Thảo luận:AFC

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Mekong Bluesman trong đề tài Giải thích

Nên xem lại chứ trước nay tôi hiểu handballbóng ném còn american footballbóng bầu dục. Phan Ba 08:57, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng nghĩ như vậy khi sửa bài này. Chắc chắn không thể dịch thành bóng ném. Ở Mỹ, bóng đá được gọi là soccer, còn football lại là bóng bầu dục. Tuy nhiên, bóng bầu dục của Mỹ không hoàn toàn giống với bóng bầu dục (rugby) ở châu Âu (tôi xem giải Six-Nation). Điều này cần phải hỏi mấy người ở Mỹ như Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Hữu Dụng.--An Apple of Newton 14:22, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Mấy người như tôi càng dốt mấy chuyện này. Ở đây ai cũng gọi là "football", đâu cần phải dịch ra tiếng Việt lòng thòng, mà nói ra chả ai hiểu nữa. Nhưng mới đây có mấy người bà con từ Phi mới qua định cư, chắc tôi phải tìm cách "Việt hóa" mấy tên thể thao này. Nguyễn Hữu Dng 19:11, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
"Ở đây ai cũng gọi là "football", đâu cần phải dịch ra tiếng Việt lòng thòng, mà nói ra chả ai hiểu nữa. " Nguyễn Hữu Dụng nói rất đúng vì ngôn ngữ không hiện hữu trong chân không một mình nó (it does not exist in vacuum all by itslef); nó cần có các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, tâm lý... để tạo ra cái context cho nó hiện hữu và nó cần các người dùng nó để nó tồn tại. Giống như các lĩnh vực khác (và nhiều hơn các lĩnh vực khác vì khía cạnh tâm lý), tuy nó có một số quy luật, có rất nhiều người bảo thủ tối đa (conservative extremist) bảo là cái này là tiếng X còn cái kia không là tiếng X (mặc dù có nhiều người dùng nó và vẫn hiểu nhau), cùng lúc đó cũng có nhiều người sẵng sàng vứt các quy luật đi để đi theo một cái style của một thời điểm (nếu nhìn cách viết tại các chatroom hay trên Internet thì sẽ thấy.) Mekong Bluesman 19:36, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giải thích sửa

Apple viết "Tuy nhiên, bóng bầu dục của Mỹ không hoàn toàn giống với bóng bầu dục (rugby) ở châu Âu ... Điều này cần phải hỏi mấy người ở Mỹ ..."

Tôi không phải người Mỹ nhưng tôi có thể trả lời câu trên.

  • Football bên ngoài Bắc Mỹ là bộ môn thể thao dùng bóng hình tròn và gần như thuyệt đối chỉ dùng chân để đá. Mục đích là đá quả bóng này vào trong lưới của phe đối địch để được điểm, 1 điểm cho mỗi lần đá vào. Trong tiếng Việt đây là "bóng đá", hay một từ nay ít dùng hơn là "túc cầu". Tại Bắc Mỹ, bộ môn này có tên là soccer.
  • Football tại Bắc Mỹ là bộ môn thể thao dùng bóng hình ellipsoid, hay "bầu dục", với hai đầu nhọn. Mục đích là mang quả bóng này qua ngang một đường tại phía cuối sân của phe đối địch để được điểm, 6 điểm cho mỗi lần mang quả bóng qua ngang đường đó. (Ngoài ra còn có các cách tính điểm phụ khác như 3, 2 và 1 điểm.) Bình thường, mỗi lần chơi thì quả bóng có thể được ném về phía trước để một người cùng phe có thể bắt và ôm nó mang qua ngang đường đó, hay bị đè xuống đất bởi phe đối địch. Quả bóng cũng có thể được đưa từ tay một người sang tay của một người khác để người đó ôm nó mang qua ngang đường đó, hay bị đè xuống đất bởi phe đối địch. Sau 4 lần chơi mà không tiến về phía trước 10 yard thì phải trao quả bóng cho phe đối địch để họ chơi. Vì khi chơi bộ môn này sự đụng chạm (để đè người cầm banh của phe đối địch xuống đất, hay nếu mình là người cầm banh thì đẩy phe đối địch ra) rất cần thiết nên các cầu thủ phải mặc các thứ bảo vệ thân thể. Bộ môn này, theo tôi biết, có tên là "bóng bầu dục" trong tiếng Việt.
  • Loại football Bắc Mỹ bên trên cũng có 2 loại chính: American footballCanadian football ("bóng bầu dục Mỹ" và "bóng bầu dục Canada"). Một người xem lần đầu sẽ nói là hai loại này không khác nhau. Nhưng trong bóng bầu dục của Canada thì phe chơi chỉ có 3 lần chơi để tiến 10 yard (thay vì 4 lần như loại của Mỹ) và, do đó, họ ném nhiều hơn khi so sánh với loại của Mỹ. Loại bóng bầu dục của Canada cũng có nhiều cách tính điểm hơn và có các thay đổi để bảo vệ cầu thủ.
  • Football Bắc Mỹ có tiền thân là rugby. Đây là chuyện dễ hiểu vì rugby là bộ môn truyền thống của nhiều người Âu châu (người Anh, người Pháp, người Irish, người Scotish...) và khi họ sang Bắc Mỹ thì nó, qua nhiều năm, biến thành "bóng bầu dục". Rugby cũng dùng quả bóng hình ellipsoid nhưng hai đầu không nhọn và lớn hơn quả bóng của loại football tại Bắc Mỹ; mục đích cũng là mang quả bóng qua ngang một đường tại phía cuối sân của phe đối địch. Vì hình dạng của quả bóng và vì nó lớn nên quả bóng ít khi được ném như khi chơi loại football Bắc Mỹ (ném khó hơn cho người ném, bắt khó hơn cho người bắt, không có đầu nhọn nên không bay xa và bay không đến đúng mục tiêu...), luật cũng không cho cầu thủ cầm quả bóng chạy hơn 15 m. Cách chơi cũng rất khác vì chơi liên tục hơn, ít bị cắt sau 3 hay 4 lần chơi mà không tiến được 10 yard. Quan trọng nhất là tuy có đụng chạm nhưng không có cường độ như loại football Bắc Mỹ nên các cầu thủ mặc rất ít các thứ bảo vệ thân thể. Tôi không nghĩ là tiếng Việt có tên cho bộ môn này; tên chính thức của bộ môn mày là rugby football.
  • Khi rugby sang đến Úc thì nó trở thành một bộ môn Australian rule football. Đây là bộ môn dùng quả bóng của rugby, chơi giống như football Bắc Mỹ và trong một sân cũng hình bầu dục. Đối với các người thích bộ môn này thì đây là bộ môn kích thích (exciting) nhất trong các loại hậu thân của rugby và chính rugby. Theo luật chơi của bộ môn này thì khi một cầu thủ cầm vào quả bóng thì phe đối địch có tất cả mọi cách để làm cho cầu thủ đó không di chuyển nó được! Vì lý do đó, các cầu thủ của bộ môn này rất cao lớn và khỏe mạnh; cao ít nhất 6'1" và không nặng "nhiều mỡ" như vài cầu thủ football Bắc Mỹ (hay tất cả các lực sĩ sumo) mà nặng vì bắp thịt. Đây không phải là bộ môn cho các người có chiều cao và độ nặng trung bình! Chúng ta có thể dùng "bóng bầu dục Úc" cho bộ môn này.
  • Ngoài ra, còn có một bộ môn rất thông dụng tại Ireland là Gaelic football. Đây là bộ môn dùng quả bóng của bóng đá nhưng các cầu thủ dùng tay và chân để mang quả bóng về phía lưới của phe đối địch; không được cầm quả bóng chạy hơn 5 bước, không được ném quả bóng cho phe của mình, chỉ được đấm quả bóng cho phe của mình, không được đá quả bóng, chỉ dùng chân để đá quả bóng lên tay của mình khi đang chạy... và nhiều luật khác. (Tôi có bạn ở Dublin, Ireland nên khi đi thăm họ thì đi xem nhưng chưa biết hết các luật. Cách chơi của bộ môn này đòi hỏi cầu thủ có coordinate về tay, chân và toàn cơ thể hơn cả bóng đá -- tôi biết vì khi còn trẻ tôi đã chơi bóng đá cho một khu của thành phố Montréal nhưng khi tôi xem bộ môn Gaelic football thì tôi sợ.) Bộ môn này thì tôi chắc chắn là không có tên trong tiếng Việt và chúng ta sẽ có dịp "tranh cãi" về tên tiếng Việt của nó trong tương lai!

Mekong Bluesman 23:00, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “AFC”.