Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí và sách
Nội dung trên Wikipedia tiếng Việt ngày càng phong phú, nhiều bài của Wikipedia tiếng Việt đã được tham khảo trên các báo chí và sách tiếng Việt (trực tuyến và trên giấy). Sau đây là một số liệt kê của những lần Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn trong các bài báo và sách. Nếu bạn tìm thấy những trường hợp tương tự, xin thêm vào đây.
Năm 2024
sửa- Ngày 6 tháng 1, tác giả Minh Anh của báo Công Lý đã sử dụng phần dẫn đầu của bài Taylor Swift và Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift để đưa tin với tựa đề Taylor Swift gây ảnh hưởng đến công nghiệp âm nhạc và văn hoá đại chúng.
- Ngày 20 tháng 1, trang Tạp chí Tri thức – ZNews khi trích đăng chương "Nước Mỹ mất những gì sau khi JFK bị ám sát" của sách John F. Kennedy – Một cuộc đời dang dở (ISBN 978-604-88-8583-0) đã lấy hình ảnh minh họa kèm theo nguyên văn mô tả ảnh từ phần mở đầu của bài vụ ám sát John F. Kennedy (có trích nguồn Wikipedia).
- Ngày 26 tháng 1, Minh An đến từ tạp chí điện tử Một thế giới đã chép ý phần mở đầu và câu thứ hai trong mục Nổi tiếng và trở thành ngôi sao trong bài viết Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift để giới thiệu sơ nét về ảnh hưởng của Taylor Swift.
- Ngày 16 tháng 2, báo điện tử VTC News khi cung cấp bảng giá ô tô Lamborghini đã sử dụng hình ảnh lấy từ bài Lamborghini Aventador.
- Ngày 7 tháng 3, Bích Ngọc của báo Dân Trí và Mạnh Hà thuộc báo VietNamNet lần lượt lấy ý tưởng phần mở đầu của bài Taylor Swift để tóm tắt sơ lược tiểu sử trong khung về cô ca sĩ.
- Ngày 17 tháng 4, nội dung bài ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản bị báo Người Việt lấy thông tin để đăng báo nhưng lại không có ghi nguồn từ Wikipedia.
- Ngày 14 tháng 5, báo Giáo dục và Thời đại đã trích dẫn thông tin trong bài viết Trong lòng đất, tờ báo này cũng đã trích dẫn nguồn cụ thể được lấy từ phiên bản ngày 12 tháng 5 năm 2024 trên Wikipedia.
- Ngày 18 tháng 5, định nghĩa "Sân ga" (phiên bản 67883555) được báo Tuổi trẻ sử dụng trong bài Sao phải dùng từ 'ke ga' mà không là sân ga, cửa ga, trạm chờ... khi biển hiệu của sân ga Bến Thành thuộc Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh) dịch từ platform là "ke ga"
- Ngày 13 tháng 6, tạp chí Công dân & Khuyến học đã sao chép đoạn mở đầu trong bài viết Khánh Thi để mô tả tiểu sử của cô trong bài viết Khánh Thi trở thành trọng tài khiêu vũ thể thao quốc tế (có trích nguồn Wikipedia, nhưng được viết thành WikiPedia).
- Trong sách giáo khoa Toán lớp 5 tập 2 của bộ sách Bình Minh, trong bài 108. Ki-lô-mét vuông. Héc-ta trang 30, chú thích Lược đồ hành chính Thủ đô Hà Nội có thông tin "Diện tích Thủ đô Hà Nội là 3 360,32 km2", có ghi nguồn Wikipedia. Có lẽ nội dung lấy từ bài viết Hà Nội phiên bản năm 2023-2024.
- Bài viết "Báo động thành tích U-19 Việt Nam ở Đông Nam Á" của báo Tuổi Trẻ bên lề giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á 2024 đã sử dụng ảnh chụp bảng thống kê kết quả qua các kỳ giải đấu từ bài viết về đội tuyển U-19 Việt Nam (có ghi nguồn Wikipedia).
- Sách Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (tái bản lần thứ ba, năm 2024). Mục Em có biết thuộc bài 32: Nấm, trang 111 có sử dụng nguồn dẫn từ bài viết Armillaria ostoyae bên Wikipedia tiếng Anh. Nội dung biên dịch: "Hệ sợi của một cá thể nấm mật [Armillaria ostoyae] đã len lỏi trong khoảng 9,1 km2 đất rừng ở Mĩ, chính vì thế nó được coi là cá thể sinh vật lớn nhất trên Trái Đất"
Năm 2023
sửaBản mẫu sách giáo khoa tin học 4 của Kiến tạo công dân toàn cầu (NXB Đại học Vinh, năm 2023) Bài 7: Từ khóa - Tìm kiếm thông tin trên Internet (trang 25, hình 7.4) có sử dụng ảnh chụp màn hình một phần bài viết Hồ Hoàn Kiếm, có lẽ là phiên bản 69236735 (tháng 12 năm 2022).
Trang báo Đảng Cộng sản Việt Nam có trích nguồn trên Wikipedia "Thiên thạch (tiếng Anh là meteoroid) là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất." dựa theo bài viết Thiên thạch theo phiên bản 23903881 (tháng 7 năm 2016).
Năm 2022
sửaTrong bài viết Giáo viên phản ánh, cùng bộ SGK mỗi cuốn viết một kiểu gây khó cho học sinh của Tạp chí giáo dục Việt Nam, khi bàn về sự không thống nhất trong nội dung về cao nguyên Deccan (Ấn Độ) trong sách Lịch sử và Địa lý lớp 6 và lớp 7, sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bài báo có dẫn một đoạn văn bản thuộc bài Deccan.
Trong sách Ma quỷ dân gian ký, quyển 2, trang 22, một đoạn nội dung trong bài chứng tê liệt khi ngủ được trích dẫn. Cụ thể, trong sách viết: "Wikipedia giải thích về hiện tượng này như sau: Bóng đè tái hiện với những gì con người ghi nhận được trước khi chìm vào giấc ngủ [...] nhiều người đã đồng hóa giấc mơ với hiện thực mới dẫn đến hiểu nhầm lúc đó mình đã thức rồi."
Năm 2021
sửaSách giáo khoa toán 6, tập 1 của Cánh Diều (năm 2021) Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên (trang 25, phần có thể em chưa biết, đề mục "Vi khuẩn lị E. coli) trích một đoạn dẫn thuộc phiên bản 64660406 của bài Escherichia coli.
Năm 2020
sửa- Thể thao & Văn hóa ngày 19 tháng 3 đăng bài Lập Xuân 2020 là ngày nào của Thảo Nhi trong đó phần đầu bài báo gần như chép y nguyên nội dung mục từ Lập xuân.
- Trong bài viết "25 phim điện ảnh Hàn Quốc hay nhất thế kỷ 21" đăng ngày 28 tháng 8, Tú Anh từ báo Tiền phong đã sao chép toàn bộ phần mở đầu của The Man from Nowhere để đưa vào một đề mục trong bài.
Năm 2018
sửaTháng 5
sửaBáo An ninh Thủ đô đăng bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Trâm trong bài viết "Ngồi khóc trên cây" của Nguyễn Nhật Ánh sẽ được chuyển thể thành phim, trích toàn bộ phần mở đầu phiên bản gần nhất vào thời điểm đó của bài Ngồi khóc trên cây nhưng không ghi nguồn từ Wikipedia.
Tháng 3
sửaBáo Công giáo đăng bài viết của tác giả Gioakim Nguyễn trong bài viết Tại sao bổ nhiệm Giám Mục thường lâu đến vậy? sử dụng cấu trúc cũng như lấy phần lớn ý tưởng từ bài Bổ nhiệm giám mục của Giáo hội Công giáo.
Năm 2017
sửaTháng 1
sửaTrang trực tuyến của báo An Ninh Thế Giới dùng bài Lê Mạnh Hà trên Wikipedia tiếng Việt làm căn bản để phỏng vấn chính ông ta. Ông Hà chỉnh Wikipedia: "Thật ra Wikipedia có tí nhầm lẫn. Năm 1992, tôi đã là thiếu tá quân đội và ra quân, về giảng dạy ở Trường Hàng không Việt Nam. Năm 1996, tôi sang làm chuyên viên ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2001 tôi về Thành phố Hồ Chí Minh làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đó mới chính thức “làm quan”." Con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh nói về chuyện “con ông cháu cha”
Tháng 6
sửaNgày 5 tháng 6, bài báo Little Saigon: Soạn giả Yên Lang, tác giả ‘Đêm lạnh chùa hoang,’ qua đời của Ngọc Lan trên báo Người Việt đã trích một phần từ bài viết Yên Lang.
Tháng 11
sửaNgày 10 tháng 11, tác giả Văn Bảy từ báo Thể thao & Văn hóa đã lấy nguồn từ bài viết Cô Ba Sài Gòn của Wikipedia cho thông tin về tên những người viết kịch bản bộ phim Cô Ba Sài Gòn trong bài báo "Phim 'Cô Ba Sài Gòn': Hình ảnh đẹp, nhưng câu chuyện áo dài khiên cưỡng".
Năm 2016
sửaTháng 5
sửaNgày 16 tháng 5, báo VnExpress viết bài Những girlgroup đối thủ của SNSD hiện nay như thế nào. Trong đó, báo đã dùng Tập tin:Pop group T-ara is greeting on stage during the launch ceremony for Team Korea on September 11, 2014.jpg của Commons.
Tháng 8
sửa- Ngày 11 tháng 8, báo Tuổi trẻ Online viết Soạn Bách khoa toàn thư VN theo hướng mở như Wikipedia. Báo đề cập Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo nghiên cứu đổi mới phương thức biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam theo hướng kết hợp giữa phương thức truyền thống và phương thức biên soạn mở của Wikipedia.
Tháng 9
sửaNgày 30 tháng 9, nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Từ Huy viết trên báo đài RFA về đề tài Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ?(III) dùng bài Danh sách đảng phái chính trị Việt Nam đã viết "Trên thực tế, theo thống kê của Wikipédia tiếng Việt, kể từ năm 1912 đến hiện nay, Việt Nam có 44 đảng." và các chi tiết khác.
Tháng 12
sửa- Ngày 2 tháng 12, báo Nhân dân đăng tin Cảnh giác và đấu tranh với luận điệu bịa đặt, dựng chuyện trích ra một phần bài viết Thuyết âm mưu của Wikipedia.
- Ngày 20 tháng 12, trên bài báo Nguồn gốc của chữ tượng hình và cách phân biệt chữ Nôm, chữ Hán trả lời câu hỏi bạn đọc của báo Nông nghiệp Việt Nam, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng đã dẫn ra thông tin từ Wikipedia về định nghĩa chữ Hán.
Năm 2015
sửaTháng 5
sửa- 1/5: Báo Thanh Niên (chuyên trang Sài Gòn ẩm thực) viết về những công trình của Sài Gòn xưa, lấy nguồn từ các bài trên Wikipedia: Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh, khách sạn Continental, Bưu điện trung tâm Sài Gòn, Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Họ không ghi nguồn từ Wikipedia.
- 21/5: Báo Lao Động trong bài báo Khám phá trực thăng vận tải “siêu mã” số 1 của Mỹ, câu mở đầu lấy nội dung từ bài viết trực thăng CH-53E Super Stallion. Bài viết không ghi nguồn Wikipedia.
Tháng 7
sửaNgày 28 tháng 7, báo Tuổi trẻ Online viết Wikipedia thiếu chi phí duy trì hoạt động. Báo đề cập việc Wikipedia bắt đầu thử nghiệm quảng cáo trên website do thiếu kinh phí.
Tháng 8
sửa19/8: Báo mạng Dân Trí lấy bài từ báo Petro Times, trích bài Natri xyanua khi nói về Vụ nổ tại Thiên Tân 2015. (Có thể xử lý thảm họa tràn hóa chất trong vụ nổ Thiên Tân như thế nào?)
Tháng 10
sửa24/10: Báo Tuổi Trẻ có bài Tên gọi nhà thờ Đức Bà từ bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình lấy nguồn từ bài Tượng Đức Bà Hòa Bình và Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn trên Wikipedia tiếng Việt. Tác giả không đề cập đến nguồn từ Wikipedia.
Tháng 11
sửa15/11: Báo Điện tử VnExpress có bài "Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và hai lần bốc thăm định mệnh" lấy phần lớn nội dung từ bài Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn trên Wikipedia. Tác giả không đề cập đến nguồn từ Wikipedia.
Tháng 12
sửa- 23/12: Báo Giáo dục có bài Hồ sơ đen của Tân Hiệp Phát trên Wikipedia lấy toàn bộ bài viết Tân Hiệp Phát trên wikipedia và nêu rõ thông tin này lấy từ đây.
- 28/12: Trang mạng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên Thông luận (bây giờ thật sự là song nguyên vì đã chia ra làm 2 phe với 2 trang mạng khác nhau) có một bài viết với một câu thật vô nghĩa : "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng đã thừa nhận: “Dưới thời Markus Wolf, Cơ quan tình báo đối ngoại Đông Đức trở thành một trong những tổ chức hiệu quả nhất trên thế giới." Đâu có biết rằng bất cứ ai cũng có thể thừa nhận bất cứ cái gì trên Wiki mà không cần có nguồn. ( Dù ông đã đem theo một ít bí mật xuống mồ (Thế Dũng))
Năm 2014
sửaTháng 8
sửaNgày 15 tháng 8, báo Tuổi trẻ Online viết Dân Anh tin Wikipedia hơn báo chí. Báo đề cập về tuyên bố của Jimmy Wales rằng "Người Anh tin tưởng Wikipedia hơn báo chí".
Tháng 4
sửa- 12/4 Trong cuộc phỏng vấn Giám mục Giuse Châu Ngọc Tri, ông có trích Lịch sử giáo phận Cao Bằng, Lạng Sơn, ông nêu rõ nguồn Wikipedia.
- Ngày 11 tháng 8, báo Tuổi trẻ Online viết Tám năm, sửa đúng một lỗi trên Wikipedia. Báo đề cập về Kỹ sư phần mềm người Mỹ Bryan Henderson (User:Giraffedata). Nêu rõ ba nguồn https://medium.com/backchannel/meet-the-ultimate-wikignome-10508842caad#.isv1pjn08, https://en.wikipedia.org/wiki/User:Giraffedata/comprised_of, http://public.wsu.edu/~brians/errors/comprised.html
Năm 2013
sửaTháng 10
sửa15/10: Báo Thanh Niên điện tử, cuối bài Dở cười chuyện Tao Đàn bị 'ma ám' và 'ghê rợn nhất thế giới' có trích thông tin ngắn của mục từ Công viên Tao Đàn trên Wikipedia tiếng Việt, có ghi nguồn.
Tháng 4
sửa2/4: Báo Lao Động Kỳ lạ hoa ưu đàm mọc trên cành sen ở Kim Điện Đại Nam trích dẫn bài Hoa Ưu Đàm "Trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi rõ: Hoa ưu đàm - còn gọi là ưu đàm bát la, ưu đàm ba la, ưu đàm bạt la, ưu đàm bà la, ô đàm bà la, ô đàm la, ưu đàm bát. Ưu đàm, ô đàm là phiên âm Hán-Việt của từ "udumbara" trong tiếng Phạn hay tiếng Pali- có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”", "Kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa ưu đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất hiện khi có Đức Phật hay vị Kim luân vương, Chuyển luân Thánh vương xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. Có hai giả thuyết khác nhau về việc nó nở ra sao. Một cho rằng, loài hoa chỉ nở 3.000 năm một lần. Thuyết khác lại cho rằng nó nở 12 năm một lần để báo hiệu. Việc đề cập thời gian nở của hoa ưu đàm 3.000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa ưu đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị phật tại thế."
Tháng 3
sửa29/3: Báo Tuổi Trẻ, bài Mạng xã hội: cuộc chơi không đơn giản của Đức Thiện trích dẫn bài mạng xã hội: "Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa MXH (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên có cùng sở thích trên Internet, với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian".
Tháng 2
sửaBáo VnExpress đăng bài Những loài rắn độc ở Việt Nam, đoạn về Rắn lục đầu bạc Azemiops feae và Rắn lục Trùng Khánh Protobothrops trungkhanhensis có sử dụng nội dung tại Wikipedia tiếng Việt, 1 trong 2 có ghi nguồn.
Tháng 1
sửa- Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông khi đăng bài "Người Rục Việt Nam lọt top 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới" ngày 26/01/2013 có viết "Theo Wikipedia, người Chứt (còn gọi là người Rục) là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam". Thậm chí, phóng viên Bình An còn bê nguyên câu "Tộc người Rục được một tiểu đội công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12/8/1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người"; "quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh"; "Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người".
- Báo Thể thao & Văn hóa với bài Cầu thủ Việt kiều: Không thiếu! đăng lại danh sách cầu thủ gốc Việt ngày 11/1/2013.
Năm 2012
sửaTháng 2
sửaBáo Tuổi trẻ đăng chuyên đề về "Chống người thi hành công vụ có phạm tội không?" trong đó có đăng bài của Giáo sư Hoàng Xuân Phú với nội dung: "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng: “Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội”. Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam". Giáo sư đã dùng khái niệm Công vụ được nêu trên Wikipedia Tiếng Việt để làm cơ sở cho lập luận của mình.
Tháng 9
sửaNgày 21 tháng 9, báo Tuổi trẻ Online viết Tác giả không phải "nguồn đáng tin cậy"?. Báo đề cập việc Wikipedia không cho nhân vật được viết trong Wikipedia sửa chính mình trong Wikipedia.
Tháng 12
sửaBáo Tuổi Trẻ có đăng bài "Dòng họ 24 ngón" trong đó có đoạn nói về chứng dị tật thừa ngón được trích về từ Wikipedia Tiếng Việt.
Năm 2011
sửaTháng 10
sửa- 19/10/2011, Mai Trang trên VnExpress viết bài Một người Việt có thể thành toàn quyền bang Nam Australia nói rằng Wikipedia cho hay "Ông (Lê Hiếu-sinh năm 1954) là người Việt đầu tiên được một trường đại học (en:University of Adelaide?) cấp bằng tiến sĩ danh dự". Tuy nhiên, tên của ông trên wikipedia là Lê Văn Hiếu.
- 5/10/2011, Tuyết Diệu trên báo Phú Yên viết bài Hiphop lôi cuốn giới trẻ sử dụng định nghĩa trên mục từ Hip hop, có nói "Theo từ điển mở Wikipedia Việt Nam".
Tháng 9
sửa- 21/9/2011, Bảo Bình trên báo Đất Việt viết bài Tả quân Lê Văn Duyệt thân thái giám... làm nên nghiệp lớn có sử dụng thông tin và hình ảnh của bài Lê Văn Duyệt
- 10/9/2011, Lê Đình Dũng trên báo Lao Động viết bài Đi bẫy "chuột tuyệt chủng 11 triệu năm" có sử dụng thông tin từ bài Chuột núi Lào Laonastes aenigmamus.
- Ngày 07/09/2011, bài Khám phá làng cổ ‘bên rừng Mai’ đất Quảng Trị và ghi nguồn Wikipedia, đăng trên Báo Đất Việt từ bài Làng Mai Xá.
- Báo Đất Việt đóng tại Tòa soạn: 108 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội của LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM ngày 6/09/2011 có bài viết của một nhà báo nổi tiếng với bút danh "Bảo Bình" có bài Hoa Lư thi tập chờ công nhận di sản tư liệu thế giới trên đó ghi rõ "Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở, cuốn sách độc bản sử thi Hoa Lư thi tập này được trung tâm kỷ Lục Guiness Việt Nam xác lập sách kỷ lục vào tháng 11/2010." Bài báo cho thấy nhà báo này ngoài tìm hiểu các thông tin trực tiếp tại cố đô Hoa Lư có tham khảo thông tin thêm trên wikipedia.
- Trần Hữu Hiệp viết bài “Áo bà ba duyên dáng đồng bằng”, báo Lao Động, 1/9/2011 đã sử dụng thông tin từ bài Áo bà ba#Áo bà ba hiện đại
Tháng 8
sửa- Báo Đất Việt đóng tại Tòa soạn: 108 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội của LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM ngày 23/08/2011 có bài viết "Cột kinh đá Ninh Bình ‘ứng viên’ di sản tư liệu thế giới" trên đó ghi rõ sử dụng nguồn và ảnh của bài chùa Nhất Trụ trên bách khoa toàn thư mở. (Câu: "Theo từ điển bách khoa toàn thư mở, thạch kinh chùa Nhất Trụ là một minh chứng sinh động cho nền nghệ thuật điêu khắc đá Việt Nam" và dẫn chứng ảnh "Cột kinh cổ nhất Việt Nam. Ảnh:Wikipedia")
- Tờ báo Đất Việt của LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM 108 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội ngày 31/8/2011 có bài viết Những dấu tích 'kinh đô thiên tạo' ở vùng núi đá Ninh Bình sử dụng nội dung và hình ảnh từ 2 bài Hoa Lư và Cố đô Hoa Lư của wiki, trong bài viết có câu: "Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, Hoa Lư xưa từng được gọi kinh đô thiên tạo bởi thành quách và đền đài, lăng tẩm chủ yếu được xây dựng dựa vào núi non, sông nước."
Tháng 7
sửaBáo Đất Việt ngày 28/07/2011 có bài viết: Tổ chức ngày Quốc tế Hổ tại Việt Nam trong đó có dẫn bài giới thiệu về hổ và ghi rõ nguồn từ Wikipedia.
Tháng 6
sửa- Báo Tuổi trẻ số ra ngày 15/6/2011 và Tuổi trẻ điện tử có bài Bướm "khủng" xuất hiện ở Bình Dương, có đoạn nhắc đến Attacus atlas: "Theo Wikipedia, bướm khế có tên khoa học Attacusatlas, là loại bướm đêm lớn nhất thế giới, được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Đông Nam Á".
- Báo Đất Việt ngày 20/6/2011 có bài Những 'thần bài' gốc Việt khuấy đảo làng cờ bạc thế giới trong đó có chép một đoạn trong bài Scotty Nguyễn nhưng lại không ghi nguồn.
Tháng 4
sửaNgày 9/4/2011, Báo VTC News đăng bài Tranh cãi quanh ngôi mộ: Mộ Đề Thám hay người ăn mày?, trong đó có đoạn nhắc đến Hoàng Hoa Thám trích dẫn câu: "Ông bị mắc mưu ba người Tàu giả danh lính Lê Dương. Họ trá hàng với lời hứa sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo thuốc nổ và vận hành súng Thần Công. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của ông. Họ mang đầu ba ông ra Nhã Nam giao nộp cho Pháp. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Thủ cấp của Đề Thám cùng thuộc hạ bị Pháp bêu ở cả Nhã Nam, Bắc Ninh để thị uy dân chúng." và ghi chú: [Nguồn: wikipedia.org].
Tháng 3
sửaBáo VietNamNet có đăng bài về Nguyễn Cao Kỳ Duyên, trong đó có nhắc đến nguồn Wikipedia. (Ngày 02/3/2011)
Tháng 1
sửaBáo Đất Việt dùng nguyên văn đoạn tiểu sử trong bài Quách Thị Hồ trong bài báo Tôn vinh đào nương huyền thoại đất Hà thành mà không ghi nguồn gốc từ Wikipedia.
Năm 2010
sửaTháng 11
sửa- Báo VietNamNet dùng ý trong bài AK-47 trong bài báo Mua xe được khuyến mãi súng AK mà không ghi nguồn gốc từ Wikipedia.
Tháng 8
sửa- Báo Đời Sống Pháp Luật của Hội Luật gia Việt Nam dùng 1 phần bài Gia Long trong bài Án xưa: Nguyễn ánh và vụ trả thù tàn khốc mà không ghi nguồn Wikipedia.
- Vietnamnet.vn đăng bài "Dụng cụ tình dục dưới góc nhìn y học xã hội" và có ghi chú "Theo nguồn Wikipedia,..."
- Trong loạt bài về Ngô Bảo Châu, các báo điện tử Việt Nam net (không ghi nguồn), Tuổi trẻ (có ghi nguồn), và Vnexpress (không ghi nguồn) đã sử dụng 1 phần các bài Ngô Bảo Châu và Huân chương Fields.
- Báo Tuổi Trẻ Online đã đăng bài "Du lịch Bàn Môn Điếm - Kỳ 1: DMZ - Lời khấn nguyện hòa bình", trong đó một trích đoạn có ghi chú lấy từ Wikipedia. Có ghi nguồn Wikipedia.
Tháng 7
sửaBáo Thanh Niên (bản in và bản điện tử) ra thứ 7 ngày 10/07/2010 trong bài viết về luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã gần như trích nguyên văn từ bài viết Nguyễn Hữu Thọ ở Wikipedia trong phần giới thiệu về ông, không ghi nguồn.
Tháng 5
sửaNgày 10/5/2010 Báo mạng du lịch (http://www.mangdulich.com) có bài Tiềm năng du lịch Ninh Bình với nội dung được sử dụng tại mục Du lịch bài viết Ninh Bình trên Wikipedia. Cuối bài viết này có ghi nguồn Wikipedia.
Tháng 4
sửa- Ngày 19/4/2010 Báo điện tử www.caobang.gov.vn tỉnh Cao Bằng có bài Chiếu Dời Đô sử dụng ngôn từ như bài viết chiếu dời đô, kết thúc bài viết có ghi nguồn Bách khoa toàn thư – Wikipedia.
- Ngày 06/04/2010 Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp có bài Đầu tư 10 tỷ đồng làm phim về cuộc đời Vua Đinh Tiên Hoàng có trích đoạn dẫn mở đầu tại bài viết Đinh Tiên Hoàng, ghi rằng: "Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) húy Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế trong thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần trải suốt hơn 400 năm và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử."
Tháng 3
sửa- Website Dailyinfo (Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel) đã có bài mang tựa đề "Bảo Thy: "Tôi chưa bao giờ phẫu thuật thẩm mỹ". Phần mở đầu bài Bảo Thy đã được sử dụng trong bài viết này nhưng không ghi nguồn từ Wikipedia.
- Ngày 4 tháng 3, Vietnamnet có bài "Người Mẹ lớn của lòng Từ ái" viết về Mẹ Teresa. Thông tin tham khảo từ bài Mẹ Teresa trên Wikipedia, có ghi nguồn.
- Ngày 6 tháng 3, Vietnamnet có bài "Vang lừng lịch sử một thời: đế chế Ottoman", viết về đế quốc Ottoman của Nhật Vy. Thông tin tham khảo từ Wikipedia, có ghi nguồn.
- Ngày 16 tháng 3, Báo Công an nhân dân có bài Hãy cúi xuống nhìn vào chân mình trong đó có ghi rõ: "Hãy xem tình hình tôn giáo ở Việt Nam qua một vài con số, do Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cung cấp: Việt Nam có 6 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo Roma, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo.…"
- Ngày 28 tháng 3, báo Tuổi Trẻ có bài viết Câu được cá trắm nặng 30kg. Phần mở đầu của bài Cá trắm cỏ đã được sử dụng trong bài báo.
Tháng 2
sửaNgày 15/2/2010 Báo điện tử Công ty Cổ Phần Dịch vụ Du lịch và Truyền Thông Rất Việt có bài viết Chùa Bái Đính với nội dung giống với bài chùa Bái Đính tại thời điểm này. Kết thúc bài viết có ghi nguồn Theo wikipedia.org
Tháng 1
sửa- Đoạn đầu bài Hố đen được sử dụng trong bài "Trái đất gần một hố đen" của Minh Long trên VnExpress ngày Chủ nhật 3 tháng 1 năm 2010.
- Một phần đoạn đầu bài Tupolev Tu-154 được sử dụng trong bài Iran: cháy máy bay do Nga sản xuất của Nhật Vy trên báo điện tử VietNamNet ngày 24 tháng 1 năm 2010.
Năm 2009
sửaTháng 12
sửaTrong bài Biến đổi khí hậu và cuộc chiến sinh tồn - Bài 1: Dải đất Sơn Tinh đăng trên báo Sài Gòn giải phóng, tác giả sử dụng khá nhiều câu chữ trong bài Kim Sơn của wikipedia để viết về vùng đất mở mỗi năm lấn ra biển hàng trăm mét này. Đặc biệt nhất là đoạn: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Kim Sơn cùng với Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha của đồng bằng Bắc bộ.
- Ngày 2/12/2009, Báo Pháp luật online có bài Các điểm du lịch nhếch nhác trong đó có câu: "Wikipedia cho biết: “Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích tự nhiên 1.387 ha, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình” và “Quần thể di tích này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định khoanh vùng bảo tồn”. Đây là nguồn thông tin có trong bài cố đô Hoa Lư.
Tháng 11
sửa- Trong bài Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long của Tổng cục Du lịch Việt Nam. có sử dụng nội dung giống với nội dung bài khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long của Wikipedia Tiếng Việt
- Trong bài Tỉnh Ninh Bình trên trang văn hóa Việt Nam, sử dụng nội dung y như bài Ninh Bình của wikipedia tiếng Việt.
Tháng 10
sửa- Trong bài Obama + Giải Nobel = 2 "cú đấm"? của báo VietNamNet có sử dụng bài giải Nobel Hòa bình của Wikipedia Tiếng Việt. Bài báo ghi nguồn Wikipedia.
- Trong bài Gửi về Ninh Bình: Danh thắng mà như thế sao? của báo Văn hóa online có sự dụng văn phong dẫn nhập y hệt trong bài Tam Cốc - Bích Động: Tam Cốc - Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một trong 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
- Trong bài Quan họ Bắc Ninh của báo du lịch Việt Nam có sử dụng văn phong y hệt bài Quan họ tại thời điểm đó. Tuy nhiên bài báo không ghi nguồn của Wikipedia.
Tháng 9
sửa- Websie chính thức của Đại hội Thế thao châu Á trong nhà 2009 có đăng bài giới thiệu về sân vận động Mỹ Đình rất giống nội dung bài Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Không ghi nguồn từ Wikipedia.
- Báo Điện tử Thể thao Việt Nam có bài viết Toàn cảnh về AIGs III lấy 100% nguồn từ bài Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2009 từ hình ảnh đến nội dung. Không ghi nguồn từ Wikipedia.
Tháng 7
sửaTháng 6
sửa- 26 tháng 6: Trang điện tử NhacVietPlus (của Vietnamnet) đăng bài viết về Michael Jackson có dùng thông tin bài Michael Jackson trên Wikipedia tiếng Việt. Chỉ ghi "Tổng hợp từ nhiều nguồn"[1].
Tháng 5
sửaBài Không thể nghi ngờ chất lượng! trên Báo Bóng đá online, ngày 13 tháng 5 năm 2009 sử dụng bài Olympiakos F.C. cho phần giới thiệu về câu lạc bộ.
Tháng 3
sửa- Bài "Người học trò xuất sắc nhất của ông Kim Ngọc" trên Tuần Việt Nam, VietnamNet, ngày 28/03/2009 sử dụng bài Kim Ngọc làm tham khảo.
- Hai bài viết và "Tìm hiểu môn bóng rổ" của Thể thao & Văn hóa Online đăng ngày 25 tháng 3 dùng toàn bộ 2 bài viết lần lượt là cricket và bóng rổ của Wikipedia tiếng Việt (Thể thao & Văn hóa Online chỉ ghi nguồn là Wikipedia).
- Bài Đẩy giá tân dược lên cao, phụ thuộc vào nhà nhập khẩu trên báo Công An Nhân dân, số 1335 ra ngày 23/03/2009 có sử dụng số liệu và nội dung từ bài Ngành dược Việt Nam làm tham khảo, đáng tiếc báo này không ghi nguồn tham khảo từ Wikipedia tiếng Việt.
Tháng 2
sửa- Thông tin từ các bài Câu lạc bộ bóng đá Bình Dương, Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An, Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An, Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng, Câu lạc bộ bóng đá Nam Định, Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, được trang web của báo Bóng đá sử dụng trong bài giới thiệu về 6 đội bóng này. Bình Dương, Sông Lam Nghệ An, Đồng Tâm Long An, Hải Phòng, Nam Định, Hoàng Anh Gia Lai (Rất đáng buồn và đáng tiếc là Nguồn Wikipedia không hề được đề cập trong nội dung các bài viết nêu trên)
Tháng 1
sửaBài viết "UFO xuất hiện tại TP.HCM?" trên VietNamNet ngày 8 tháng 1 sử dụng một số đoạn trong bài viết UFO của Wikipedia tiếng Việt (VietNamNet có ghi nguồn).
Năm 2008
sửaTháng 12
sửaBài viết "Bạn biết gì về Ông già Noel?" của Báo Tuổi Trẻ Online đăng ngày 21 tháng 12 có dùng nhiều đoạn của bài viết Ông già Noel của Wikipedia tiếng Việt (không ghi nguồn này).
Tháng 11
sửa- Toàn bộ bài Ngô Tiến Đoàn được sử dụng trong bài Người đàn ông đẹp nhất thế giới về nước, Báo Đất Việt, 26/11/2008. (có ghi nguồn từ Wikipedia tiếng Việt)
- Một phần bài viết về nhân vật John Maynard Keynes được sử dụng trong bài Cuộc cách mạng của Keynes trên tạp chí Doanh nhân, tuần san của báo Diễn đàn doanh nghiệp, số 14, ngày 18/11/2008 (có ghi nguồn từ Wikipedia).
Tháng 9
sửaToàn bộ bài trống cơm được sử dụng trong bài viết Trống cơm, Chuyên trang Âm Nhạc - Báo điện tử VietnamNet, 17/09/2008).
Tháng 8
sửa- Thông tin và bản đồ tỉnh Quảng Ngãi được sử dụng cho chương trình Hành Trình Xuyên Việt ...(kỳ 28): Ngũ Phụng Tề Phi trên đài truyền hình SBTN.
- Thông tin về các Giải vô địch bóng đá Việt Nam (từ năm 1980 đến năm 2007) được dẫn y nguyên tại Vietnamnet (Rất đáng buồn và đáng tiếc là Nguồn Wikipedia không hề được đề cập trong nội dung các bài viết).
- Thông tin về Thích Nhật Từ được sachhiem.net trong bài viết "ĐĐ Thích Nhật Từ và các Xóm Đạo Washington D.C." của tác giả Trần Chung Ngọc.
Tháng 7
sửaBản này của bài Trí thức được dùng làm nguồn cho bài Đừng xếp trí thức vào một "đội ngũ" (Tuần ViệtNamNet, 15/07/2008 09:01 (GMT + 7)).
Tháng 5
sửa- Bài Lịch sử giải vô địch bóng đá quốc gia (V-League) đăng ngày 29 tháng 05 trên Thể thao & Văn hóa Online có dùng lại thông tin từ bài Giải vô địch bóng đá Việt Nam. (Có ghi nguồn Wikipedia)
- Thông tin từ các bài Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB, Thể Công, Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội, được trang web của báo Thể thao & Văn hóa sử dụng trong bài giới thiệu về ba đội bóng này. Hòa Phát, Hà Nội ACB, Thể Công (Có ghi nguồn Wikipedia).
- Trong 3 dòng cuối của báo cáo giải trình trước Quốc hội của chính phủ tháng 5/2008 về mở rộng Hà Nội, Wikipedia được viện ra là nguồn tham khảo. Trong báo cáo này, mật độ dân số của các thủ đô lớn như Paris, London, Berlin và Bắc Kinh được sử dụng để chứng minh rằng Hà Nội "khi được mở rộng không phải thành phố quá lớn". Số liệu được lấy từ Wikipedia. Tên trang web này được phụ chú hai lần ở dưới cùng văn bản. (theo VnExpress)
Tháng 6
sửaTôn Nữ Thị Ninh được đăng lại trong bài Tôn Nữ Thị Ninh: Ủng hộ sống "sạch và sung túc"! của Việt Nam Net.
Tháng 2
sửa- Phần đầu của bài Vào “xưởng giết người” khổng lồ của Đức quốc xã trên VietnamNet được trích từ Holocaust.
- Trích đoạn trong bài Cao Biền được dẫn trong Phần 2: Cao Biền, bùa chú và sự thật tại vietimes.com.vn nhưng không đề nguồn tham khảo.
Tháng 1
sửa- Bài Đảo Ba Bình được dùng để giới thiệu các thông tin địa lý về đảo này. Đảo Ba Bình - hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên báo Tuổi Trẻ.
- Loạt bài về các CLB tham dự V-League 2008 được Báo Bóng đá dùng để giới thiệu về các CLB này VD bài về CLB Hà Nội ACB (Rất đáng buồn và đáng tiếc là Nguồn Wikipedia không hề được đề cập trong nội dung các bài viết).
Năm 2007
sửaTháng 12
sửaBài Phạm Tiến Duật được dùng để giới thiệu tiểu sử nhân vật trong bài Trái tim của “Tiểu đội xe không kính” đã ngừng đập trên báo VTC News. Bài báo không nói là trích từ Wikipedia, nhưng ra ngày 4/12 và có một đoạn giống hệt phiên bản ngày 2/12 của bài trên.
Tháng 10
sửa- Bài Trần Đức Thảo và Nguyễn Khắc Viện được dùng để giới thiệu tiểu sử nhân vật trong bài Chuyện người vợ "duy nhất" của... hai học giả lớn Việt Nam trên báo Vietimes.
- Vườn quốc gia Bạch Mã được trích dẫn trong bài Kì thú vườn quốc gia Bạch Mã trên trang web của VTV.
- Bài Bắc Hà (huyện) được trích dẫn trong Dinh thự cổ trên cao nguyên trắng: Những tiếc nuối! trên Tuổi Trẻ Online.
Tháng 9
sửa- Axit nitric và Axít oxalic được trích dẫn trong bài Bán thùng đựng axit cho người dân chứa nước trên VnExpress.
- Bài Mũi Cà Mau được trích dẫn trong "Ứng dụng KH, Công nghệ để phát triển tài nguyên lãnh thổ" trên VietNamNet.
Tháng 8
sửa- Bài Marilyn Monroe được trích dẫn trong 45 năm sau, ai người nhớ Marilyn Monroe? trên chuyên mục Giải Trí của VietNamNet.
- Bài Người dẫn chương trình được trích dẫn trong Nghề MC: Không chỉ ngoại hình và sự tự tin trên Tuổi Trẻ Online.
- Bài Cà phê được trích dẫn trong Đắng như café trên Thanh Niên Online.
Tháng 7
sửa- Bài Cao Sĩ Kiêm được VietNamNet dùng làm nguồn viết về tiểu sử tóm tắt nhân vật trong bài "Đại biểu QH mới đã nhập cuộc nhanh.
- Bài Điện ảnh Việt Nam được trang PhimAnh.Net - Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress đăng lại một phần với tiêu đề Buổi bình minh của điện ảnh Việt Nam phần 1 và phần 2 (không ghi nguồn và ký tên Minh Quân).
- Bài Urê được trích dẫn trong bài Tôm, cá 'tươi rói': Hàn the nhường bước Urê! trên báo Tiền Phong Online.
- Kính râm được trích dẫn trong bài Chọn kính mát thế nào? trên trang web của VTV.
- Bài Thứ sáu ngày 13 được trích dẫn trong Những điều thú vị về thứ sáu ngày 13 trên Thanh Niên Online.
- Bài Philippines được trích dẫn tại Đất nước của xe Jeepney trên Thanh Niên Online.
Tháng 6
sửaTài khoản vãng lai và Dự trữ ngoại hối nhà nước được trích dẫn trong bài Các nước châu Á và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính của Vietimes. [2]
Tháng 5
sửa- Bài Đạo Đức kinh được Báo Tuổi Trẻ trích trong bài Triển lãm lớn nhất về Đạo đức kinh.
- Bài Trần Tử Bình được chép lại nguyên văn trên Báo Bình Dương.
- Bài Mai Chí Thọ được đăng lại nguyên văn trên Báo Bình Dương.
- Bài Thụy Điển được trích dẫn trong "Đất nước của những người trúng số" - Kỳ 1: “Thương hiệu toàn cầu” trên Tuổi Trẻ Online.
- Bài Trận Điện Biên Phủ được trích dẫn trong mục Chào buổi sáng Ngày 9.5.1945 và 7.5.1954 trên Thanh Niên Online.
Tháng 4
sửa- Bài Trần Bạch Đằng được VnExpress dùng làm nguồn về tiểu sử nhân vật trong bài Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng từ trần.
- Bài Cung Tiến được đài RFA dùng để giới thiệu trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến.
- Sự kiện 30 tháng 4, 1975 được trích dẫn trong bài Ký ức 30/4 từ các chứng nhân lịch sử trên VietNamNet.
Tháng 3
sửa- Bài Cửu Long được VietNamNet trích dẫn trong bài Mêkông: Một trong 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt
- Êtanol được trích dẫn trong bài TPHCM : 100 triệu USD sản xuất cồn ethanol từ sắn trên báo Tiền Phong Online.
- Ngày Quốc tế Phụ nữ được trích dẫn trong bài Ngày Quốc tế Phụ Nữ có từ bao giờ? của VTC.
Tháng 2
sửa- Bài Phan Xi Păng được báo Tuổi trẻ dùng làm nguồn trong bài Chinh phục đỉnh Phanxipăng mùa xuân (nhưng không ghi nguồn Wikipedia).
- Hình Fansipan6.jpg được dùng trong bài Biển mây từ đỉnh Phanxipăng trên báo Tuổi trẻ (nhưng không ghi nguồn Wikipedia).
- Bài Tết Nguyên Đán được BBC tiếng Việt dùng làm nguồn về việc chênh lệch lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bài Đón Tết ở nước ngoài.
- Thuận tay trái được tham khảo cho bài “Tớ muốn là cánh tay... trái của bạn” trên báo Mực Tím.
- Ngô Quang Trưởng được dùng làm nguồn của bài Tướng Ngô Quang Trưởng qua đời trên trang tiếng Việt của BBC.
- Bài Kỷ Devon được trích dẫn một phần tại bài Dunkleoteus - Chúa tể kỷ Devon? trên báo Thanh Niên Online.
- Bài Quần đảo Trường Sa được trích dẫn trong Trường Sa lại nổi sóng trên Tuổi Trẻ Online.
Tháng 1
sửaBài Hoàng Việt được trích dẫn trong Hoàng Việt còn bản "Tình ca 2" chưa công bố trên VietNamNet.
Năm 2006
sửaTháng 12
sửa- Tổ chức Thương mại Thế giới được dùng làm nguồn trong bài Cơ cấu tổ chức của WTO trên Báo Tuổi Trẻ.
- Hình trong bài Thu hải đường được sử dụng trong bài Kiên Giang: phát hiện loài thực vật mới trên Báo Tuổi Trẻ.
- Bài Nguyễn Văn Đạo được sử dụng làm nguồn cho phần tiểu sử Giáo sư Nguyên Văn Đạo trong bài GSVS Nguyễn Văn Đạo qua đời vì tai nạn giao thông trên Việt Nam Net.
- Bài Gia đình được trích dẫn trong Trách nhiệm gia đình và chất lượng giáo dục trên VietNamNet.
Tháng 11
sửa- Bài Lý Long Tường được trích trong bài Đi tìm dòng họ Lý ở Hàn Quốc của báo Tuổi Trẻ.
- Bài Nga được đăng trên trang của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với tên TÌM HIỂU VĂN HOÁ NGA.I.Đất nước, con người.
Tháng 10
sửaVăn chương - được trích trong bài luận của Nguyễn Hòa trên báo Nhân Dân.
Tháng 9
sửa- Himalaya: được trích dẫn trong bài viết về du lịch của báo Tuổi Trẻ, tại Tuổi trẻ.
- Blog: được trích dẫn trong bài viết của VietNamNet, đăng lại tại Thời của blog và "phóng viên bôlô".
- Viện Tiểu sử Hoa Kỳ: được trích dẫn tại VTV, đăng lên nhiều nơi khác (VN Media, Hà Nội Mới, Vietnam Net...).
- Sự kiện 11 tháng 9: được dùng làm nguồn tham khảo tại Thời Báo Việt.
- Bài Phạm Xuân Ẩn được trích dẫn trong Vĩnh biệt nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn trên Thanh Niên Online.
Tháng 8
sửa- Công án và vấn đáp (Phật giáo) - được trích đoạn tại Talawas ở bài Đỗ Quyên - Thơ đến từ đâu.
- Tạ Quang Bửu, được nhắc đến trong bài viết tại Thời Báo Việt.
- Bảo Ninh, đoạn viết về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được sao y nguyên trên bìa 4, cuốn sách do Nxb Văn học và Công ty Đông A (Hà Nội) tái bản, quý 2 năm nay.
- Sếu đầu đỏ, dùng hình làm nguồn tại bài Sếu đầu đỏ ở ĐBSCL có thể bị tuyệt chủng tại Báo Tuổi Trẻ.
- Trung Quốc - được trích đăng tại Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam.
Tháng 7
sửa- Đoạn thẳng - định nghĩa của Wikipedia tiếng Việt được dùng so sánh với định nghĩa của sách giáo khoa trong thư gửi ông Nguyễn Thiện Nhân đăng trên Talawas.
- Trần Khắc Chung trên báo Tuổi Trẻ, lấy Wikipedia làm nguồn về việc Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân công chúa.
- Blog, định nghĩa được đưa làm chú thích ở cuối bài DrNeo & kế hoạch xây dựng hình ảnh VN trên Báo Tuổi Trẻ.
Tháng 6
sửa- Bài Nguyễn Văn Tuyên được đăng lại trên trang Giai Điệu Xanh của VietNamNet với tiêu đề Ai là người khai sinh tân nhạc Việt Nam?.
Tháng 5
sửa- Đô la Mỹ được trích dẫn trong bài Phá đường dây tiêu thụ trên... 50 triệu USD giả (!) trên Thanh Niên Online.
- Nguyễn Khánh trong bài viết Bộ mặt thật của “Quốc trưởng” Nguyễn Khánh - người bị tên trùm khủng bố Nguyễn Hữu Chánh lợi dụng trên Báo Công an Nhân dân.
- Kofi Annan trong bài viết Tổng Thư ký UN được đón tiếp trọng thể tại VN tại Thời báo Việt.
- Bài viết về Tụ cầu khuẩn trên VietnamNet
- Kiên Giang: Cá voi trôi giạt vào bờ tại VietnamNet sử dụng hình Bluewhale877.jpg từ bài Cá voi xanh.
- Đức Quốc xã được trích đăng tại báo Sài Gòn Giải Phóng.
Tháng 4
sửa- Bài Trung Dũng được trích dẫn trong Trung Dung và giấc mơ Việt Nam trên VietNamNet.
Tháng 3
sửa- Con đường tơ lụa được trích đoạn tại "Vài nét về con đường tơ lụa" trên VietnamNet
- AJAX được trích dẫn trong AJAX trên VnExpress.
- Thánh địa Mỹ Sơn được chép lại trên Báo Công an Tp. Hồ Chí Minh.
Tháng 2
sửaNguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang trên RFA.
Tháng 1
sửaChủ nghĩa Cộng sản được trích dẫn trong Các Mác – Một tình yêu bao la đăng trên talawas.
Quá khứ
sửaKhông rõ thời gian
sửa- Đồ uống có cồn được đăng tải lại ở Các loại đồ uống có chứa cồn. Trang web của Vụ Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam.