Thảo luận:Đạn

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Doanvanvung
Dự án Quân sự
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Súng Đạn
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Súng Đạn, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Súng đạn. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Tôi không định viết các chi tiết cụ thể nhưng bạn huyphuc đã viết một số loại đạn cụ thể rồi, đã viết cụ thể thì phải viết hết, nên tôi sẽ bổ sung vào bài này. Trước khi chỉnh sửa bài, tôi đưa các ý kiến của tôi vào phần thảo luận, nếu các phần chỉnh sửa có gì không chuẩn, mời các bạn cứ chỉnh sửa tự nhiên.

Các đạn dược pháo binh mà cụ thể là đầu đạn (project) NATO và Hoa Kỳ phân thành các loại sau:

  • High explosive (HE): đạn nổ mạnh.
  • High explosive rocket assisted (HERA): đạn nổ mạnh có sự hỗ trợ của rốc két (làm tăng tầm bắn cho đạn)
  • High explosive plastic (HEP) hay High explosive squash head (HESH): đạn nổ mạnh có sử dụng chất dẻo ở phái đầu đạn (để tạo hiệu ứng Hopkinson)
  • High explosive antitank (HEAT): đạn nổ lõm chống tăng
  • Armor piercing: đạn xuyên thép (xuyên giáp): đạn xuyên thép loại này được chia thành:
    • Armor piercing (AP): đạn xuyên thép bằng cỡ (loại không có thuốc nổ bên trong, chỉ có lõi xuyên có kích thước bằng với cỡ đạn)
    • Armor piercing capped (APC): đạn xuyên thép bằng cỡ có mũ đệm (loại có thuốc nổ, chóp gió, lõi xuyên bằng cỡ)
    • Armor piercing capped Ballistic Cap (APCBC): đạn xuyên thép bằng cỡ có chóp gió, mũi đệm (loại này khác loại trên là nó có thêm chóp gió)
    • Armor piercing discarding sabot (APDS): đạn xuyên thép thoát vỏ (còn gọi là đạn xuyên thép dưới cỡ, sau khi bắn các vỏ bọc phía ngoài lõi thép tách ra chỉ còn lõi thép có đường kính xuyên nhỏ hơn cỡ đạn nên cũng đựoc gọi là đạn xuyên dưới cỡ, không có thuốc nổ bên trong)
    • Armor piercing Fin Stabilized discarding sabot (APFSDS): đạn xuyên thép thoát vỏ ổn định bằng cánh (loại này cũng là loại xuyên dưới cỡ, có cánh ở sau để ổn định cho đạn, không có thuốc nổ)
    • Hypervelocity Armor piercing (HVAP): đạn xuyên thép siêu tốc (loại này tốc độ đạn rất cao)
  • Antipersonnel (APERS): Loại chống người hay chống bộ binh
  • Canister: (đạn này không có thuốc nổ, chỉ có các mũi tên hay các đinh loại nhỏ, các vật nhọn để sát thương người)
  • Leaflet: đạn truyền đơn
  • Dual purpose: đạn nhiều công dụng
  • Submunition: đạn thứ cấp (loại đạn mẹ có chứa các quả đạn con, hay lựu đạn...)
  • Chemical: đạn hóa học. Đạn hóa học có hai loại chính:
    • Toxic: Đạn chất độc.
    • Smoke: Đạn khói (đạn này nhồi phốt pho trắng (WP) hay các chất tạo khói khác)
  • Illuminating: đạn chiếu sáng

Xin lưu ý là cách phân loại của Nga hay Trung Quốc có thể khác cách phân loại trên Doanvanvung 00:59, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)DoanvanvungTrả lời

Khái niệm đạn sửa

Thực ra cả viên đạn hoàn chỉnh(chủ yếu đề cập đến đạn pháo hay đạn cối) bao gồm đầu đạn (projectile hay Shell (projectile)), ống liều (cartridge case) và tất cả những thành phần bảo đảm cho việc bắn ở tiếng Việt người ta gọi là "phát bắn" còn ở tiếng Anh người ta gọi là round hay "complete round"

Đạn súng hay đạn pháo sửa

Ngay cả việc dùng từ "súng" hay từ "pháo" ở các bài về đạn, súng, pháo binh hay súng cối, pháo tôi nghĩ cũng phải xem lại mới chính xác.

Theo ý tôi hiểu thì súng chỉ các loại súng có cỡ nòng nhỏ, thường là để bắn đạn súng bộ binh chống người, còn loại súng (không biết tôi gọi thế có đúng không hay phải gọi là pháo hoặc đại bác mới chính xác) có cỡ nòng lớn thì người ta gọi là pháo: bao gồm cả pháo binh và pháo cối.

Một số tài liệu bằng tiếng Anh của NATO hay Hoa Kỳ, họ định nghĩa về hai loại này như sau:

  • Artillery ammunition is designed for use in guns, howitzers, mortar and recoilless rifle from 37 mm through 280 mm.
  • Small-arms ammunition, as used herein, describes a cartridge or families of cartridges intended for use in various types of hand-held or mounted weapons through 30 millimeter. Within a caliber designation, these weapons may include one or more of the following: rifles (except recoilless), carbines, pistols, revolvers, machineguns and shotguns.

Như vậy họ căn cứ vào cỡ nòng để xác định nó là đạn pháo binh (được bắn từ súng hay pháo cỡ lớn: từ 37 mm đến 280 mm và có thể lớn hơn nữa) hay đạn súng (cỡ nhỏ) được bắn từ súng trường, súng lục hay súng cạc bin, súng ngắn, hay súng máy. Thường thì đạn súng là loại có cỡ nhỏ không có thuốc nổ. Còn đạn pháo có cỡ lớn thường có thuốc nhổ hoặc các vật nhồi khác.

Nói chung cả tếng Anh lẫn tiếng Việt đều có đặc điểm riêng, một từ có thể có nhiều nghĩa nên chúng ta có thể nhầm lẫn, rất khó phân biệt được một cách rõ ràng. Trong quân sự người ta không dùng từ đạn súng cho các loại đạn cỡ lớn bao giờ: Ví dụ người ta không gọi là đạn súng 105 mm mà chỉ gọi đạn pháo 105 mm. Còn đạn cỡ nhỏ như đạn K56 bắn từ súng AK thì người ta không thể gọi là đạn pháo.

Bài cũ. sửa

 
Hình vẽ cắt bổ một quả đạn chống tăng HEAT.

Đạn là một loại loại vũ khí được bắn từ súng, pháo, hoặc pháo cối để tiêu diệt sinh lực, con người, động vật, làm hư hỏng các công trình, vô hiệu hóa các vũ khí, trang thiết bị, phương tiện của đối phương. Khái niệm về đạn đề cập đến hai loại chính: đạn súng và đạn pháo binh.

Đạn súng (cũng còn gọi là đạn nhọn) là loại đạn có cỡ nhỏ, thường dưới 30 mm, bên trong không có thuốc nổ, bắn từ súng trường, tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng và sự xuyên của nó.

Đạn pháo binh là loại đạn có cỡ lớn (đường kính từ 30mm đến trên 400 mm), bên trong có chứa vật nhồi thông thường là thuốc nổ. Khi đến mục tiêu, một cơ cấu đặc biệt (gọi là ngòi đạn) hoạt động gây nổ cho đạn. Với các loại đạn pháo có chứa thuốc nổ, uy lực từ vụ nổ và sản phẩm vụ nổ như sóng xung kích, mảnh văng, đất đá là nguồn chủ yếu tiêu diệt mục tiêu. Đạn pháo có hai loại chính đạn pháođạn cối

Lịch sử sửa

Xa xưa sửa

Từ thời xa xưa người ta đã biết dùng các thiết bị để phóng các viên đá vào trong thành của đối phương để phá hủy việc phòng ngự và mở của thành cho lực lượng của mình vào đánh chiếm thành. Đến thời thời kỳ trung cổ và cận đại đã có những bước phát triển trong việc phát triển các loại đạn có thuốc nổ bên trong, được bắn từ pháo thần công.

Quay lại trang “Đạn”.