Thảo luận:Khí quyển Sao Hỏa

Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Newone
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Newone (thảo luận) 10:22, ngày 5 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Untitled sửa

Tôi nghĩ nội dung bài này độc đáo, chưa có bài tương tự ở Wikipedia ngôn ngữ khác. Mong anh User:Tttrung hoàn tất bài này. Nguyễn Hữu Dng 14:49, ngày 20 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài này có câu "...nhà thiên văn Gerard Kuiper là người đầu tiên khẳng định sự hiện diện của thán khí   vào năm 1947, cùng thời điểm mà nitơ được phát hiện là thành phần của khí quyển Trái Đất...".

Theo tôi thì người ta đã biết nitơ có trong khí quyển Trái Đất từ thế kỷ 18. Xem tại đây. Do vậy, đề nghị tác giả bài viết này dẫn nguồn tham khảo để chứng minh câu trên là đúng. Vương Ngân Hà 10:33, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ủa bây giờ mới đọc được đề nghị của Nguyễn Hữu Dng. 193.52.24.125 10:36, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đã sửa để khỏi hiểu nhầm. 193.52.24.125 11:12, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn không đồng ý với câu Vào đầu thập kỷ 1950, nitơ đã được phát hiện là thành phần chính của khí quyển Trái Đất.., do:

  1. Thành phần khí quyển Trái Đất chứa khoảng 21% ôxy và 78% nitơ và khoảng 1% các khí khác đã được biết đến từ thời en:Henry Cavendish (1731-1810). Tại mục en:Henry Cavendish#Other work có viết: Cavendish established an accurate composition of the atmosphere. He found that 79.167% is "phlogisticated" air (now nitrogen + argon) and 20.8333% is "dephlogisticated" air (now known to be 20.95% oxygen). He also found that 1/120 is a third gas (William Ramsay and Lord Rayleigh established the gas to be argon 100 years later) (ghi chú: chính xác là năm 1894 có tên gọi argon). Tên gọi nitrogen được en:Jean-Antoine Chaptal đặt ra năm 1790.
  2. Tại trang Air composition còn viết:In the late 1700s, Henry Cavendish determined that air contains about 21 percent oxygen. More than a hundred years later, William Ramsay discovered that a small percentage of air--about 1 percent--is composed of inert gases, mainly argon. The remaining 78 percent of air is nitrogen, although carbon dioxide is also present in tiny amounts (about 0.03 percent). In a series of some 400 experiments, Cavendish also found that the composition of air is virtually the same, regardless of the air's geographic origin. His results were confirmed during the late 1800s, when more precise scientific studies showed that air's composition is the same all over Earth.

Do vậy, không có lý do gì để tới tận những năm 1950-1960 thì các nhà khoa học mới xác định nổi nitơ là thành phần chính của khí quyển Trái Đất. Vương Ngân Hà 12:28, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vào năm 2006, nitơ đã được phát hiện là thành phần chính của khí quyển Trái Đất. :) 193.52.24.125 12:47, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Sau bao nhiêu nỗ lực của Ngân Hà, chúng ta có thể sửa thành "Vào năm 2006, nitơ đã được biết là thành phần chính của khí quyển Trái Đất." được không? 193.52.24.125 12:48, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thành viên:193.52.24.125 hình như vẫn thích giữ một câu tối nghĩa thì phải, chỉ cần nói là vào những năm đó (195x) người ta cho rằng khí quyển Sao Hỏa cũng có thành phần tương tự như của khí quyển Trái Đất là đủ ý mà không làm người đọc dễ bị hiểu nhầm là chỉ vào thời gian gần thời kỳ đó thì người ta mới biết thành phần khí quyển Trái Đất.Vương Ngân Hà 13:55, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đã đưa công sức tìm ref của Ngân Hà vào để người đọc từ nay không bị hiểu nhầm (trừ phi cái ref của Ngân Hà sai). 193.52.24.125 14:19, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thán khí? sửa

Các bạn viết về "thán khí" có phải để nói là CO2 hay CO?. Nếu đúng vậy thì nên dùng thẳng là CO2 hoặc CO vì trên sao hoả không nên dùng "dưỡng khí" cũng như "thán khí".--Tô Linh Giang 13:00, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vì sao? Tại sao tên các loại khí thay đổi khi đi từ Trái Đất lê Sao Hỏa?- Trần Thế Trung | (thảo luận) 13:03, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bởi vì cách nói dưỡng khí, thán khí là để nói về quan hệ của nó đối với sự sống mà trên Sao Hỏa không có sự sống--58.187.10.46 10:55, ngày 07 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. Thán khí là "khí than", liên quan gì đến sự sống đâu?
  2. Về dưỡng khí, tôi có thể nói như vầy: "trên Sao Hỏa rất ít dưỡng khí nên không có sự sống như Trái Đất" cũng hợp lý chứ. Avia (thảo luận) 03:23, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Thán khí là CO2 chứ không phải CO (khí than) như nhiều người hiểu lầm. Nghĩa Hán-Việt của nó là chất thán, chất độc thở ở trong mình ra, gọi là thán khí. CO2 là sản phẩm của sự hô hấp, chứ CO mà hít vào thì nguy cơ tử vong là chắc chắn và nó cũng không là sản phẩm của sự hô hấp (do CO kết hợp với hemoglobin rất vững chắc và làm mất liên kết của ôxy với máu và không là sản phẩm của hô hấp). Một số trang Web có liên quan đến y tế, như sức khỏe cộng đồng thậm chí còn viết là: Tìm cách làm tăng lượng thán khí (carbon monoxide) trong máu, thật là vô cùng tai hại và nguy hiểm.Vương Ngân Hà 04:53, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Chữ "thán" trong "thán khí" vẫn có nghĩa là than; vì nó là khí thải cũng như không dùng được trong hô hấp nên nó là được xem là "chất độc" theo định nghĩa (khá thô thiển) bên trên (tuy nhiên CO2 vẫn cần thiết để kích thích hô hấp). Còn khí than lại thường được hiểu là "khí methane (CH4), thường chiếm khoảng 94-95%, phần còn lại gồm etan, pripan (sic), butan, pentan, nitơ, dioxitcarbon, một ít sulfur (hoặc không)."[1] Đọc mạch văn ở trang suckhoecongdong.com thì dễ thấy là tác giả ghi nhầm carbon dioxide thành carbon monoxide. --Á Lý Sa (thảo luận) 05:37, ngày 08 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời
Khí than có thể là: khí từ hầm mỏ than như Á Lý Sa viết. Cũng có thể là khí thu được từ lò khí hoá than, thành phần gồm CH4, CO, H2, CO2...và tuỳ theo kiểu lò cho ra các thành phần % khác nhau. Lưu Ly 10:45, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

CO2, O2 và sự sống sửa

Có thể "dưỡng khí" có liên quan chút đến sự sống. Nhưng đó là do lịch sử nhận thức để lại. Chúng ta biết là không có O2 thì chúng ta chết. Nhưng mà không có CO2 chúng ta cũng sẽ chết, vì cơ thể chúng ta làm bằng hợp chất hữu cơ, thu được từ một dây chuyền thức ăn, mà đầu nguồn của nó là sự quang hợp thu CO2 và nhả O2 để lấy C vào trong các hợp chất hữu cơ.

Thực tế vào thời kỳ đầu của Trái Đất, khí quyển Trái Đất cũng được cho là toàn CO2, chẳng có tý O2 nào, giống Sao Hỏa và Sao Kim (thời kỳ đầu). Các sinh vật cổ đã phát triển trong môi trường này (mà ngày nay hậu duệ của chúng là nhánh Archea..., xem cây phát sinh chủng loại) và chính chúng đã biến bầu khí quyển CO2 của TĐ thành bầu khí quyển O2 qua quá trình quang hợp. Thực tế là sự xuất hiện của O2 đã gây ra một đợt tuyệt chủng lớn đầu tiên (có lẽ là lớn nhất trong lịch sử TĐ) làm chết rất nhiều Sinh vật của TĐ, vì lúc đó O2 là "chất độc". Sau đó một nhánh đã kịp thích nghi để xài O2 và phát triển thành những sinh vật đang đọc dòng chữ này :).

Nguồn tham khảo? Nhiều, các sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Sinh học hay Y học, đã học qua giáo trình "sự tiến hóa của Sinh vật trên Trái Đất" có thể cho các bạn biết. 193.52.24.125 10:21, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

HDO sửa

HDO ở đây có phải là en:Hydrodeoxygenation không? Newone (thảo luận) 04:57, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Khí quyển Sao Hỏa”.