Thảo luận:Cầu Long Biên

Bình luận mới nhất: 1 tháng trước bởi 2405:4803:FF56:F110:82D7:D2B7:908D:8C21

Ảnh cầu Long Biên xưa tôi thấy chỉ là ảnh đen trắng thôi, chứ còn cầu Long Biên ban đầu có mấy nhịp cầu ở giữa cầu cao vút khoảng vài chục mét, sau này cầu được gia cố lại do thời gian nên mấy nhịp cầu đó được bỏ đi, tôi chỉ thông tin thêm về cầu thôi, cho nhưng ai quan tâm.--duongdttt 08:50, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Cầu Long Biên có được thiết kế cho ô tộ chạy hai bên không nhỉ ? Casablanca1911 09:05, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chị Casa này hình như chưa nhìn thấy cầu LB thì phải. 2 bên rất hẹp, chỉ đủ cho xe oto con mà thôi. Tuy nhiên, chúng không được dùng cho oto và thậm chí là xe máy. Chỉ từ khi cầu Chương Dương quá tải, người ta mới cho xe máy đi.--An Apple of Newton 09:15, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
  • Anh "An Apple of Newton" hiểu không đúng rồi. Trước không có cầu Chương Dương xe ô tải vẫn qua cầu này. Nhưng mỗi khi có xe chết máy trên cầu thì phải chờ hàng buổi. Sau khi có cầu Chương Dương và thì mới cấm xe tải trên cầu Long Biên. Bigland 09:29, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đương nhiên ban đầu người Pháp thiết kế cầu phải có đường chạy hai bên cho ôtô (không chỉ xe con mà cả xe tải), nếu không thì xây cầu làm gì. Sau này Việt Nam có thêm cầu Chương Dương và cầu Long Biên đã quá cũ mới cấm ôtô và xe máy chạy.Nguyễn Trường Thịnh 09:23, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trước kia cầu cho cả ô tô, xe máy và xe đạp qua nữa, khi cầu Chương Dương hoàn thành thì cầu Long Biên chỉ cho xe đạp và người đi bộ qua, (hơn thế vì cầu ngày càng xuống cấp do thời gian), sau đó chỉ khi cầu Chương Dương quá tải thì mới cho xe máy qua. và từ bao giờ tôi không biết nữa :nay cầu lại cho xe máy qua thoải mái không cấm, chỉ cấm ô tô vì sợ cầu có vấn đề.--duongdttt 09:24, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Tôi hỏi như vậy vì trong bài chính có nhắc đến chi tiết đó, mà tôi thấy rất vô lý. Đề nghị cho nguồn dẫn. Mà hình như cầu có thiết kế đường ô tô đi chung với đường sắt thì đúng hơn là đường ô tô ở hai bên đường sắt. Còn Cầu Long Biên thì...tôi có khá nhiều kỷ niệm đấy :). Casablanca1911 09:26, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ôtô đi hai bên cầu Long Biên có vô lý hay không thì bạn cứ tới cầu đo đạc thử, còn nguồn dẫn thì có lẽ nên xem trong những bộ phim Việt Nam nói về thời chiến tranh với Pháp.Nguyễn Trường Thịnh 09:45, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi không nói là cầu không đủ rộng để cho ô tô đi, mà cần nguồn dẫn cho thông tin. Vấn đề vô lý (theo tôi nghĩ) là bạn thử tượng tượng nếu đồng thời có một cái tàu chạy và hai bên cũng có luồng ô tô chạy, thì liệu cầu có chịu được không. (Chỉ nói riêng về câu này thôi nhé). Nhưng dẫu sao thì thông tin vẫn đang cần nguồn dẫn và để cho thông tin được chính xác (mấy luồng ô tô, ô tô chạy ở bên nào hay ở giữa). Casablanca1911 09:53, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn chụp đi, làm cái màu cho đẹp, còn tôi sẽ đi tìm cái ảnh trước kia có nhiều nhịp cầu cao vút mấy chục mét, đây Hình ảnh Cầu Long Biên năm 1952.--duongdttt 10:42, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Tôi là nhân chứng cho việc ô tô đi hai bên cầu này. Hồi bé tí, mẹ tôi đèo tôi về quê qua cầu bằng xe đạp, tôi vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác sợ chết khiếp mỗi lần có ô tô vượt qua. :) Tmct 09:57, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin các bạn đọc lại câu hỏi tôi đã viết ở trên : "Cầu Long Biên có được thiết kế cho ô tộ chạy hai bên không nhỉ ?" và câu "Có ô tô chạy trên cầu không nhỉ ?" là hai câu hỏi khác nhau. Và nếu không có nguồn dẫn thì tôi sẽ sửa lại thông tin cho bài chính xác hơn. Casablanca1911 10:05, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi lớn lên ở bên cầu Long Biên, thửa thiếu thời cũng chứng kiến Chương Dương được xây. Chắc chắn là trước khi có cầu Chương Dương là có ô-tô chạy. Không phải chỉ xe con đi đâu, cả xe chở khách, xe tải cũng đi. Mỗi lần tắc cầu là rất lâu. Sau khi có cầu Chương Dương thì xe máy và ô-tô chuyển sang cầu Chương Dương. Bây giờ, lại cho xe máy chạy trở lại trên cầu Long Biên. Còn câu hỏi là có thiết kế cho ô-tô không? Tôi e rằng thời Pháp thì họ thiết kế cho ô-tô thời của họ, hoặc có khi xe ngựa cũng nên :-) Tôi phán đoán là không phải thiết kế cho xe ô-tô thời nay chạy. Thực tế khi ô tô đi là phải đi từ từ vì chiều rộng cầu chỉ vừa vặn cho nó đi thôi. Đi muốn đi nhanh cũng không được. Thời chiến với Mỹ và nhiều năm sau đó, ô-tô cũng còn chạy trên cầu phao cạnh đó (tiền thân cầu Chương Dương ngày nay). triplc 118.70.126.21 (thảo luận) 07:44, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Casa xin hay xem thảo luận cua tôi và Bigland.--duongdttt 10:23, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)

Tôi có nói là không có ô tô chạy trên cầu đâu, mà chỉ muốn đề cập đến vấn đề thiết kế của cầu, xem thiết kế đó ban đầu có tính đến tải trọng cho ô tô chạy qua không. Và vì vấn đề có thể không tính đến việc thiết kế cho ô tô chạy qua mà về sau này, việc ô tô chạy đã làm cho cầu mau chóng xuống cấp. Casablanca1911 11:35, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cầu Long Biên ngày trước vẫn cho ô tô đi cả 2 bên xe tải xe khách xe con xe máy xe đạp xe thô sơ đều đi được hết. Đến khi có cầu Chương Dương thì mới cấm không cho ô tô đi qua cầu Long Biên nữa! – 2405:4803:FF56:F110:82D7:D2B7:908D:8C21 (thảo luận) 15:10, ngày 15 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Nhìn từ cầu Long Biên xuống dòng sông ,phía bên phải , tôi thấy có một số khối đá giữa dòng có cỏ mọc xanh ,tôi băn khoăn không hiểu nó được xây làm gì.Xin giải đáp giúp tôi.cảm ơn! bàn luận không ký tên vừa rồi là của Thu thu ha (thảo luận • đóng góp)

Cầu Brooklyn

sửa

Tôi đổi đoạn miêu tả cầu Brooklyn bắc qua sông Đông (East River) thành cầu Mỹ. Tôi không biết có cầu nào ở Nga có tên này không. Nguyễn Hữu Dng 19:01, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đi bên trái

sửa

--- Xin Giải Thích Về Vấn Đề Đi Trái Đường Của Cầu Long Biên ---

Chẳng có gì quá khó hiểu ở đây cả, việc đi trái đường chỉ là phân lại làn cho hợp lý của luồng giao thông 2 phía đầu cầu. Phân làn này chỉ được thực hiện khoảng chục năm trở lại đây thôi. Thời kỳ trước đó những năm 90 tôi vẫn đi trên đúng con đường phải chiều như những con đường khác ở Hà Nội(thời kỳ cầu Long Biên vẫn còn cấm xe máy đi qua cầu). Khi cho phép xe máy và lượng xe ngày càng tăng, nhu cầu phân luồng lại giao thông cho hợp lý đã dẫn đến việc đi trái đường như hiện nay.

Có những ý kiến khác như sau ?

Trong cuốn Brother Enemy, Nayan Chanda giải thích rất buồn cười: Ban đầu xe chạy bên phải như mọi con đường khác ở VN. Thời chiến tranh Việt Nam, xe tải chạy từ bờ Bắc về Hà Nội thì chở nặng (hàng viện trợ), còn xe chạy chiều ngược lại thì rỗng, lâu ngày, cầu yếu nên bị nghiêng sang một bên. Trong khi các chuyên gia LX, TQ đang nghĩ xem nên gia cố cầu như thế nào cho khỏi nghiêng, các bác VN đã nghĩ ra một biện pháp rất nông dân (kiểu gánh mỏi vai này thì trở qua vai bên kia gánh tiếp): đổi sang chạy bên trái thay vì bên phải -> problem solved.

Tôi thấy khó tin quá! Hình như tác giả bị ai đó giải thích đùa mà tưởng thật chăng?

Tôi nhớ là từng nghe giải thích như vậy, nhưng không phải là thời viện trợ, mà là thời Pháp Nhật gì đó. triplc 118.70.126.21 (thảo luận) 07:32, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhưng dù sao thì vẫn không hiểu tại sao cầu Long Biên lại chạy xe bên trái. Tmct 23:13, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hệ thống đường sắt của Pháp thời kì đầu thế kỉ là hệ thống đi bên trái (giờ đa số tàu Pháp vẫn chạy bên trái), vì thế cầu Long Biên chắc chắn là thiết kế cho tàu hỏa chạy bên trái. Nhưng cái đó có ảnh hưởng đến làn chạy của ô tô thì tôi ... chịu. Xem hết cái này vẫn chả thấy nó nói đến. Rungbachduong 23:45, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình như trên cầu Long Biên tầu hỏa chạy....giữa. Tmct (thảo luận) 15:42, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ai xây cầu Long Biên?

sửa

Trong bài này ghi khá chi tiết http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?itemid=52&listId=c2d480fb-e285-4961-b9cd-b018b58b22d0&ws=content "Những tài liệu còn được lưu trữ tại Trung tâm LTQG I (hồ sơ đấu thầu, nghị định của Toàn quyền Đông Dương chọn Công ty Daydé & Pillé làm nhà thầu chính thức và nhất là các bản thiết kế cầu đều có chữ ký của Daydé & Pillé) cho phép khẳng định rằng Daydé & Pillé chính là người thiết kế và xây dựng cầu Doumer trước kia và là cầu Long Biên ngày nay. Cũng theo tài liệu lưu trữ, Société de Levallois Perret là một trong sáu công ty tham gia đấu thầu xây dựng cầu Doumer, một trong hai công ty có hai phương án được Tiểu ban Kỹ thuật lựa chọn và là công ty đã từng gửi thư kháng nghị đến Hội đồng thẩm định các dự án tham gia đấu thầu khi Daydé & Pillé được chọn làm nhà thầu chính thức chính là một công ty xây dựng của Gustave Eiffel đang hoạt động ở Đông Dương vào thời điểm đó (14). Gustave Eiffel đã để lại một kỳ quan cho thế giới, đó là ngọn tháp mang tên ông - tháp Eiffel - biểu tượng của thành phố Paris, thủ đô của nước Pháp. Gustave Eiffel không phải là tác giả của cầu Long Biên nhưng không phải vì thế mà cầu Long Biên mất đi vẻ đẹp và vai trò lịch sử của nó." Kh. (thảo luận) 12:47, ngày 2 tháng 7 năm 2013 (UTC) Tại sao không có nguồn nào đáng tin cậy nói cầu Long Biên do Eiffel thiết kế, mà trên wiki vẫn tồn tại như vậy nhỉ? Pqminh (thảo luận) 10:50, ngày 20 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nên bỏ đoạn Liên quan đến Kiến trúc sư Gustave Eiffe, đưa cái này vào làm bài ko còn tính Bách khoa nữa, vì bài viết lại chạy theo giải thích những tin tức ko chính xác.

2001:EE0:520E:6F10:6874:7148:D3D9:9152 (thảo luận) 14:13, ngày 15 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đoạn này thì liên quan gì đến cầu Long Biên?

sửa

"Toàn quyền Paul Doumer trong hồi ký viết: "kết quả thu được cho thấy sức mạnh của nền văn minh Pháp. Tiến bộ khoa học, sức mạnh công nghệ của chúng ta đã chinh phục được người dân địa phương, những người từng không khuất phục trước súng đạn (…). Tôi vui mừng chứng kiến Bắc Kỳ trước đó 5 năm còn nghèo khó, run rẩy và lo sợ, giờ trở thành một vùng bình yên, trù phú và tự tin. Được hưởng nhiều tiến bộ hơn những địa phương khác, Hà Nội đã trở thành một thủ đô to đẹp nơi người ta chứng kiến những công trình mới, những ngôi nhà theo kiến trúc Âu châu mọc lên từng ngày. Ngay cả người dân địa phương cũng tham gia vào quá trình thay đổi này với những ngôi nhà xây bằng gạch ngày càng nhiều hơn. Từ năm 1898 đến 1902, toàn Bắc Kỳ, đặc biệt là Hà Nội, vận động không ngừng nghỉ, dân số cũng tăng đáng kể. Nếu như năm 1897 có khoảng 30.000 người ở Hà Nội, thì đến năm 1902 đã có hơn 120.000 người”."


Đoạn này mình đọc không thấy có gì liên quan đến cầu cả, trong khi chính trong sách hồi ký ông có viết về cầu khá nhiều (khoảng gần chục trang) – NhanTNT (thảo luận) 12:04, ngày 10 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Cầu Long Biên”.