Thảo luận:Chùa Một Cột

Bình luận mới nhất: 11 tháng trước bởi Phoipha trong đề tài Ai phá chùa Một Cột
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Tên chùa sửa

Có nhiều bài viết khác rất hay và đúng về chùa Một Cột, ai chủ trách bài này xin tham khảo qua để nâng chất lượng. Chữ Hựu 祐 không bao giờ là "tuổi thọ". --Baodo 15:40, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ha ha ha vậy "hựu" có nghĩa là gì ? Sao không thấy "viết vô"! Làm ơn cho trót cho tròn nhé anh Baodo. LĐ
Không lẽ nào ông LĐ này "ngây thơ" thế sao. Xem lịch sử trang sẽ thấy mà:D. --Baodo 15:51, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
  • Tôi thấy nhiều bài viết thêm rất nhiều chữ hán...viết cho nhiều, nhưng vì chữ không được giải thích nên cũng không ai hiểu ý nghĩa của chữ đó là gì(thực có chữ mà không biết nghĩa), chỉ biết kêu ca và nhìn chữ vậy thôi--Duongdttt 17:04, ngày 17 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ hựu có nhiều chữ, nhưng tôi nhìn thấy chữ hựu 祐 trong bài này không đúng với tên của chùa mà tôi được biết(nhưng tôi không biết type vào Wiki để sửa như thế nào). Ai đó xem lại và sửa cho đúng với nghĩa tuổi thọ. Casablanca1911 01:52, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Xin lỗi Baodo, tui chen ngang tý, chữ nầy 延 (duyên) mới liên quan đến...thọ Casablanca1911 à. Diên Hựu (tạm dịch): Phúc đức lâu dài...
Chùa Một Cột còn có tên là chùa Diên Hựu xây ngay ở trung tâm của kinh thành Thăng Long. Ngôi chùa được dựng lên trong giai đoạn đầu tiên bắt nguồn từ một giấc mơ. Tương truyền rằng: vào năm 1049, vua Lý Thánh Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm hiện ra, cầm tay nhà vua dẫn lên toà sen. Khi tỉnh dậy nhà vua đã đem toàn câu chuyện kể cho triều thần nghe. Có người cho là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên nên xây chùa ở trên cột đá giữa hồ làm toà sen thờ đức Quan Âm. Khi xây cất xong, nhà vua lại sai lập trai đàn chẩn tế để cầu cho nhà vua được sống lâu. Vì thế có tên là chùa Diên Hựu. Mathanhloi 02:10, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Casablanca1911 tả chữ xem sao, tôi ghi ra giúp cho. Nhưng tôi chắc chắn là chữ Hựu này vì đây là chữ được dùng nhiều cho các Pháp danh/hiệu nhà Phật. Tôi đã check lại ở: Thơ Văn Lý-Trần (bài thơ của Huyền Quang) và Việt Nam Phật giáo sử luận quyển I của Thích Nhất Hạnh. Chữ Hựu được viết như vậy, và không có nghĩa thọ. --Baodo 02:05, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chữ Diên thì không phải bàn nữa, còn chữ Hựu: bộ nên phải thì đúng rồi, còn bên trái thì tôi tôi thấy khác. Tôi miêu tả thử nhé, chữ đó có những nét chính là: hai gạch ngang ở bên trên song song với nhau, và ba gạch đứng phía dưới song song với nhau, nối từ gạch ngang thứ hai xuống,anh Baodo thử xem hộ. 203.160.1.47 03:47, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

A, tôi đã xem lại rồi, chữ hựu tôi nhắc đến mà ở chùa có viết là chữ Phồn thực, do đó, khác với chữ hựu bây giờ được viết phổ biến hơn. Nhưng đúng là không có nghĩa thọ như anh Baodo nói. Casablanca1911 05:06, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghe tả bên trên cũng đoán là bộ Thị bên trái để nguyên【示右】= 祐. Cách viết này cũng thường thấy. --Baodo 10:50, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Trong khi anh Baodo đang ngủ, tôi tranh thủ... đoán mò thử nhé:
Chữ 延 (duyên, hay diên) có nghĩa: kéo dài (như "duyên niên" 延年 thêm tuổi, "duyên thọ" 延壽 thêm thọ...)
Chữ 祐 hay 佑 (hữu hay hựu) có nghĩa: giúp (hay thần giúp...)
Kết hợp tích vua Lê Thánh Tông trên, có thể hiểu rằng: Việc xây chùa, lập trai đàn chẩn tế...nhằm để xin Phật duyên hựu (giúp kéo dài) sự sống cho vua LTT... Trần Đình Hiệp 06:16, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Diễn rộng, í mà "Hán rộng" nhỉ ông Hiệp... cái này tôi thua, không dám luận theo. Diễn ra "cầu được phúc dài lâu" thì có thể được, mặc dù chữ Diên/duyên thường đứng trước và được hiểu là động từ "kéo dài", không phải là danh từ hoặc tính từ. --Baodo 10:50, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Người ta hỏi anh chứ đâu hỏi tôi. Anh trả lời cho họ kìa.Tôi chỉ đoán mò thôi mà.Trần Đình Hiệp 10:57, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

示右 chữ này đúng là chữ tôi thấy đó, thế mà tra từ điển mãi không có. Casablanca1911 10:54, ngày 19 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tiếc? sửa

Thật đáng tiếc, cái bông hoa sen xinh xinh này bị cái bông hoa sen to đùng bằng bê tông cốt thép nằm bên cạnh lấn át. Khương Việt Hà 16:00, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bông sen xinh-chùa Một Cột, BÔNG SEN TO bê tông-Bảo tàng Hồ Chí Minh.--Ngokhong (thảo luận) 03:40, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Một Cột sửa

Ở Nhật Bản có 1 cái chùa xây kiểu này (bắt chước VN), theo như sách của Huỳnh Minh (Gia Định xưa) kể. Ngoài ra ở Thủ Đức hay Q9 tôi cũng thấy 1 cái. Cũng được dân địa phương kêu là chùa Một Cột, Nhứt Trụ... Xiaoao (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ai phá chùa Một Cột sửa

Việc đổ cho Pháp phá chùa Một Cột thì có hơi võ đoán, vì họ không có lý do để làm vậy. Người Pháp còn lập ra chi nhánh Viện Viễn Đông Bác Cổ ở HN để bảo tồn các di tích, thì không lý do nào lại làm một việc mang tiếng như vậy. Đây là 1 bài nghiên cứu về thủ phạm trên tờ báo thuộc Bộ KHCN, nhờ các bác thảo luận lại vấn đề này: https://tiasang.com.vn/van-hoa/thu-pham-no-pha-chua-mot-cot-nam-1954-28538/ – Phoipha (thảo luận) 12:26, ngày 21 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Chùa Một Cột”.