Thảo luận:Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Lưu 1

Việt Cộng

sửa

Việt Cộng, từ này thường được sách báo miền nam Việt Nam dùng để chỉ những người Việt theo chủ nghĩa Mac-Lê nin ở cả hai miền Nam, Bắc. Như vậy theo Lê Thy việc redirect Việt Cộng sang Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là chưa hợp lý.Lê Thy 02:50, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. Phải có một bài riêng về từ Việt CộngVC - đây là tập hợp nhiều nhóm người Việt theo chủ nghĩa CS dưới nhiều hình thức, không chỉ là cùa MTDTGPVN. Lính Mỹ dùng chữ này như một lối miệt thị (tương đương với chữ "GOOK"). Dân miền Nam trước 75 dùng để gọi (hay "đổ tội") những ai có xu hướng theo chủ nghĩa CS Bắc Việt hoặc có tình ý chống chính phũ VNCH.CxKiên 07:14, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đồng ý có một trang riêng về "Việt Cộng"147.230.166.185 (thảo luận) 13:18, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý, phải có một bài riêng về VC, Việt Cộng hay Victor-Charlie. A member of the Anime Brigade - My2ndAngelic 20:11, ngày 9 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời


Nếu CxKiên có tài liệu kiểm chứng được để nói về định nghĩa hay cách dùng của từ VC thì hãy viết một bài [Việt Cộng] riêng, còn hiện nay, nhiều người vẫn hiểu theo cách này. Casablanca1911 07:26, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. về định nghĩa của từ Việt Cộng, mời xem thuật ngữ và tiếng lóng quân sự Mỹ, vần V (không hề có chú thích về hàm ý thái độ)
  2. về "gook". Thành viên:Cao Xuan Kien đã nhầm. "Gook" không đồng nghĩa với Việt Cộng mà để chỉ dân châu Á da vàng theo lối phân biệt chủng tộc của lính Mỹ. Mời xem link kể trên, chọn G. (từ này chú thích rõ ràng về hàm ý thái độ)
derogatory term for an Asian; derived from Korean slang for "person" and passed down by Korean war veterans
Về ý nghĩa miệt thị của từ Việt Cộng, tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khẳng định điều đó. Thậm chí có tài liệu dùng từ này với nghĩa kính trọng, chẳng hạn về nhật ký Đặng Thùy Trâm. Thực ra, tôi đã nghe thấy những bà mẹ (Việt) nói về các con mình là "...một bên Việt Cộng, một bên Quốc gia..." mà không có chút ý xấu nào. Tôi đã đọc nhiều tài liệu do cựu binh Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam, họ có đủ thái độ từ ghét đến kính trọng... nhưng chỉ có một từ Vietcong để dùng. Tôi chỉ thấy hàm ý miệt thị rõ ràng khi họ dùng các từ như "Charlie" (xem thường) và "gook" (khinh miệt).
Theo tôi, do từ Việt Cộng thường chỉ được sử dụng bởi Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, nghĩa là đa số là những người chống Cộng, cho nên đa số ngữ cảnh có hàm ý xấu hoặc chẳng có ý gì. Nên kết quả là mọi người cho rằng từ đó có ý xấu.
Ngoài ra, nếu tôi không nhầm thì chính những người "Việt Cộng" ở miền Nam cũng dùng từ "Việt Cộng" để nói về chính mình trong những tình huống hàng ngày (không chính thức).
Vậy theo tôi, không nên kết luận từ "Việt Cộng" bản thân nó có hàm ý thái độ.
(Tmct 08:34, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Vậy những người trong mặt trận có tự gọi mình là Việt cộng không? Từ này tôi thấy không nên dùng chung chung vì từ lâu nó đã có ý nghĩa đặc biệt (và hàm ý xấu cho người bị gọi là VC) như tôi nêu trên, còn nếu thảo luận mà muốn tôi tìm bằng chứng tại sao "cái ghế" không gọi là "đồ ngồi" ? thì khó cho tôi quá.:D. CxKiên 12:04, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Họ vẫn tự gọi mình là "Việt Cộng" đấy. CxKiên xem này. Search google cho các trang từ Việt Nam ra cả đống. Bạn chịu khó đọc một vài trang mà xem, không có hàm ý gì xấu đâu. Vậy là có bằng chứng rồi nhé, :)
(Tmct 12:35, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời
Đã thế thì có thể dùng chữ VC cho quân MTDTGPMNVN cho nó ngắn lại 1 tí (sau khi giản thích). Trong bài Thảm sát tại Huế chữ tắt MTDTGPMNVN lập lại quá nhiều lần làm bài thiếu uyển chuyển. Còn không thì chỉ viết quân Giải phóng, dễ nghe dễ đọc hơn. CxKiên 03:59, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thế này các bác ạ, e hiện đang du học ở bên Mỹ và hôm bữa có hỏi một cựu chiến binh Việt Nam để làm rõ vấn đề này. Ông bảo thời đó có thể nói là ổng đánh nhau với một là lính du kích Việt Cộng ở Miền Nam (lính Mỹ gọi là Victor-Charlie hay VC theo bảng chữ cái NATO, vd ở trận Vạn Tường hay còn gọi là Operation Starlite), hai là lính Bắc Việt (North Vietnamese Army hay lính NVA, vd ở trận Khe Sanh). Chính xác mà nói, từ "Việt Cộng" là cách mà VNCH dùng để gọi những người CS ở Miền Nam nói chung, nhưng từ khi MTDTGPMNVN thành lập, từ này cũng trở thành cách lính Mỹ và VNCH gọi tổ chức này (bởi vì lúc này ở Miền Nam, họ xác định đây là kẻ thù chính của họ). Nó đúng là mang ý nghĩa Việt Nam Cộng sản, và cũng chỉ là một cách mà họ định danh kể thù của mình mà thôi (cũng như cách họ gọi NVA hay Ho Chi Minh Trail, đây đều là tên người Mỹ tự đặt ra, chính quyền VNDCCH lúc đó gọi hai danh từ này là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Đường Trường Sơn). Cho nên em nghĩ ko cần thiết một bài riêng cho Việt Cộng, mà chỉ cần viết "Việt Cộng, theo cách gọi của Mỹ và VNCH" như trong bài là đc rồi, giống như "Quân Lực VNCH" là "Ngụy quân theo cách gọi của VNDCCH". Quych (thảo luận) 08:07, ngày 12 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nguồn gốc chữ Việt Cộng

sửa

Tôi thấy Occam's razor là hợp lý nhất: người Việt Cộng sản thì gọi là Việt Cộng. Còn giải thích nói là gọi lệch từ chữ nào khác chắc cần nhiều nguồn hơn là một bộ phim không nói rõ ai đưa giả thuyết này. Nguyễn Hữu Dng 00:43, 29 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cũng nghĩ vậy, tôi đã đọc nhiều tài liệu giải thích nguồn gốc từ Việt Cộng như Dụng nói. Còn bộ phim kia là nguồn duy nhất mà tôi biết có cách giải thích từ chữ "khùng". Tuy nhiên, nếu nhất định phải nhắc đến cách giải thích kì cục này, ta có thể viết rằng: "theo bộ phim tài liệu ....,...". Tmct 07:54, 29 tháng 9 2006 (UTC)
Nguồn gốc chữ Việt Cộng có nhiều cách giải thích, nhiệm vụ của Wikipedia là đưa được nhiều thông tin cho 1 vấn đề, miễn là có nguồn dẫn kiểm chứng được. Lý do cho việc có thể chỉ có nguồn phim này giải thích như vậy, là do đây là bộ phim được dựng từ kho tư liệu phim lưu ở bên Mỹ, mà người ta mới tìm ra và công bố. Ngoài ra, trong phim còn có các thông tin, hình ảnh của lính Mỹ nữa mà có lẽ chỉ trong những thước phim chiến tranh này người xem mới được biết. Phim này cũng mới được chiếu trên VTV ở Việt Nam, hình như có nói rõ tên một người Mỹ có tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã giải thích cách gọi này, tôi không nhớ chính xác. Casablanca1911 03:38, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Việt Cộng _ Việt khùng ???

sửa

Nguyên văn: "Việt Cộng là từ do bên quân đội Hoa Kỳ đặt ra, là tên gọi chệch ra từ "Việt khùng" (theo cách phát âm của người Mỹ) cho những con người thuộc tổ chức này, nghĩa là những người Việt Nam bị khùng. [1]"--Saigon punkid 04:03, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo Lê Thy Việt Cộng là người Việt theo Cộng sản. Còn cách giải thích như trích dẫn trên là một cách giải thích "xuyên tạc, méo mó, cho vui" của một số người (dù nó được đưa vào phim tài liệu). Tại Miền Nam trước năm 1975 cũng có từ Trung Cộng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không lẽ cũng là do đọc chệch từ Trung khùng ???Lê Thy 03:53, 30 tháng 9 2006 (UTC)

CHỮ "Việt Cộng" KHÔNG CÓ TRONG TỰ ĐIỂN CỦA VC

sửa

Xin góp ý với quý vị về tranh luận chữ "người Việt Cộng" và "tên Việt Cộng".

Tất nhiên cả hai phe đều có lý khi họ dịch chữ The Viet Cong thành hai danh từ VN khác nhau như thế. Tuy nhiên ý nghĩa của một tiếng anh và tiếng pháp khi dịch ra tiếng VN phải tùy thuộc vào văn chương của VN.

Các đồng chí muốn dịch chữ computer là "máy vi tính" thì đó là quyền của các đồng chí, nhưng chúng tôi dịch nó là "máy điện tử". Các đồng chí không có quyền nói rằng tôi dịch sai được.

Trong tự điển của VNCH có chữ Việt Cộng. Nhưng tự điển của các đồng chí ở Hà Nội thì không có danh từ Việt Cộng. Chính Việt Cộng cũng xác nhận họ không xài chữ Việt Cộng. Vậy thì chữ "người Việt Cộng" của các đồng chí có ý nghĩa gì? Hoàn toàn vô nghĩa, trừ khi quý vị viết chữ Việt Cộng để trong ngoặc kép và để chữ người ở phía trước.

Tôi muốn tranh luận với quý vị theo văn chương VN, và cách dịch thuật theo đúng văn chương của cả hai ngôn ngữ. Trong văn chương ở miền Nam, người ta thường nói "tên Việt Cộng". Kẻ nào nói "người Việt Cộng" thì ai cũng thấy nó rất kỳ, rất ngượng và không đúng văn chương. Văn chương là do con người tạo ra, nó chính là con người và nó đi sát với con người. Văn chương VC đã phủ nhận danh từ Việt Cộng rồi, vậy thì họ còn tranh luận đến chữ "người VC" hay "tên VC" để làm gì? Chính họ mâu thuẫn với chính họ vì khởi đầu họ coi chữ Việt Cộng là vô nghĩa. Trước khi xử dụng chữ "người Việt Cộng" thì các đồng chí nên đưa danh từ Việt Cộng vào tự điển của mình và tập sử dụng chữ VC trước đã.

Dân miền Nam ai cũng biết xử dụng chữ "VC" và có đầy đủ ấn tượng về danh từ đó. Từ ấn tượng nên mới có danh từ "tên cướp", "tên Việt Cộng". Đó là văn chương VN, quý vị không thể dịch thuật theo kiểu word to word: (Tôi chiều anh = I afternoon you) như thế được. Tương tự trong văn chương của các đồng chí cũng có những danh từ "tên lính Mỹ", "tên Ngụy", "tên phản động", "tên tay sai của các thế lực thù địch"... Đó là những thứ đặc thù của văn minh XHCH của VC.

Các đồng chí có quyền dịch chữ "Aircraft-carrier" là "tàu sân bay" (theo kiểu word to word) như thế. Nhưng văn chương miền Nam tự do chúng tôi không dịch thuật theo kiểu "bần cố nông" như thế được. Chúng tôi dịch chữ đó là "hàng không mẫu hạm". Hay là chữ "marine corp" chúng tôi dịch là lính Thủy Quân Lục Chiến, chứ không dịch là "Lính Thủy Đánh Bộ" như các đồng chí được. Khi xem tấm bản đồ thế giới của VC in, tôi giật mình đọc thấy chữ Ốc Tờ Rây Li A.... Chữ Australia chúng tôi dịch là Úc Đại Lợi chứ không phải là Ốc Tờ Rây Li A được. Cũng như ông cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ thì VC gọi tên là ông "Rắm Phèo"...có lẽ họ khinh miệt ông ta hay sao mà họ gọi như vậy?

Tóm lại quý vị có quyền dùng chữ "người Việt Cộng", nhưng cần phải tập xài chữ Việt Cộng và đưa nó vào tự điển của VC trước đã. Chúng tôi chỉ quen dùng chữ và dịch thuật theo đúng thói quen, phong tục tập quán và văn chương Việt Nam mà thôi. Khi dịch thuật, người ta phải dịch cho đúng văn chương của ngôn ngữ thứ hai. Không thể so sánh cách dịch "the man" và "the Việt Cộng" với nhau được. "The Viet Cong" là văn chương của Tây Phương dịch nghĩa từ chữ "tên Việt Cộng" hay số nhiều là "bọn Việt Cộng". Danh từ trong tự điển và văn chương của VC không có chữ tương đương như thế. Trái lại VC chỉ có chữ "người cách mạng", "quân cách mạng" hay "người cộng sản"...!

Le Kha Phieu Bat207.233.67.128 18:22, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chỉ là dịch từ tiếng Tàu mà ra có gì mà mỹ miều, kiêu sa hả đồng chí? --Saigon punkid 04:03, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý với ý kiến của Le Kha Phieu Bat207.233.67.128147.230.166.185 (thảo luận) 13:31, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bổ sung của IP 72.130.134.99

sửa
Tuy nhiên nhiều thành phần đã lấy làm bất bình vì họ cho chính quyền miền Bắc đã cướp công của họ trong khi loại bỏ lớp lãnh đạo cộng sản miền Nam sau khi đại cuộc đã thành.

Câu trên cần viết lại cho rõ và thêm nguồn dẫn chứng có uy tín trước khi đưa trở lại bài. "Nhiều thành phần" ở đây là thành phần nào? Ai đã dùng từ "cướp công"?

Tmct 09:08, ngày 5 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài này còn sơ sai và phiến diện, thiên về cách nhìn nhận của những người thuộc phe chiến thắng. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm rồi, viết đúng với sự thật thì giá trị bài tăng lên, người sau đỡ phải sửa 65.110.6.40 11:54, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Làm gì mà có chuyện cướp công ở đây? Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay chính phủ CS Hà Nội là hai tổ chức trên hình thức, nhưng trên thực tế hoạt động thì hai tổ chức đó chỉ là một và cả hai được điều khiển bởi ĐẢNG CSVN.

Chữ Việt Cộng là dùng để chỉ tất cả những người VN theo CS chứ không để chỉ riêng những người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như nhiều người còn lầm lẫn. Vì Việt Cộng có nghĩa là Cộng Sản Việt Nam.

Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chính là đứa con ruột của đảng CSVN được khai sinh ra ở trong bưng miền Nam cho nó đúng với danh xưng miền Nam. Thực ra nó được khai sinh ở vùng Tam Biên (ngã ba biên giới Lào, Miên và VN; vùng rừng núi Lộc Ninh). Khai sinh ở đó cho nó danh chính ngôn thuận, nhưng tuổi ấu thơ của nó là ở mật khu của VC bên Cam Bốt. Đến năm 1970, Mỹ tổ chức đảo chính Sihanook rồi thành lập chính quyền thân Mỹ, chính quyền này cho phép quân đội VNCH hành quân diệt cộng trên đất Miên thì tổng hành dinh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nó bị nhổ sào chạy biến đi mất tích; có lẽ chạy sang Lào hay ra Bắc nơi chế độ đã khai sinh cho nó.

Có nhiều đồng chí cao cấp trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (như Trương Như Tảng), cho đến sau giải phóng mới biết rõ sự thật rằng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là một cái tên gọi bên ngoài, vì quyền hành của nó là do đảng CSVN ở Hà Nội nắm hết. Sau 75, trong ngày quốc khánh đầu tiên của VC tổ chức ở SG (02/09) Đó là ngày quốc khánh của CS Hà Nội. Trương Như Tảng đứng trên khán đài nhìn những đoàn quân VC diễn hành. Rồi Tảng thắc mắc, quay sang hỏi Lê Đức Thọ tại sao chẳng thấy đơn vị nào của Mặt Trận Giải Phóng diễn hành cả... Thọ nhìn Tảng cười mỉa mai và không trả lời!!! Tới lúc đó thì Tảng mới hiểu chẳng còn đơn vị nào của Mặt Trận Giải Phóng nữa cả, nó đã bị nhập vào quân CS Hà Nội cả rồi.

Chiến tranh chống Mỹ Thiệu ở miền Nam, tất cả là do CS miền Bắc hỗ trợ. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có một số quân ít ỏi thì đã nướng gần hết trong trận Tết Mậu Thân năm 68 cả rồi. Từ vũ khí đến sinh mạng và chỉ huy chiến trường đều do CS miền Bắc đóng góp. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ cần có cái danh xưng và vài người gọi là chủ tịch và chính phủ để mang ra thế giới mỗi khi cần họp hội nghị để nhằm lường gạt quốc tế trong thời gian chiến tranh. Sau chiến tranh thì CS Hà Nội chẳng cần cái vai trò đó nữa. Hơn thế nữa, nhiều ông trong MTGPMN còn có tư tưởng (cục bộ) như Trương Như Tảng. Nghĩa là họ nghĩ rằng sau khi chiến tranh thì miền Nam họ sẽ được cai trị riêng một chính quyền, cái đó rất nguy hiểm cho sự cai trị và thống nhất toàn đất nước dưới sự cai trị của CS Hà Nội. Cho nên sau khi diệt hết Mỹ Ngụy thì việc đầu tiên của CS Hà Nội là phải thủ tiêu cái tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Đào Công Khai72.130.64.56 16:07, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn viết dài lằng nhằng quá, nhưng quả thật đúng là như vậy. Tôi thấy một số bạn trẻ ở Việt nam viết bài chỉ mang kiến thức ở trường học vào, không tham khảo ý kiến của những người ruột thịt lớn tuổi trong nhà đã từng kinh qua thời chiến tranh, rất mong họ tham khảo ngay trong gia đình mình rồi hãy viết.Tôi đang ở Vn, Ip này tôi mượn đấy.208.110.218.201 05:58, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn ngồi ở VN mà mượn IP ở Houston à [1], đừng lừa bịp người trẻ như thế. Nguyễn Thanh Quang 06:14, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn Quang ơi_ Tôi lại mượn IP khác nữa này. Hay quá phát hiện ra Wiki còn thiếu bài viết về PROXY/TƯỜNG LỬA, bạn ngiên cứu Proxy/ tường lửa Internet đi, ban sẽ chu du khắp nơi tường lửa ở VN sẽ chào thua, sẽ tiếp cận được với các luồng thông tin trái chiều khác với điều đã học trong trường ở VN.85.195.123.26 10:56, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Xin chú ý vào việc làm tăng chất lượng của bài, không nên biến thảo luận này thành đề tài proxy server. Mekong Bluesman 16:07, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Có nhiều người ở miền Nam đi theo VC trước 75, nhưng họ không phải là VC là vì họ bị lường gạt và tưởng lầm rằng cuộc "chống Mỹ Cứu Nước" ở miền Nam là do "Nhân Dân Miền Nam" tổ chức. Cho tới khi chết, trở thành "liệt sĩ" họ cũng không biết rằng họ đã chiến đấu cho quyền lợi và mục đích của đảng CSVN. Dưới đây là bài viết về TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM tôi trích lại từ trong Wiki VN này, điều đó nói lên VC chính là tổ chức Trung Ương Cục Miền Nam của đảng CSVN.

"...Khi Đảng Lao động Việt Nam ra công khai từ Đại hội II (1951), thì Trung ương Cục miền Nam ra đời, thay cho Xứ Ủy Nam Bộ có từ năm 1946. Bí thư Trung ương Cục là Lê Duẩn, vốn là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ. Phó Bí thư là Lê Đức Thọ, sau là Phạm Hùng. Các ủy viên: Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Văn Giáp, Nguyễn Văn Kỉnh. Cơ quan ngôn luận chính thức là báo Nhân Dân miền Nam.

Đến tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam và lập lại Xứ ủy Nam Bộ...

Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) Đảng Lao Động VN, họp ngày 23 tháng 1 năm 1961 đã quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ, được thành lập tháng năm 1954. Trung ương Cục miền Nam (trong bài này được viết tắt thành TWCMN) là một bộ phận của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam, có nhiệm vụ :...Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và Bộ Chính trị về cách mạng miền Nam mà đề ra chủ trương, chính sách, phương châm, kế hoạch công tác và chỉ đạo cụ thể ở miền Nam. TWCMN có các phiên hiệu là B2, R, Ông Cụ, dùng để bảo mật trong chiến trường. Địa bàn chỉ đạo lúc đầu là cả miền Nam Việt Nam, tức từ vĩ tuyến 17 trở vào, đến năm 1965 điều chỉnh lại chỉ còn phụ trách từ Khu VI (gồm Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận) trở vào đến Cà Mau. Từ Ninh Thuận trở ra do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo..."

Mặc dù cái Wiki VN này (chắc chắn là được tổ chức ở VN) có khuynh hướng định nghĩa các sự kiện (tự điển) theo những sách vở của VC ở trong nước, nhưng vì nó muốn phong phú và ôm đồm nhiều thứ nên có phải nhập cảng nhiều nguồn của "Việt Kiều". Do đó việc định nghĩa của nó không được thống nhất. Thứ hai nữa, việc tuyên truyền ở trong nước nó tùy thuộc từng mảnh tin khác nhau để tuyên truyền. Cho nên khi nhập những mảng tuyên truyền đó vào nhau thì thông tin của VC cũng bị mâu thuẫn với chính chúng. Chối cãi rằng VC là người miền Nam nổi lên Chống Mỹ, nhưng nếu đọc trang TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM này thì sẽ thấy ngay họ thú nhận VC chính là đảng CS Hà Nội. Còn cái CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI MIỀN NAM VN hay MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM chỉ là tổ chức bù nhìn, tay sai của CS Hà Nội. Đọc tiểu sử của Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Lưu Hữu Phước... thì sẽ thấy rõ hơn.

Đào Công Khai72.130.64.56 16:34, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, nhưng bạn Đào Công Khai đang cố nói lên điều gì ở đây vậy? Đây là mục Thảo luận về bài viết, chứ ko phải về chủ đề của bài viết. Ngay cả việc bạn nói bị "lường gạt" cũng là 1 nhận định vô cùng chủ quan và cần nhiều hơn những gì bạn nói rất nhiều để chứng minh.Hawkie 12:54, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thiệt tình tôi không hiểu sau ba mươi năm rồi mà còn có nhiều người nặng nợ với cuộc chiến đó vậy. Chuyện qua rồi thì qua đi, giọng điệu của bạn chẳng khác quan tí nào. Thế nào là lợi dụng, là tay sai, bù nhìn? Tôi gọi ông Diệm ông Thiệu là bù nhìn tay sai của Mỹ đấy thì sao? Hay ai lại bảo tôi giữ khách quan trong bài viết? Tôi gọi là chiến lược có được không? Hơn nữa trong mặt trận người miền Nam chủ yếu đấy chứ, miền Bắc chuyển vào được thì làm sao chuyển hết đuợc người. thảo luận chưa ký tên này là của Ndqanh vn (thảo luận • đóng góp)

Loại bỏ hình

sửa

Sao lại bỏ hình không lý do hả tcmt???Yonai 11:19, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

 
Hình này có phải do chính bạn chụp lên ngày đấy không? Newone (thảo luận) 04:43, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Để rõ thêm

sửa

Trước 1930 ở Việt nam có hơn 3 tổ chức theo xu hướng cộng sản hoat động chống ách thuộc địa, 1930 Nguyễn ái quốc được Đệ tam quốc tế cử về thống nhất các tổ chức cộng sản toàn Đông dương thành Đảng Cộng sản Đông dương, 1951 tách ra đổi tên thành Đảng lao động Việt Nam, và Đảng của Lào, Đảng của Cambodia. Ở VN chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng lao động VN chỉ đạo mọi đường lối, chủ trương nhằm Nhống nhất VN. Mọi tổ chức CS hoặc các tổ chức khác ở Miền Nam đều do Trung ương ĐCSVN chủ trương thành lập để tiến hành đấu tranh võ trang, chính trị với chính phủ VNCH. Đảng Cộng sản VN thành lập các tổ chức này trên danh nghĩa là độc lập với Miền Bắc nhằm thể hiện với thế giới việc chỉ giúp đỡ chứ không can thiệp vào nội bộ Miền Nam. Hoạt động của các tổ chức này đều nằm dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Các tổ chức này làm đối trọng với chính phủ VNCH trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế...Đó là ý nghĩa chính trị của các tổ chức này.

Sau khi hai miền được thống nhất, cán bộ của các tổ chức này được trung ương điều động nhiệm vụ mới còn tổ chức thì giải tán.

Nếu viết bài không thấm nhuần ý trên thì bài viết sẽ lủng củng, sẽ mâu thuẫn lẫn nhau trong một bài viết, và mâu thuẫn giữa các bài với nhau, nhất là trong đề tai chiến tranh VN này.

Hung oanh 15:23, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời được chính thức công nhận là một chính quyền tại Nam Việt Nam và là một trong 4 bên tham gia hiệp định. Tuy nhiên, những người lãnh đạo vẫn tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và đã giành được quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào năm 1975..."

Đoạn văn trên không nói đúng sự thực. Sau hiệp định Paris, chủ yếu chiến tranh là quân CS Bắc Việt đánh nhau với quân đội VNCH. Lúc đó Mỹ rút hết về nước thì CS Bắc Việt càng gửi nhiều bộ đội ồ ạt vào miền Nam. Cảng Hải Phòng lúc đó tấp nập những tàu chở vũ khí của Nga đưa vào đó nhiều nhất trong suốt lịch sử chiến tranh VN. Trọng điểm chiến tranh hồi đó là chiến trường Trị Thiên và Cao nguyên Trung Phần, đó là những nơi cửa ngõ của đường mòn Hồ Chí Minh được quân Bắc Việt xử dụng. Đường mòn HCM lúc đó VC chạy xe tấp nập chở vũ khí vào Nam vì không còn bị máy bay Mỹ ném bom như xưa nữa.

Một sự kiện nữa. Khi Dương Văn Minh lên làm tổng thống VNCH theo sự đòi hỏi của phía Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào tháng 04/75, thì qua sự trung gian của đại sứ Pháp ở VNCH, Dương Văn Minh đã có liên lạc với phía VC để giàn xếp chuyện ngưng bắn và thành lập chính phủ chung với MTGPMN. Nhưng không hiểu tại sao, và do áp lực của ai, cuối cùng thay vì Dương Văn Minh cho người đến Củ Chi để gặp Huỳnh Tấn Phát, thì ông ta lại cho người lên Long Khánh và gặp Lê Đức Thọ. Và cuối cùng là ý định vào đầu năm 1975 của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là bắt tay với chính phủ Dương Văn Minh hầu tránh khỏi sự đồng hóa của CS Bắc Việt đã tan thành mây khói, bởi vì có lẽ Dương Văn Minh không đủ can đảm để bắt tay với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông ta bắt tay với CS Hà Nội là Lê Đức Thọ thì bảo đảm hơn. Nhưng khi quân Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập, chính quyền Dương Văn Minh đón họ nói là: "để bàn giao chính quyền" thì tướng VC trả lời rằng: "các ông là kẻ bại trận, các ông chẳng có gì để bàn giao cả"...

Cả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và chính phủ Dương Văn Minh đều không toại nguyện. Họ có ý chí muốn xích lại gần nhau, nhưng họ không làm nổi điều gì. Cuối cùng sau khi Giải Phóng Miền Nam thì Mặt Trận Giải Phóng cũng "tự giải tán". Điều đó họ đã linh cảm thấy trước khi VC chiếm được SG, cho nên họ muốn bắt tay với chính phủ Dương Văn Minh phía VNCH để củng cố quyền lực; nhưng đã quá muộn. Quân Bắc Việt đã chiếm được hầu hết các tỉnh ở miền Trung và miền Nam. Cuối cùng thì Trương Như Tảng (bộ trưởng Tư Pháp của MTGPMN) đã phải vượt biên sang Pháp tị nạn chính trị...

Vấn đề ở đây chúng ta cần tranh luận là MTGPMN là một tổ chức độc lập hay chỉ là một công cụ của CS Bắc Việt lập nên để gây chiến tranh ở miền Nam?

Đào Công Khai72.130.64.56 16:01, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)72.130.64.56 16:06, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)72.130.64.56 16:09, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

chẳng qua Dương Văn Minh Không hiểu chứ gặp ai thì cũng vậy, đều là người thuộc lực lương của Đảng Cộng sản VN cả Hung oanh 16:15, ngày 4 tháng 7 năm 2007

ĐCK muốn nói thêm là Dương Văn Minh bắt buộc phải hiểu, vì ông ta tin vào các thế lực quốc tế đang ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Nhưng có điều ông ta cố tình cho người đi lầm chỗ và gặp Lê Đức Thọ thì đó là lỗi của ông ta chứ không phải của MTGPMN. Chứng tỏ rằng DVM cũng biết sợ CS Hà Nội. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam theo ĐCK hiểu thì nó là công cụ của CS Bắc Việt và CSBV cài người vào đó để điều hành. Tuy nhiên một số thành viên cao cấp trong MTGPMN thì lại có ý chí muốn độc lập với CS Bắc Việt. Ngay cả quân đội của họ cũng đa số có ý chí đó. Cho nên công an bắc họ thường nói với tôi rằng mấy ông MTGPMN đó "cục bộ" lắm. Những thành viên cao cấp của MTGPMN lại là những nhân vật rất địa phương của miền Nam được thế giới biết đến nhiều như Huỳnh Tấn Pháp, Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình... nên CS Bắc Việt cần thiết phải sử dụng họ để làm chiêu bài chính trị (cả đối với dân miền Nam) cho đến sau khi chiến thắng thì mới đá đít họ.

Đào Công Khai72.130.64.56 16:30, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn Đào Công Khai có thể cho dẫn chứng hay cái gì đó làm chỗ dựa được ko? Còn nữa, xin nhắc lại cho bạn biết là cái wikipedia này là thuộc về dự án wikipedia, và ban đầu chủ yếu do Việt Kiều làm đấy thưa bạn. Nếu bạn cứ thích mang cái tâm lý và nói năng thiếu trung lập như vậy thì e rằng sức thuyết phục của những điều bạn nói sẽ kém đi nhiều đấy.Hawkie 10:47, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nói rằng cái Wiki Việt Nam này là của "Việt Kiều" thì không ai tin được, trừ phi you chứng minh rõ ràng. Tôi nghĩ nó ở VN vì 2 lý do:

-Tôi nhớ có lần đọc được một tin nói rằng nó do nhóm sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội tổ chức. Bây giờ tôi không nhớ chỗ của đoạn tin đó nữa.

-Phần nhiều những bài chủ đề có liên quan đến VN và chính trị thì ngôn ngữ mang nặng phương cách hành văn theo lối Xã Hội Chủ Nghĩa, và tư tưởng chủ quan một chiều; phần lớn dựa vào tài liệu tuyên truyền của VC ở trong nước, và những sách báo của bọn phản chiến Mỹ được chính quyền VC ưa chuộng để sử dụng tuyên truyền.

Còn you muốn tôi phải "trung lập" như thế nào? Là phải nói đúng như trong sách vở của VC hay sao? Tại sao cứ nói lên sự thật thì người ta coi đó là không "trung lập"? Tôi chẳng thích phe nào cả, nhưng tôi đứng trong hàng ngũ những kẻ đấu tranh chống giai cấp thống trị. Thời VNCH thì tôi còn nhỏ, nhưng cũng không thích nó; bây giờ thì chỉ còn một giai cấp thống trị thôi, bọn tư bản đỏ. Sự thật là người VN đã bị lường gạt quá nhiều. Chính tôi hồi nhỏ cũng bị lường gạt, nên phải tự tìm hiểu sự thật. Sự thật là kết quả của nhiều tin tức ráp lại với nhau chứ không phải là tin tức lấy trong những sách vở của bất cứ phe nào.

Dẫn chứng thì you hãy đọc tiểu sử của Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Xuân Ẩn... và nhất là Trương Như Tảng thì sẽ thấy (trong Wiki này cũng có, và tìm thêm những trang web liên hệ với sự kiện đó nữa). Tôi không cần thuyết phục you, chỉ đưa ra những sự kiện chứng minh tư tưởng của tôi thôi. Tôi rất thắc mắc tại sao VC (ở miền Nam) tàn ác và man rợ quá trong khi họ toàn giảng dạy cán bộ họ về "lý tưởng thanh niên" và "đạo đức cách mạng", nhưng sau khi đọc tiểu sử của tướng cướp Bảy Viễn thì tôi đã hiểu. Phần đông dân miền Nam theo VC nằm vùng ở thành phố xuất thân từ những tên cướp và thành phần cặn bã, thất học như thế.

Đào Công Khai72.130.64.56 15:21, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)72.130.64.56 15:37, ngày 6 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin nhắc cho anh đây là từ điển mở, thuộc dự án wikipedia của công ty nước ngoài, ai cũng có thể tham gia, nên chẳng có chuyện "do người trong nước tổ chức". Chỉ có những người đó đã mở ra article đó trước và viết theo cách họ muốn mà thôi. Trang thảo luận này là để thảo luận để viết cho trang có chủ đề Mặt trận, chứ ko phải nơi anh bàn luận về đề tài Mặt trận. Nếu anh có nguồn và dẫn chứng thì có thể thêm vào trang chính, đừng đem những chuyện ko liên quan trực tiếp đến bài viết ra mà nói lung tung, cũng ko cần phải thuyết phục tôi hay bất kỳ ai về tư tưởng của anh vì trang này ko phục vụ mục đích đó. Tôi chỉ mong anh bớt cái kiểu cho cả đống những gì những gì vào đây mà chẳng có lấy 1 dẫn chứng nào lại bắt người ta phải tự tìm dẫn chứng lấy, mà cũng chẳng thèm đưa lên trang chính, vậy ko rõ anh coi trang thảo luận là nơi anh "tuyên truyền sự thật" chăng?Hawkie 08:34, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi thấy Đào Công Khai nói rất có lý, và Hawkie có vẻ không thích sự thật hay sao ấy.147.230.166.185 (thảo luận) 14:05, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mọi người có quyền tin tôi hoặc không tin tôi. Tôi vào đây để giao lưu tư tưởng với mọi người. Đúng vậy tôi muốn "cho cả đống" chi tiết vào đây, cho nên tôi không có thì giờ dẫn chứng. Và thực sự trong việc "cho cả đống" vào đây, đó là cách tôi dẫn chứng những điều tôi nói. Bởi vì ở VN người ta thiếu thốn, nên người ta cần "cả đống". Dĩ nhiên mỗi người thông tin theo một kiểu cách và sở thích của họ. Những nguồn thông tin của tôi đôi khi cũng cần phải đòi hỏi một người đã từng sống trong môi trường "lịch sử" giống như tôi đã gặp... Nhưng không ai có thể giải thích hết được từng vấn đề quá đơn giản và hiển nhiên, nếu làm như vậy thì người ta không có thì giờ để thông tin những gì quan trọng hơn mà người ta muốn thông tin nữa. Thí du: nghe một mẩu tin ở đài phát thanh nói về dân Đức đập phá Bức Tường Bá Linh, có người sẽ không biết Bức Tường Bá Linh là gì, nhưng trong một đoạn tin ngắn của đài phát thanh nó cũng không có thì giờ giải thích về Bức Tường đó dài dòng, mà người nghe phải tự đi tìm hiểu trong những tài liệu khác, hoặc trong những bài phát thanh khác. Khi công chúa Diana bị chết, tôi chỉ nghe TV kể sơ qua chuyện đó, chẳng biết công chúa đó có chồng con như thế nào... Họ đâu có thì giờ mô tả hết những gì tôi chưa biết. Muốn biết tôi phải coi TV nhiều lần, và phải tự đi tìm hiểu, tìm sách để đọc. Hồi nhỏ tôi nghe những người lớn thường phê bình "thằng đó sở khanh lắm!" Tôi chẳng hiểu "sở khanh" là làm sao. Hỏi người lớn thì họ giải thích tôi không hiểu nổi, vì lúc đó tôi chưa có khả năng để hiểu. Trong chính trị, có nhiều người đã lớn nhưng chưa có khả năng để hiểu những chuyện tầm thường, cái đó đôi khi trong tranh luận chính trị, người ta không có thì giờ để giải thích cho họ từng sự kiện quá hiển nhiên đó, tốt nhất họ phải tự tìm hiểu. Thí dụ tôi nói, chính quyền CS nói chung là độc tài và gian ác. Cái đó mà đòi hỏi tôi phải chứng minh nữa thì sorry, thời buổi này rồi mà còn đòi chứng minh điều đó thì tôi không có thì giờ bàn những chuyện đó nữa đâu!

Đào Công Khai72.130.64.56 20:53, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa để tạo vị thế chính trị và địa phương hóa cuộc chiến tại miền Nam.

Đọc đoạn này không xuôi tí nào cả. VNDCCH là tên một tên một quốc gia, chớ không phải là một chính phủ, hay chính thể.

Mọi người không hiểu khái niệm thế nào là tên nước, chính thể hay mặt trận hay sao. MT này ra đời là chủ trương của DLDVN chứ không phải là của VNDCCH với danh nghĩa 1 quốc gia, cũng không phải chủ trương chính phủ VNDCCH, vì trong chính phủ nhiều người ngoài đảng không tham gia.

DLDVN thì không phải của riêng VNDCCH. Trung ương cục miền nam là một bộ phận lãnh đạo đảng trong đó.

thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.176 (thảo luận • đóng góp).

Đó là bạn nói theo lý thuyết, thực tế ở VN Đảng và nhà nước là một, những người ngoài đảng trong chính phủ hay quốc hội...cũng đều là người của đảng cả thôi (thời bấy giờ). Về lý thuyết thì bạn có lý, nhưng thực tế của bài viết là rất đúng.Dpwiki 16:42, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn nói thế là không đúng. Hồi đó trong chính quyền VNDCCH có nhiều người ngoài đảng như cụ Phan Kế Toại, cụ Nguyễn Xiển, cụ Hoàng Minh Giám,... Những người đó là của chính quyền VNDCCH, và dĩ nhiên họ không tham gia gì vào hoạch định chủ trương lập MTGP cả. Quốc hội của VNDCCH cũng không có tác động gì với MT cả. MTGP được thành lập là chủ trương của đảng trên cơ sở tình hình miền nam lúc đó, theo nguyện vọng của những người kháng chiến trong nam. VNDCCH là tên một quốc gia riêng có cờ riêng, có luật pháp và cơ cấu chính quyền riêng, không liên quan gì đến MT cả. Luật páhp vNDCCH không bao giờ áp dụng cho vùng giải phóng trong nam do MT quản lý. Có chăng, chính quyền VNDCCH quan hệ với MT là qua đảng, bởi đảng lãnh đạo cả hai. Mà đảng thì không phải của riêng VNDCCH. Cũng như những năm 30 đảng không phải của riêng VN mà cả Đông Dương. Có lẽ các bạn phải tìm hiểu thêm về thế nào là đảng, thế nào là mặt trận, thế nào là chính thể, là chính phủ hay thế nào là quốc gia độc lập hay nửa độc lập, thế nào là cái tên nước, hay tên chính thể.

Có lẽ các bạn lên sửa đoạn này sau khi nghiên cứu thêm các khái niệm cơ bản, cả cái Chính phủ cách mạng lâm thời hay Cộng hoà miền nam việt nam.

Chính phủ CMLT giải tán sau khi tổ chức hiệp thương, và bầu cử một Quốc hội thống nhất. Và sự hợp nhất là chủ trương va quyet dinh của Quốc hội cũng là chủ trương của đảng và chủ trương của hai chính phủ chính thể VNDCCH và CHMNVN. Đường lối của CPCMLTCHMNVN là thống nhất dân tộc. Sao không đưa vào. Đây là những vấn đề pháp lý quan trọng.

thảo luận quên ký tên này là của 58.187.67.158 (thảo luận • đóng góp).

Chịu Thua các đồng chí thôi!

Gì chứ, cái khoản "ní nuận" thì tôi không bằng các đồng chí đâu. Có nhiều đoạn văn các đồng chí chẳng bao giờ nghe "xuôi" cả. Nhưng cứ nói rằng giặc Mỹ tàn ác thì các đồng chí lúc nào cũng thấy xuôi tai, đúng không? Hay là nói rằng bọn Diệm Nhu, Thiệu Kỳ có nhiều nợ máu với nhân dân thì nghe nó xuôi tai lắm? Lính Mỹ cũng có người này người kia chứ đâu phải người nào cũng tàn ác? Thế mà cả nước VN Dân Chủ Cộng Hòa đều kết luận rằng giặc Mỹ tàn ác. Nhưng người ta nghe vẫn...xuôi tai lắm. Có những nước trên thế giới nó hiếu chiến thì nó có những nhu cầu, "yêu cầu" để tổ chức chiến tranh, các đồng chí nghe thấy không xuôi tai, nhưng thực tế nó là như vậy. Tôi nói nước Tàu cũng là một nước hiếu chiến và chuyên môn xâm lăng những nước chung quanh, có người Trung Quốc họ cũng bảo tôi, nói vậy chẳng "xuôi" tai tí nào; nhưng tôi chứng minh rằng Tàu nó từng đem quân xâm lăng VN nhiều lần và ngay cả bây giờ nó vẫn còn muốn chiếm dần đất nước VN, thì họ im! Tôi đâu có phủ nhận VNCH hay là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không phải là quốc gia đâu? Tôi nghĩ cứ gọi những người lính VNCH là "Ngụy" thì thấy "xuôi" tai lắm; chứ nếu gọi VC là "ngụy" thì nó chẳng xuôi tai tí nào!!!!!! Trúng ý chưa?

Đào Công Khai72.130.64.56 20:10, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vấn đề ở đây là : dẫn chứng để thuyết phục người đọc ! Hiểu chưa hả ông Đào Công Khai ? Ừ thì coi như ông hiểu biết đi , nhưng nói có sách thì phải mách có chứng , tôi thì tôi chẳng bênh gì chế độ Cộng Sản đâu , nhưng đọc những đoạn văn của ông là tôi gai mắt lắm

(Mạc Song Dung Thành viên )

Ủng hộ ĐCK, rất thích cách lý luận của ĐCK, rất hài hước và thuyết phục.147.230.166.185 (thảo luận) 14:05, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Lại nguồn

sửa
"Thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [1] để tạo vị thế chính trị và địa phương hóa cuộc chiến tại miền Nam [2] [3] ."
  • Chú thích số 1 là từ vnn-news.com, do một LS (chắc là luật sư) chứ không phải sử gia viết. Nguồn này chưa bao giờ đủ uy tín để dùng cho các bài về lịch sử VN. Tôi xóa. Đề nghị thay nguồn.
  • Chú thích số 23 chỉ nói đến vị thế của Mặt trận trong hội nghị Paris, không có câu nào nói về chuyện "thành lập để nhằm tạo vị thế". Không có tư cách làm nguồn. Tôi xóa.

Tmct 21:21, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thảo luận của Đào Công Khai

sửa

ÔNG đoàn công khai NÀY NÓI NĂNG LINH TINH QUÁ. ông trương như tảng cũng là đảng viên cộng sản, sau vì bất đồng cá nhân liên quan đến chức vụ nên ông ta ra nước ngoài rồi định cấu kết với Hoàng Văn Hoan. Ở nước ngoài hậm hực nói năng thế nào chả được, hòng gây chia rẽ.

Những người của MT đều là người của DCS theo đảng làm cách mạng từ trước, thậm trí trước 1945, hay chí ít cảm tình đảng, đấu tranh cho nước VN liền một dải,theo con đường của cụ hồ, chống ách cai trị của Mỹ-Diệm.

Mỹ tự nhiên mang quân sang Việt Nam, không mời mà đến, cũng không do ai ủy nhiệm cho Mỹ cả, gây bao tội ác cho dân VN. không phải xâm lược thì là cái quái gì.


bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.80.109 (thảo luận • đóng góp)

ĐỀ NGHỊ DẪN CHỨNG, chỉ nói theo ý cá nhân. Tôi nghĩ những dòng này mới chính là thứ mang tính diễn đàn!!147.230.166.185 (thảo luận) 14:09, ngày 18 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tài khoản Đào Công Khai đã được khóa vì đã lạm dụng nhiều trang thảo luận để làm thành một diễn đàn. Đề nghị thành viên vô danh dùng IP 58.187.80.109 cũng không nên làm nơi này thành một diễn đàn. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:58, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sau năm 1975, hỗn độn lịch sử.

sửa

Chào mọi người! Mình có thông tin cho rằng Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam là một lực lượng cộng sản miền nam được lập ra bởi cộng sản miền nam, nhằm mục đích giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nhưng sau khi giải phóng song, theo những ghi chép thì lực lượng này tự giải tán, nhưng có những người sống đương thời họ cho là không phải là sự thực bằng chứng là trong lịch sử rất ít khi nói nến lực lượng này mà thậm chí là môn lịch sử đang giảng dạy tại Việt Nam cũng rất ít nói đến. Đồng thời vào lúc đó sau khi giải phóng miền nam song cờ của lực lượng này bị cấm tại khắp miền nam, những người lãnh đạo của lực lượng này không rõ, có người cho rằng lực lượng này bị đảo chính và những người lãnh đạo bị bắt giam lỏng, cờ bị cấm, lịch sử thì che giấu, nhằm mục đ1ich xây dựng một lịch sử tươi sáng cho chính quyền. Mong mọi người bình luận và giải đáp. Video clip bình luận có tại youtube "bình luận về Hoàng sa Trường sa", khi mọi người tìm được vui lòng nghe hết và phân tích chứ đừng dựa trên lập trường cộng sản đương thời mà phân tích, hãy phân tích một cách công bằng. Rất mong được những ý kiến chính xác. Thanks alot. 65.49.2.21 (thảo luận) 02:04, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)loverswinter@yahoo.comTrả lời

Thái độ trung lập

sửa

Bài này hiện tại không trung lập do toàn dùng nguồn tự xuất bản. Tôi đặt biển để các thành viên khác quan tâm.Predestination (thảo luận) 14:29, ngày 21 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hỏi ngu tí, bài này có câu nào tỏ thái độ nói rằng "MTDTGPMN vĩ đại quá" hay "địch thủ của MTDTGPMN ác quá, dở quá" hay không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:19, ngày 22 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Như trên đã thảo luận. Nguồn tự xuất bản sẽ bị pov.Predestination (thảo luận) 01:07, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn nào trong bài là tự xuất bản? Hiện nay tôi thấy bài có 4 chú thích, chỉ có một trong 4 chú thích đó (Google Video) là nguồn tự xuất bản. NHD (thảo luận) 01:30, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đang hỏi là chi tiết nào trong bài tỏ thái độ nịnh bợ, tâng bốc, thiên vị MTDTGPMN, Predestination chỉ ra cho tôi xem nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:57, ngày 23 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy đoạn đầu giới thiệu về MTDTGPMNVN không cần thiết phải dẫn chứng nguyên đoạn "kiêm chỉ nam hành động" của tổ chức này vào đây vì như thế nghe có vẻ như là bài này do chính những người MTDTGPMNVN viết ra vậy?phần trong dấu ngoặc kép trong bài nên để riêng 1 mục và có thể đặt tên là "nguyên tắc hoạt động".Ý kiến của tôi là vậy mong mọi người đóng góp ý kiến của mình nếu đồng ý thì xin wiki tạo mục dẫn chứng riêngGaruTan (thảo luận) 05:27, ngày 18 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

"đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam Việt Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc" [1]. Chủ trương của Mặt trận là: "Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc" - Ý tôi là đoạn này chúng ta nên để riêng gọi là "Chủ trương" chứ để chung trong phần giới thiệu thì thấy có vẻ "chống Mỹ" quáGaruTan (thảo luận) 05:33, ngày 18 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhận xét, so sánh không có nguồn gốc

sửa

Phần "so sánh", "kết luận" ở phía cuối bài viết hoàn toàn không xuất phát từ nguồn dẫn nào, hình như người viết nào đó tự đánh giá rồi đưa ý kiến của mình vào luôn (!??) Tân (thảo luận) 15:24, ngày 12 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÂU ?

sửa

Một bài viết khá dài nhưng ko thấy tài liệu tham khảo đâu cả.


Cần sửa nặng bài này

sửa

Bài viết kể lể dài dòng không có nguồn. Phần bối cảnh ra đời quá dài không cần thiết, có thể lấy từ Chiến tranh Việt Nam sang. Phần cơ cấu tổ chức cũng quá dài, không nguồn. Nhưng phần hoạt động thì lại quá ngắn. Cả một mặt trận với hàng chục tổ chức con mà lại quá ít hoạt động.

Sẽ xóa bớt, cơ cấu lại HNN12 (thảo luận) 06:58, ngày 3 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

English article

sửa

Hi, there's currently a debate on whether the English article should be called 'Viet Cong' or the NLF's full title. Can anyone provide English-language references as to the insulting nature of the VC phrase? Gob Lofa (thảo luận) 05:02, ngày 16 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhận định cá nhân

sửa

Bạn Tuantintuc cứ thích đưa nhận định cá nhân vào bài, không dẫn nguồn nào cả. Đó là điều tối kỵ trong Wiki. Tôi biết bạn là người trung thực, viết theo những thông tin bạn có, không có ý định định hướng người đọc nhưng luật chơi là không được đưa nhận định cá nhân vào bài nên bạn không nên đưa nhận định cá nhân vào. Tomorono (thảo luận) 15:58, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết phân tích rồi, bạn vào lầm mất của tôi. hôm khác nhé.Tuantintuc17 (thảo luận) 16:58, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn cứ thích phân tích dài dòng. Nói chung bạn là người đọc nhiều tài liệu nên có cái nhìn khá hay về nhiều vấn đề nhưng nguyên tắc của Wiki là tránh nhận định. Mỗi nhận định đều phải có nguồn và kèm theo tên người nhận định. Nếu bạn có tài liệu nào cho thấy nhận định của ông Hảo là sai thì cứ trích đưa vào bài là xong. Cần gì phải nói rằng ông ấy nhận định sai. Cái hay của Wiki là rất nhiều người viết nhưng vẫn tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nên vẫn đảm bảo được tính thống nhất của nội dung, phong cách và chất lượng của bài viết. Nếu chúng ta vứt bỏ các nguyên tắc thì xem như Wiki tiêu đời. Tomorono (thảo luận) 17:06, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hôm qua tôi viết rất dài phân tích về MT, nhưng bạn nhấp vào nên bị xóa hết, ko chỉ MT này mà tất cả các MT do Đ chủ trương thành lập, và quan điểm của các lý luận gia CS về việc thành lập MT, cái này có từ thời Lenin. Có thể DCS tham gia vào 1 MT với các đnagr khác và bình đẳng, ví như hợp tác quốc - cộng bên Tq. Nhưng lại có mô hình khác, là MT do DCS chủ trương thành lập, và lãnh đạo luôn cả MT đó, tức vừa là thành viên lại vừa là lãnh đạo. Một loạt các MT từ 30 đến MTTQ ngày nay đều thế cả, từ hội phản đế đồng minh,...liên việt, liên minh các các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ...Lãnh đạo này có thể công khai, có thể chỉ thông qua đa số đảng viên trong đó. như hội liên hiệp quốc dân VN, ban đầu chỉ là thông qua đa số. Vì ko có thời gian tôi ko viết dài. Nhưng cái quan trọng nhất của từ điển, là khái niệm chính xác và sử dụng từ ngữ chính xác, trừ phi ta trích nguyên văn của ai đó. Tôi nghĩ là rất nhiều người ko hiểu rõ Đ, NN, MT, tổ chức Ct, tổ chức ct-xh, tổ chức xh,...ở khái niệm và chức năng của nó.

MT là liên minh chính trị, chứ ko phải là "tổ chức" như RFA và ông Trung viết. Ở nước ngoài người ta vẫn hay nhầm hay "cố tình nhầm" khi cho các MT ở VN, là "tổ chức ngoại vi của ĐCS" (bàn về tổ chức), hay là "để che dấu bản chất CS" (bàn về bản chất chính trị), nhưng ko phải như thế. MT là 1 liên minh lỏng lẻo của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, có chung một số quan điểm nào đó hợp lại thành 1 liển minh để đấu tranh cho 1 mục đích nhất định. do đó, nó không có hệ tư tưởng, vì thế các MT của Vn, ko ai lại viết CNCS vào đó cả. Nguyên tắc làm việc là hiệp thương giữa các tổ chức thành viên. DCS là 1 thành viên của Mt, làm nòng cốt và lãnh đạo MT. Chứ ko phải MT và Đ là tách rời nhau, và Đ chỉ can thiệp Mt qua đảng viên trong Mt, hay sử dụng sức ép bên ngoài. nhưng nhận xét của ông Trung thì lại tách MT với Đảng, cái này là chủ quan, ko tính đến yếu tố khách quan, hoặc ông ấy ko biết.

Khách quan: Nói cái gì tồn tại ngoài ý thức con người. Sự thật khách quan./ Nói thái độ nhận xét sự vật căn cứ vào sự thực bên ngoài. Nhận định khách quan.

Chủ quan: danh từ: Cái thuộc về ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ đối lập với khách quan. Làm theo chủ quan. /tính từ: Chỉ xuất phát từ ý thức, ý chí của mình, không coi trọng đầy đủ khách quan. Phương pháp tư tưởng chủ quan.

Câu nói của ông Trung theo RFA, đối chiếu với cả bài, thì nó vừa mang thông tin, vừa mang nhận xét (quan điểm cá nhân). Phải tách rời thông tin, và quan điểm, 2 cái này khác nhau. Ý thức, ý chí của con người thể hiện qua nhận xét, bao giờ cũng là chủ quan, tức ý thức chủ quan phản ánh tồn tại khách quan. Nhưng để được coi là ý thức mang tính chủ quan, không coi trọng đầy đủ khách quan thì phải căn cứ vào sự thực khách quan, tồn tại ngoài ỳ thức của con người. cụ thể là thông tin đúng hay sai, đúng đến cỡ nào, hay không chắc chắn là đúng hay sai. Trừ phi thông tin là đúng, thì đó là nói khách quan. Sự thật khách quan là thông tin. Còn quan điểm, nhận xét khách quan là căn cứ vào sự thực bên ngoài. 2 cái này khác hẳn nhau. Tôi bảo ông ấy nhận xét chủ quan là không căn cứ đầy đủ sự thực khách quan, cái này trong bài ở phần trên đã đầy đủ tư liệu chứng cứ, bạn sao lại còn thắc mắc. còn phần tôi bổ sung, chỉ là thông tin, và đó là thông tin khách quan, chứ không phải là bổ sung quan điểm mang tính cá nhân chủ quan không tính đến sự tồn tại khách quan. Bạn phải hiểu, đó là thông tin, chứ không phải là quan điểm, và nó là trùng với thông tin đã đưa ở trên, chứ không phải là không có nguồn.

Đọc lại câu của ông Trung: Những người Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là những người có thiện tâm thiện chí (nhận xét), nhưng sau năm 1975 thì họ thấy họ chỉ là con bài của miền Bắc thôi (thông tin). Rồi có người họ rút ra (thông tin), có người vẫn ở lại đó nhưng không làm gì cả (thông tin). Tôi thấy họ cũng tự trọng (nhận xét). Họ không chống đối (thông tin), họ biết họ sai lầm (thông tin), nhưng họ cũng không nói ra (thông tin), thế thôi, rồi mọi thứ tan biến cả (thông tin).

Đây là bổ sung của tôi, phù hợp với nhưng gì tôi đã viết ở trên có dẫn nguồn. Nhận xét này không tính yếu tố Mặt trận bao gồm cả những người cộng sản làm nòng cốt, và là một tổ chức liên kết rất rộng gồm nhiều tổ chức được tổ chức ở các cấp khác nhau tham gia. Cái này là thông tin của tôi trùng với thông tin đã có và cón guồn, chứ đâu phải là nhận xét, quan điểm cá nhân của tôi như bạn nói, bạn đối chiếu với toàn bài trong RFA phỏng vấn ông Trung và những gì tôi viết có nguồn.

MT này được thành lập không phải để "bảo đảm địa vị pháp lý cho cuộc kháng chiến ở miền nam", mà chính xác hơn là "để bảo đảm cho các lực lượng kháng chiến ở miền nam có một đường lối khác với đường lối của Đảng lao động đang áp dụng ở miền bắc, tiện cho thu hút ủng hộ đông đảo quần chúng và ủng hộ của bên ngoài cho cuộc kháng chiến". Vậy khác biệt chính là gì: Miền bắc, áp dụng XHCN, quốc hữu và tập thể hóa, ở miền nam chỉ có cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà thôi, chứ ko nhắc đến xây dựng CNXH, vì nói quốc tập thể hóa, là có người ko thích như các tầng lớp trên trong xã hội miền nam tư sản địa chủ vì động đến tài sản của họ...Tuy nhiên họ (Đảng NDCMMN) vẫn tuyên truyền cho Marx-lenin, cho CNXH và CNCS, cái này rất giống bên lào và campuchia thời đó. Tuyên truyền cho M-L, cho CNXH,Cs, nhưng không quyết định áp dụng đường lối đó ở MN. cũng như năm 1925 thành lập Hội Thanh niên,... chỉ tuyên truyền lý thuyết đó, chứ ko nhất quyết áp dụng. Đến năm 1930 thành lập Đảng mới quyết áp nó vào Vn, đấu tranh cho mục tiêu đó. Còn về bảo đảm địa vị pháp lý cho cuộc chiến ở miền nam thì ngay từ năm 1959, 60 trước khi có MT, những người CS họ đã tính hết rồi. chỉ cần bên kia vi phạm hiệp định, là họ có quyền vũ trang.

Tất cả các MT do đ chủ trương thành lập (Đ chỉ có quyền chủ trướng, chứ ko quyết định việc thành lập và cương lĩnh) đều có đặc điểm chung, liên minh của các tổ chức hay cá nhân :

-Tổ chức CT, 1 hay nhiều, nhưng Đ là nòng cốt, tiên phong lãnh đạo, thông qua hệ thống đảng viên hay đảng đoàn trong MT, có thể có các đảng khác

-Các tổ chức CT-XH

-Các tổ chức XH

-Các cá nhân khác.

-Lực lượng vũ trang (trong thời gian chưa có chính quyền). Lực lượng vũ trang này ko phải là của MT, mà chính xác là 1 lực lượng tham gia vào Mt, và của Đảng, do Đ lãnh đạo. cụ thể với MTGP: quân giải phóng là 1 thành viên của MT, do Đảng nhân dân cách mạng lãnh đạo, đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh các llvtgpMN. Nói cách khác, nó là "cánh quân sự" của Đảng ("cánh chính trị"). (việc đảng bộ miền nam "tách ra" chỉ là để phù hợp với cương lĩnh MT, để từ đó tham gia vào, chỉ tuyên truyền cho CNX,CS, nhưng ko nhất quyết áp dụng nó, cái đó tính sau, và đúng là tính sau, tại đại hội IV 1976).

MTDT này về mặt công khai, là những người tách ra từ MTTQ và những người "mới". trước đó do MTTQ (hoạt động trong cả nước) ra cương lĩnh mềm và thực tế tại MB đã tiến lên XHCN, lên họ "tách ra", với 1 cương lĩnh cứng về chính trị, nhưng mềm về kinh tế. có vậy thôi. Còn "hòa bình, trung lập", là phần quan hệ đối ngoại, theo đường lối hội nghị Bandung, cái này sau này có kỹ với MT của Souphanouvong và Shihanuc cũng như vậy.

TW Đảng chủ trương thành lập MT phù hợp với tình hình MN, cụ thể là Xứ ủy Nam bộ căn cứ tình hình miền nam để ra chủ trương tiếp theo. Các tổ chức cá nhân tham gia thnahf lập MT tại Đại hội hay hội nghị hiệp thương sẽ quyết định việc thành lập theo chủ trương đó, và tự hiệp thương để ra Cương lĩnh. MTTQVN hiện nay cũng như vậy, Đ ra chủ trương, còn quyết định đường lối MT là của MT qua hiệp thương của các tổ chức trong MT, trong đó có Đ. Đ lãnh đạo qua đảng đoàn và các đảng viên trong MT.

Tôi có đầy đủ danh sách tất cả các ủy viên MTGP, kể cả lãnh đạo MT ở cấp tỉnh, đa số là đảng viên. chứ ko phải Đ và MT là 2 thực thể tách rời nhau. Con số thành viên của MT theo cuốn sách của ông Viện là hơn 70 vạn thành viên, ở các cấp từ TW đến cơ sở (cấp thôn), ở đây là cả thành viên hoạt động công tác mặt trận dân vận, và công tác các tổ chức, đoàn thể trong MT.

Ở đây tôi lại phânt ích tiếp lời của ông Trung: Những người Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là những người có thiện tâm thiện chí (nhận xét, ko quan tâm), nhưng sau năm 1975 thì họ thấy họ chỉ là con bài của miền Bắc thôi (thông tin, họ là ai ?). Rồi có người họ rút ra (thông tin, ai rút ra?), có người vẫn ở lại đó nhưng không làm gì cả (thông tin, ai ở đó nhưng ko làm gì ả?). Tôi thấy họ cũng tự trọng (nhận xét, ko quan tâm). Họ không chống đối (thông tin, ai ko chống đối?), họ biết họ sai lầm (thông tin, họ là ai?), nhưng họ cũng không nói ra (thông tin, ai không nói ra?), thế thôi, rồi mọi thứ tan biến cả (thông tin, cái gì tan biến?).

Đây là tôi phân tích thông tin ông ấy cung cấp đối chiếu với các thông tin có nguồn ở trên. Thông tin chứ ko phải quan điểm nhé. Vậy trong số hơn 70 vạn người của MT, ai rút ra, ai ở nhưng ko làm gì, ai chống đối, ai biết sai lầm. họ ở đây là cả 70 vạn con người từ cấp thôn đến cấp TW ? mà chắc ông Trung ko thể biết hết được. Nhưng ông lại dùng từ "họ". Ở đây có lẽ ông chỉ những lãnh đạo Mt, và ko bao gồm các cán bộ cS trong MT, hay cả các cán bộ CS trong MT? Vậy họ là ai: Huỳnh Tấn Phát, Trần Bạch Đằng, Phùng Văn Cung, Phan Văn Đáng, Nguyễn Văn Linh, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Hữu Thế, Ybih Aleo, Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định, Trần Bửu Kiếm, Huỳnh Văn Trí, Bùi Thị Mê, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Hữu Thọ, Mê Thế Nhêm, Sơn Vọng, Trần Nam Trung,Ung Ngọc Ky... những ủy viên TU của MT, ai rút ra, ai ở lại nhưng ko làm gì, ai chống đối, ai biết sai lầm ? Ông Trung chẳng đưa được ai, và các bằng chứng đã chứng minh là ông không đủ cơ sở để đưa những thông tin như thế. Tôi có đầy đủ các sách viết về ông Thọ, Phát, Công, Linh, cuốn Trí thức Sài Gòn – Gia Định... Còn về đảng viên là thế này, từ thời của Marx, chủ trương kết nạp đảng viên, ko căn cứ vào nguồn gốc xuất thân, miễn là họ đứng về giai cấp vô sản, phải từ bỏ giai cấp mình, và tự mình thành 1 người vô sản, trung thành lý tưởng. Cái này khác với phái Bacunin.

Tôi nói lại đây là thông tin, chứ không phải nhận định như bạn đã nhầm, và thông tin thì có nguồn ở trên, tôi đưa lại, và cần đưa thêmTuantintuc17 (thảo luận) 11:13, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Viết như bạn hiện giờ còn khả dĩ vì có nguồn. Tomorono (thảo luận) 12:52, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tại sao lại xóa đi đoạn này của tôi trong khi tôi chỉ để ngoặc kép và nói là quan điểm của Đảng Lao động VN, không phải quan điểm của cá nhân tôi và không phải quan điểm của dân chúng VN. Cho nên không nên bàn về vấn đề khách quan hay không. Còn quan điểm Đảng L DVN có khách quan hay không thì người đọc sau khi đọc trong ngoặc kép là họ tự có trình độ để đánh giá. Cái này tôi bổ sung nhằm cho thấy mục đích của bên Đ CS khi tham gia chiến tranh ngoài mục đích dân tộc thống nhất còn có 2 mục đích khác:

-Giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa CNTB và CN Xã hội, CN C Sản

-Tham gia vào ba cao trào cách mạng thế giới để chống cái gọi là "chủ nghĩa đế quốc" như hỗ trợ Lào, Cam... (định nghĩa 3 cao trào cách mạng thì tham khảo các đề mục khác)

Tức cuộc chiến không nên hiểu là 1 cuộc đối đầu về vấn đề dân tộc giữa Mỹ và VN. Xin đọc lại (1 người học luật ko muốn đăng nhập vì wiki không bắt buộc phải đăng nhập đăng ký). Wiki là chúa viết sai đặc biệt các vấn đề pháp lý. Còn các sửa chữa khác là theo tài liệu của Mỹ , có trích dẫn ở Tài Liệu Tham khảo ở dưới mà trước có bạn ký tên có đưa vào, nhưng có bạn thuộc phe Đỏ không hiểu pháp lý và muốn lái theo tài liệu Đảng nhà nước nên sửa lại, bạn ấy quá nhạy cảm vấn đề bắc - nam. (Tôi không thuộc phe nào cả, chỉ bức xúc WiKI sai quá nhiều và viết sao cho đúng sao cho người ta vào muốn đọc). Đề nghị bạn đọc lại đoạn này (trích dẫn Văn kiện Đảng):

Tổ chức này và chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam sau này thành lập và hoạt động dựa trên sách lược thời chiến của Đảng Lao động nhằm đáp ứng cuộc chiến vừa có tính chất dân tộc vừa có tính chất quốc tế chống lại mưu đồ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn được Đảng đánh giá là "hòng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á", "đè bẹp các cuộc nổi dậy, đánh bại các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc"[3] tìm mọi cách xóa bỏ sự tồn tại của chính quyền và quân đội cách mạng để chúng độc chiếm miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành một nước riêng với một chế độ "quốc gia" thân Mỹ, một nền kinh vế và văn hóa chịu sự chi phối của Mỹ"[4]. Đảng đánh giá đây "là một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm đồng thời mang một số yếu tố nội chiến"[5], làm sao để "giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,[6], nó "gắn liền chặt chẽ với ba dòng thác cách mạng của thời đại",[7], "cách mạng thế giới ngày nay đang ở thế tiến công, phải phối hợp cuộc đấu tranh của ba dòng thác cách mạng để tiến công vào chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận tiến tới đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa đế quốc nhằm loại trừ nguồn gốc gây ra chiến tranh....Trong cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới, chúng ta nhấn mạnh lực lượng của ba dòng thác cách mạng...Chúng ta làm một cuộc chiến tranh cách mạng... không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình mà còn giải quyết những mâu thuẫn có tính chất quốc tế. Cuộc kháng chiến của chúng ta gắn liền với các trào lưu cách mạng trên thế giới".27.72.61.94 (thảo luận) 10:08, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Lưu 1”.