Thảo luận:Núi lửa

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Tttrung trong đề tài Núi lửa vs Sóng thần & Động đất
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.
Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Núi lửa vs Sóng thần & Động đất sửa

Núi lửa phun có liên quan đến sóng thần không nhỉ? Newone 11:31, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 11:31, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có, nếu núi lửa phun ở gần biển, ở giữa biển, đặc biệt là ở trong lòng biển, hay ít nhất là liên quan đến các cơn địa chấn ở gần biển.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 11:42, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ là Trần Thế Trung đã lẫn lộn sự phun của núi lửa với động đất. Để có thể tạo ra tsunami, thì cái núi lửa đó phải cực kỳ khổng lồ. Mekong Bluesman 12:29, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không cần núi lửa khổng lồ, chỉ cần cơn động đất đi cùng vụ phun núi lửa đủ mạnh và ở vị trí thích hợp (ngoài biển).- Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:14, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy, động đất và núi lửa có liên quan như thế nào? Newone 14:03, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)newoneNewone 14:03, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Động đất làm nứt chỗ vỏ mỏng hay đã yếu sẵn từ trước thì dung nham trào ra thành vụ phun núi lửa. Nếu vỏ dầy thì mặc dù có động đất cũng có thể không có núi lửa. Động đất ở biển thì tạo ra sóng thần. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:14, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, khi núi lửa hoạt động, các dòng chảy của dung nham và chuyển động của đất đá bên dưới cũng tạo ra động đất cỡ nhỏ. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:31, ngày 17 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Động đất có trước, núi lửa có sau? Có khi nào có núi lửa mà không có động đất không? 118.71.181.167 (thảo luận) 00
52, ngày 29 tháng 9 năm 2008 (UTC)

phần thêm vào của user:Lê Huy Y sửa

ĐỨT GẪY, ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ SÓNG THẦN, theo tôi, có chung một nguồn gốc là kết quả các hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lủa trẻ(XNNANLT), thành phần bazo-kiềm là chủ yếu. Với nội lực của mình và động năng do quay cùng quả đất, các khối XNNANLT sẽ tác động các xung lực vào những điểm yếu của vỏ trái đất gây ra động đất và đứt gẫy; tại các điểm yếu hơn (giao điểm của 4 đứt gẫy) núi lửa được phun lên mặt đất hoặc phun nghẹn; Sóng thần được tạo ra bởi các núi lửa lớn phun lên dưới đáy các đại dương (dễ dàng giải thích điều này).

1- Các đứt gẫy địa chất, theo kết quả quan sat và làm việc của tôi, có hướng cắm thẳng đứng vào tâm trái đất và hướng chạy theo 4 phương tám hướng: Bắc - Nam, Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc _ Tây Nam và hướng á vĩ tuyến(do hơp lực của xung lực từ lòng đất và lực quay quanh trục trái đất nghiêng 1 góc 23,5 độ. Tôi thấy rất nhiều các đứt gẫy địa chất bị vẽ sai (trong sách, bản đồ và giáo trình)

2- Các núi lửa(theo tôi) đã và sẽ được phun lên tại giao điểm của 4 đứt gẫy sâu. Sự tồn tại của các đá: Xpilit, Bazan, dăm-cuội- dung nham bị laterit hóa thành đá ong hoặc bị kaolinnit hóa thành các mỏ sa khoáng là di chứng của các hoạt động núi lửa ở Việt Nam và thế giới qua các thời kỳ.

3- Động đất có thể xẩy ra đồng thời ở nhiều nơi, theo tôi, nơi nào xẩy ra động đất thì " chấn tâm động đất" ở ngay dưới lòng đất nơi đó. Vì sóng địa chấn tắt nhanh theo khoảng cách nên không thể nói động đất ở Hà Nội, Sài Gòn là dư chấn của động đất từ ngoài khơi xa. Cũng không thể động đất ở Mehico Ci ti mà chấn tâm của nó cách nhiều trăm kilomet. Chúng tôi đã thành lập được bản đồ dự báo các chấn tâm động đất ở Việt Nam dựa vào bản đồ từ hàng không của Ivanhicop, Liên đoàn Địa Vật Lý và Hải quan Mỹ thành lập trước đây.

4- Sóng thần được hình hành do các núi lửa bùng lên từ biển khơi sâu nhiều trăm mét. Núi lửa phun đã đẩy cột nước trên nóc nó lên cao, đồng thời thu hút nước ở vùng xung quanh, do đó tại một vùng, trước khi sóng thần tràn đến, mực nước bở biển thường bị hút ra xa. Tâm sóng thần trùng với tâm núi lửa; sẽ có nhiều núi lửa cùng hoạt động, do đó cũng sẽ có nhiều sóng thần cùng nẩy sinh ở nhiều địa điểm khác nhau. Trong quá trình truyền lan, chúng phải tuân theo các quy luật vận động của sóng về suy giảm, về cộng hưởng và giao thoa v.v.

Lê Huy Y: Động đất, đứt gẫy và núi lửa mà chúng ta thấy được ngày nay có cùng nguồn gốc là sự hoạt động hoặc tái hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ. Núi lửa chỉ phun lên mặt đất tại giao điểm của 4 đứt gẫy. Còn động đất là "biểu hiện nỏi" của sự hoạt động của khối xâm nhập nông á núi lửa. Do đó nhiều khi có động đất mà không thấy đứt gẫy và núi lửa. Nhưng ngược lại, khi có núi lửa hoạt động thì luôn có động đất và đứt gẫy hoạt động.

Sóng thần không thể do hoạt động của đứt gẫy được mà do hoạ động của các núi lửa lớn ở đáy các đại dương không sâu lắm (cỡ vài trăm mét). Núi lửa sẽ nâng cao cột nước trên nóc nó, làm cho mực nước xung quanh bị tụt, kéo mực nước biển ven bờ ra xa trước khi có sóng thần. Do các khối xâm nhập nông á núi lửa trên trái đất có thể đồng thời hoạt động ở nhiều nơi nên sẽ gây ra động đất và sóng thần ở nhiều nơi cùng lúc.

Sự lan truyền của động đất, sóng thần phải tuân theo quy luật truyền sóng cơ học về mọi mặt. Không thể có việc động đất ở Mexico Citi mà chấn tâm động đất lại cách đó hơn 200 Km, hoặc động đất ở Sài Gòn mà chấn tâm động đất lại ở Phan Thiết, cách nhau tới 600 Km. Hiểu và tuyên truyền như vậy là sai một cách nguy hiểm./.

Quay lại trang “Núi lửa”.