần, một du khách Nga đang lưu trú tại khách sạn này đã rất giận dữ vì bị một người bán hàng rong bán một trái dừa với giá 500.000 đồng.[1]

Giá gửi xe tăng lên gắp đôi, gấp ba. Giá gửi xe máy trung bình dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/xe, có điểm nhận trông tới 50.000 đồng/xe. Còn ô tô do giá trông cũng cao hơn nhiều lần. Một chỗ đỗ xe ô tô tại khu vực trung tâm trong những ngày này có thể lên tới 100.000 đồng/xe.[2]

Nhận định

sửa

Phó giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn (Trưởng Khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, "chặt chém" là một vấn nạn kéo sự văn minh đi xuống, sự "vung dao" của kẻ bán, sự "rụt cổ vào" của người mua, làm cho xã hội đang hèn đi...[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “Chặt chém nghỉ Tết: Ghẹ 700 ngàn/con, dừa nửa triệu/trái”. Báo Đất Việt. Truy cập Ngày 16 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Những dịch vụ tranh thủ 'chặt chém' ngày Tết Dương lịch 2016”. VTC News. Truy cập Ngày 16 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ [Soha- Người Việt đang hèn đi vì “chặt chém”]