Thảo luận:Câu lạc bộ bóng đá trẻ Hà Nội

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Câu lạc bộ Công an Hà Nội
Dự án Bóng đá
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bóng đá, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bóng đá. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “CLB Hà Nội - ACB”. Trang tin điện tử Báo Bóng Đá. 21 tháng 1 năm 2008.

Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Lịch sử CLB bóng đá Hà Nội - ACB”. Thể thao & Văn hóa Online. 27 tháng 5 năm 2008.

Đội hình tham dự V-League 2006 sửa

 

Câu lạc bộ Công an Hà Nội sửa

Theo tôi nên có bài riêng về CLB Công an Hà Nội, không nên để lẫn lộn nhiều câu lạc bộ vào một bài như thế này. Công an Hà Nội xưa thành tích hào hùng, chứ không lẹt đẹt năm nào cũng lo chống xuống hạng như Hà Nội ACB. Hồi xưa có thời gian tồn tại cả CAHN và LG HN ACB vì ban đầu tiền thân của HN ACB là Đường sắt VN chứ không phải CAHN. Do vậy cần tách bạch thành các bài riêng. conbo trả lời 01:15, ngày 29 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nói theo một cách lôgic thì ai cũng công nhận tiếp nối Công An Hà Nội chính là đội HN ACB bây giờ. Ở giải 2003, Hàng Không Việt Nam (mà tiền thân là CAHN trụ hạng) trụ hạng, mùa giải năm sau đổi tên thành LG HN ACB bằng việc xát nhập hai đội bóng, giải năm 2004 thành phần cốt cán gồm đa số các cầu thủ Công An Hà Nội (Vũ Minh Hiếu, Lưu Thanh Châu v.v.) được gửi sang đá theo dạng biệt phái. Hội CĐV chính thức cũ của CAHN (CHF) cũng công nhận LG HN ACB bây giờ là tiếp nối của CAHN cũ. Đội bóng HN ACB mà conbo nói mùa giải năm 2003 tên là LG ACB HN đã xuống hạng, và chuyển giao cho Hòa Phát. Như vậy đội bóng tiếp nối Đường sắt VN là Hòa Phát chứ không phải HN ACB. Còn thành tích đội bây giờ khác xưa mà phủ nhận truyền thống tôi không hiểu conbo có đùa không khi phát ngôn những câu đấy. Khi Thể Công xuống hạng đúng năm kỷ niệm 50 tuổi, CĐV của họ đâu có nói thôi đội bóng này không phải Thể Công đâu, Thể Công chúng tớ 5 lần vô địch quốc gia, 15 lần vô địch miền bắc, chứ đâu phải đội bóng chơi ở hạng hai, đội bóng này là đội bóng cán bộ công nhân viên của Viettel đấy chứ. Còn xin nhắc lại với conbo với tư cách là người hâm mộ bóng đá thủ đô, đội bóng nào cũng có thời kỳ thăng trầm của nó, nhiệm vụ của người hâm mộ là ủng hộ đội bóng trong lúc khó khăn để tìm lại thành tích xứng đáng với truyền thống xưa. CAHN trước cũng đã từng hai lần phải xuống hạng, kể cả thời kỳ có danh thủ Từ Như Hiển, và thời kỳ trước khi ông Nguyễn Văn Nhã lên năm đội đầu những năm 90, phải chăng cũng nên vì những đội bóng đá có thành tích không xứng với CAHN mà ta không gọi là CAHN. Dung005 (thảo luận) 10:27, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm của conbo. Là một người hâm mộ bóng đá nhưng tôi cho rằng việc tách rời từng phần sẽ giúp dễ theo dõi hơn là viết dính chùm. Để theo dõi từng giai đoạn tách nhập chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công cụ see also. Việc tách riêng cũng giúp sắp xếp các thể loại dễ dàng hơn. Còn việc kế thừa thì đấy chỉ là một cách tiếp thị thương hiệu đối với các đội bóng về sau. MỘt phiên hiệu đội bóng có lên xuống nhưng khi không thay đổi phiên hiệu thì họ vẫn là họ. Nhưng thật khó mà nói đội Thanh Hóa kế thừa đội Thể Công hoặc đội TPCHM là kế thừa của CSG, dù thói quen (thậm chí trên phương tiện truyền thống) vẫn sử dụng kế thừa.
Theo tôi, cách trình bày nên theo phiên hiệu và thời gian tồn tại của đội. Cách này có lợi thế vì căn cứ trên quy định của quy chế bóng đá chuyên nghiệp về tên đội bóng (Tên riêng hoặc tên Doanh nghiệp + tên Địa phương. Tên CLB phải được giữ lâu dài không thay đổi trong nhiều năm; tên nhà tài trợ chỉ được gắn với tên đội bóng khi tham dự giải). Hầu hết các đội bóng đều gắn bó với một tên riêng hoặc địa phương cụ thể nên trừ khi đội bóng thay đổi tên riêng (như CSG) hoặc thay đổi địa phương (như Xuân Thành Hà Tĩnh) thì mới phải trình bày theo cách ngoại lệ. Tuy nhiên, dù vậy thì việc tách ra để trình bày từng bài riêng vẫn là ít rối rắm nhất. Thái Nhi (thảo luận) 13:37, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Câu lạc bộ bóng đá trẻ Hà Nội”.