Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Giới thiệu chung sửa

Huế là một trong những vùng có nhiều di sản văn hoá. Ðến nay, không còn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.

Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quí giá này gồm hơn một 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn. Trong số đó nổi tiếng nhất là bốn lăng tẩm mà mỗi lăng được biết đến với cái tên phù hợp với tính cách của mỗi vua và kiểu kiến trúc của mỗi lăng. Ðó là lăng Gia Long uy nghi, lăng Minh Mạng oai phong, lăng Tự Ðức thơ mộng và lăng Khải Ðịnh tráng lệ.

Huế đồng thời còn là một trung tâm quan trọng của Ðạo Phật. ở Huế và những vùng lân cận vẫn còn tồn tại hàng chục chùa đã được xây dựng cách đây trên 300 năm và hàng trăm đền, chùa được xây dựng đầu thế kỷ. Ngoài ra, Huế còn được xem như là nơi bắt nguồn của nhạc cung đình, là nơi có nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng và nghề thủ công tinh xảo.

Là thành phố duy nhất trong nước vẫn còn giữ được dáng vẻ của một thành phố thời Trung cổ và nguyên vẹn kiến trúc của một nền quân chủ. Huế đã trở thành một bảo tàng lớn và vô giá. Chính vì vậy, chính phủ đã xếp hạng các di tích ở cố đô Huế như là một tài sản vô cùng quí giá và tháng 12 năm 1993 Huế đã được UNESCO xếp hạng là di tích văn hóa thế giới.

Nó là một ngoại lệ về khí hậu so với Bắc và Nam. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng trong tỉnh. Vùng duyên hải, đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng oi bức, có khi lên tới 39,90 C. Từ tháng 8 đến tháng 1 ở Huế là mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thường là 19,7 0 C, có khi lạnh nhất 8,8 0 C. Vào mùa này thường có những đợt mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần lễ.

Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 90 C, cao nhất 290 C.

Du khách muốn đi du lịch ở Huế nên chọn đi vào mùa khô để có thể thăm thú được nhiều nơi. Tuy nhiên mùa mưa ở Huế cũng có những nét thú vị riêng của nó. Bạn có thể cùng nhau đi dưới mưa cảm nhận cái không cùng của trời đất, những thi vị của tình yêu, cuộc sống. Hay vào những nhà hàng đặc sản, quán ăn bình dân thưởng thức những vị cay của món ăn Huế. Bởi điều đặc biệt và rất riêng của mưa Huế là mưa phùn, mưa kéo dài có khi suốt cả mấy tuần liền. Nếu bạn muốn trốn mưa Huế thì chỉ cần vào Ðà Nẵng, phía Nam Huế khoảng 100km thì có thể bắt gặp lại sự ấm nóng bởi những tia nắng của mặt trời. Tuy vậy, trong mùa này, giữa những đợt mưa cũng có những ngày trời trong xanh tuyệt đẹp.

Festival văn hóa sửa

Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt-Pháp được tổ chức năm 1992. Cho đến năm 2000 thì đổi tên là Festival Huế.

Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.

Nhiều chương trình như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải...

Thành phố Huế còn phục dựng những lễ hội khác như: Tái hiện lễ hội Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác không gian văn hóa tại khu Hổ Quyền - Voi Ré... Từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đang dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu thêm cho vùng đất Cố Đô.

Festival Huế 2006 có 22 đoàn nghệ thuật Việt Nam (với 1171 diễn viên) và 22 đoàn, còn nhóm nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên, nghệ sĩ nước ngoài), biểu diễn 138 suất diễn tại hơn 40 điểm diễn cùng với hơn 40 hoạt động trình diễn nghệ thuật, hội thi, hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học cùng các hoạt động hưởng ứng khác đã thu hút 1 triệu 500 nghìn khách tại Việt Nam và 150 nghìn khách quốc tế đến từ 50 quốc gia.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật mang đậm sắc thái văn hóa của 5 châu lục đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới: Pháp, Trung Quốc, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Brasil... cùng sự tham gia của các thành phố, tỉnh, vùng kết nghĩa với Thừa Thiên-Huế như Québec, Quang Chu, Hawaii, Nord Pas de Calais, Poitou Charentes, Chiết Giang...

Tên khác sửa

Thành phố này có tên "Huế" từ khi nào. Địa danh Phú Xuân, Thuận Hóa liên quan đến Huế như thế nào? Nguyễn Hữu Dng 08:11, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bố cục sửa

Bài sẽ được bố cục lại và một số thông tin sẽ được di chuyển hoặc bổ sung. Lưu Ly 07:53, 25 tháng 11 2006 (UTC)

Người Huế sửa

Người Huế cũng được nhận xét là dễ gần, thân thiện.

Không biết con gái Huế có tiếng kiêu kỳ, kín đáo có dễ gần và thân thiện hay không? Con trai Huế thì sao?Chương 03:35, 27 tháng 11 2006 (UTC)

Theo kinh nghiệm "nửa đời người" của tui thì người Huế chỉ dễ gần và thân thiện nếu:
- Bạn là khách hàng tốt của họ
- Bạn là người quen, bạn bè của họ.
- Bạn là cộng sự của họ
- Chưa nhớ hết...

Người Huế ít nói, kín đáo trong giao tiếp. Đi xa lanh lợi trong kinh doanh và giao tiếp hơn khi ở quê nhà.


Con trai Huế, hơi hiền và nhát gan (đi chơi không dám quá giờ giới nghiêm), có thông minh cũng rất kín đáo. Nhưng tóm lại, dễ gần và thân thiện chẳng phải là tính chung của người Việt Nam đó sao?!!! Và nữa, người Huế không chỉ có "con trai và con gái Huế" thôi đâu, bạn Chương thân mến. G.G 08:02, 27 tháng 11 2006 (UTC)

Người Huế cung là con người. Mà đã là con người thì: Ôi...con người. Nhắn G.G: sửa lỗi chính tả giúp nha. See you Lưu Ly 08:43, 27 tháng 11 2006 (UTC)

Đặc sản xứ Huế sửa

Huế có đặc sản gì các chị nhỉ? Mè xửng Huế, nón Huế, hạt sen Tịnh Tâm, bánh bèo Ngự Bình, bún thịt nướng Kim Long, bánh lọc bà Đỏ, rượu thì rượu gì uống cay ơi là cay, còn trái cây xứ Huế thì sao có gì khác với trái cây miền Nam, có nhãn, vú sữa, dừa, mít, thanh long, măng cụt, vãi, quýt Hương Cần, cam sành, ổi xá lị, chè Truồi, dâu Nguyệt Biều, thanh trà, bắp cồn, hình như cây trái gì ở miền nam và miền bắc Huế đều trồng được và đều có trái cả thì phải. Nghe nói chỉ có sông Hương là có một loại cá bống tên là cá thệ kho lên ăn ngon, có phải là đặc sản xứ Huế không? Đại học Huế có đại học luật không? Trường Quốc tử giám có được xem là trường đại học không? Huế có thư viện không? Có sân vận động không? Có sở thú không? Các làng nghề truyền thống Huế có không, đúc, rèn, mộc, vàng, giấy, vôi, hàng mã, tranh giấy, gốm, sứ như ở Hà Nội không? Người Huế có thượng võ không? Người Huế có biết yêu không? Có biết làm thơ không? Có biết làm kinh tế không? Hiện nay kinh tế của Huế như thế nào so với các tỉnh miền Trung khác? Người Huế có uống cà phê không? Uống trà không? Người Huế vui chơi thế nào? Xứ Huế có bão có lụt không? Dân Huế thích ăn cay và ăn mặn? Thích ăn mắm ruốc? Thích ăn cơm hến? Liệu bọn em ra Huế chơi thì biết đi mô đây? Đi ăn chè Trường Tiền !!! Cơmnguội 07:32, 2 tháng 12 2006 (UTC)

Huế có còn nhiều hơn những thứ mà bạn và tôi đã kể. Tuy nhiên để "bưng" vô bài viết thì phải từ từ thôi. Thân mến. Lưu Ly 07:44, 2 tháng 12 2006 (UTC)
Em không rành lắm về xứ Huế của các chị nhưng em nghĩ có thể mở các mục như:
  • Người Huế:
  • Giọng Huế:
    • Người Huế nói chuyện với nhau bằng ngoại ngữ Huế, người Nam người Bắc đứng ở ngoài nghe, không làm sao chen vào được một câu
    • khi tha hương, đa số đều đổi giọng, hoặc Nam hoặc Bắc; nếu không được khéo léo rặt ròng như Bắc Nam chính cống thì cũng lơ lớ cho người khác xứ dễ nghe, chứ không còn rặt Huế nữa, ngoại trừ khi nói chuyện trong gia đình hay với đồng hương
    • Giọng Huế không phải là giọng nói trước đám đông, mà có thể chỉ là một giọng nói trong phòng khách
    • Giọng Huế ngọt ngào,ấm trầm, sâu lắng lạ[1]
    • Người Huế phát âm không phân biệt dấu hỏi dấu ngã; không phân biệt có "g" với không "g", "c" với "t"
    • Giọng Huế phong phú thổ âm, thổ ngữ, cả về số lượng cũng như ý nghĩa Tiếng Huế, Một Ngoại Ngữ
    • Các người miền khác không thể bắt chước giọng Huế để mà ca nhuần nhuyễn giọng Huế đượcNhững nét đẹp riêng của Huế
    • Bài hát “Dễ thương giọng Huế” của Phạm Tùng]
  • Huế học và văn hóa Huế:
  • Giáo dục và đào tạo, Kỹ thuật Huế:
    • Thời phong kiến với Quốc tử giám đào tạo thí sinh thi Tiến sỹ ( cụ Nguyễn Sinh Sắc là dân thường cũng xin được học bổng học một năm ở trường này).
    • Thời Pháp:
    • VNCH:ĐHVK, ĐHKH, ĐHYK, ĐHSP, ĐHLK...
  • Thần học:
    • Thiên chúa giáo: Đại chủng viện, tiểu chủng viện...
    • Phật giáo: trường Phật học Việt Nam đầu tiên ở chùa Tây Thiên - Huế vào những năm 1930 do Tăng cang Giác Nhiên chùa Thiền Tôn làm giám đốc, Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp làm đốc giáo dạy nội điển, bác sĩ Lê Đình Thám dạy luận học, Nguyễn Khoa Toàn, Cao Xuân Huy v.v... dạy các môn về văn hóa theo trình độ đại học. Ở trường này, chính thức dạy chương trình đại học Phật giáo cũng như văn hóa.
  • Công trình, kiến trúc: cầu Trường Tiền, sân vận động có lòng chảo, thư viện, nhà bảo tàng... và tháp nước cồn Dã Viên.
  • Thăng trầm xứ Huế:
    • Thời kỳ Huế là trung tâm của cả nước cùng với Hà Nội và Sài gòn về nhiều mặt kể cả khoa học kỹ thuật (thợ Huế, thầy Huế vào nam, ra bắc xây dựng các công trình đòi hỏi tay nghề cao)
    • Thời kỳ Huế là trung tâm văn hóa,giáo dục, chính trị, tôn giáo, y tế của miền trung.
    • Thời kỳ Huế ngủ yên, Huế mộng mơ.

Cơmnguội 08:36, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Hình sửa

Ghi chú mấy tấm hình của Huế lạ quá, nhìn không ra cây cầu Trường Tiền và cửa Ngọ Môn. Hình như nó là lối vào Hiển Lâm Các? Bánh Ướt 07:20, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài chọn lọc sửa

Huế - Sài Gòn - Hà Nội

Sài Gòn đã là bài chọn lọc rồi. Hà Nội cũng đang đề cử. Còn Huế thì sao nhỉ? Bác Lưu Linh, à quên Lưu Ly, trả lời hộ với.--203.160.1.56 (thảo luận) 11:35, ngày 8 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lịch sử sửa

Phần lịch sử của bài này nói dài dòng mà chả nói lên điều gì. Phần này chủ yếu nói về lịch sử hành chính và nguồn gốc tên gọi, chả nhắc gì đến những sự kiện xảy ra tạy đây. Chẳng lẽ chẳng có gì đáng nói đã từng diễn ra tại đây sao? NHD (thảo luận) 19:09, ngày 7 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tự mâu thuẫn sửa

Đã nói "Huế" và "Hoá" trong văn Nôm được viết bằng cùng một chữ là "化" và trong từ điển Việt Bồ La ấn hành vào thế kỷ 17 chỉ có "Hoá" chứ không "Huế", vậy thì chữ "化" trong văn Nôm của Lê Thánh Tông (thế kỷ 15) cũng có thể đọc thành "Hoá" lắm chứ. Tery King (thảo luận) 13:04, ngày 15 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Huế~Huề sửa

Huế có nghĩa ẩn là Huề (Hòa trong tiếng Bắc). Ko biết ai là tác giả và tên địa danh này có từ hồi nào.

Còn chữ "Thừa Thiên" thì tui chưa biết nghĩa ẩn là gì.

DÂN SỐ QUY ĐỔI VÀ DÂN SỐ THƯỜNG TRÚ CỦA TP. HUẾ CẦN ĐÍNH CHÍNH sửa

Trước thực trạng dân số của nhiều TP cả nước được viết trên wikipedia sai lệch so với tổng cục thống kê nên mình muốn chỉnh lại cho chuẩn xác. Trường hợp của TP Huế thì con số 652 nghìn dân là dân số quy đổi, con số này dùng trong việc nâng cấp, điều chỉnh, sáp nhập điều này đã được ghi tại nghị quyết 1210 của UBTVQH (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-1210-2016-UBTVQH13-phan-loai-do-thi-316418.aspx), đa số mục dân số của các TP hiện nay trên wikipedia sử dụng là dân số thường trú từ cuộc tổng điều tra vừa rồi. Khi TP Huế sử dụng dân số quy đổi sẽ làm sai lệch hệ quy chiếu khi so sánh với các TP khác dùng dân số thường trú của tổng cục thống kê, nói cách khác việc này không khác gì việc lấy GDP PPP của A so sánh với GDP danh nghĩa của B. Là nơi được rất nhiều người sử dụng và tham khảo số liệu, tôi mong muốn sự chính xác và đồng nhất ở đây.

Theo số liệu từ tổng điều tra dân số 2019 dân số TP Huế là 351.456 người, TX. Hương Thủy 113.964. TX Hương Trà 115.088, huyện Phú Vang 179.589 (https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/11/ket-qua-toan-bo-tong-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019/). Tại nghị quyết 1264 về điều chỉnh địa giới và hành chính của TP Huế, 13 đvhc của 2 TX và huyện nêu trên đã được sáp nhập vào TP Huế.

Như đã biết sau cuộc tổng điều tra dân số, tổng cục thống kê chỉ công bố công khai số liệu của tỉnh, huyện TP, TX. Tuy nhiên các đơn vị hành chính thấp hơn như cấp phường, xã,... thì không công bố rộng rãi. Nhưng bản thân mình đang có những con số này từ tổng cục thống kê nên có thể tính toán ra dân số thường trú chính xác của TP Huế khi sáp nhập thêm 13 đvhc. Xin gửi các bạn dân số của 13 đơn vị hành chính này https://i.imgur.com/N0ofxxE.jpg Việc dẫn nguồn con số này khá khó vì nó thuộc tài liệu nội bộ.

  Phản đối Cảm ơn thiện ý của bạn. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng ở Wikipedia, tính chính xác chỉ là tương đối. Nguyên tắc hoạt động của Wikipedia là xây dựng bài từ các nguồn dẫn báo chí, sách vở. Vì thế độ chính xác ở đây đều phụ thuộc vào các nguồn được cung cấp, nguồn càng chính xác thì thông tin trên đây càng chính xác và ngược lại (nói nôm na như vậy cho bạn dễ hiểu). Việc sử dụng dân số thường trú hay dân số quy đổi trước đến nay đã gây tranh cãi nhiều, và đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận do chưa có phương án nào tối ưu hết cả. Đối với số liệu dân số thì phương án hiện nay vẫn là, nguồn nào thích hợp nhất so với thời điểm hiện tại thì dùng nguồn đó. Việc bạn tự ý sửa lại số liệu như vậy mà không dẫn được nguồn là trái lại quy định. Bạn nói rằng bản thân có được những con số từ tổng cục thống kê, vậy tôi đoán có lẽ bạn cũng công tác ở đó. Nếu muốn bạn có thể trao đổi với những người có thẩm quyền để thuyết phục họ công bố công khai luôn dân số đến cấp xã. Khi đó có nguồn đầy đủ rồi tôi sẽ không phản đối gì việc bạn sửa lại số liệu nữa. Hari caaru (thảo luận) 21:52, ngày 26 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Huế”.