Thảo luận:Nhà diện 2/IV

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Newone trong đề tài Cần làm rõ ràng hơn

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người sửa

Cho đến nay tôi vẫn không hiểu sao việc thực hiện trưng thu nhà diện 2/IV xảy ra quá chậm, mãi đến năm 1977 mới có chính sách này. Điều này làm cho một số con em chế độ cũ có quyền công dân của chế độ mới lại bị tước đoạt tư liệu sinh hoạt. Về mặt pháp luật, thật là hiếm hoi, nếu không nói là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, trong thời bình, một Chính phủ điều chỉnh tước đoạt tài sản của công dân mà không thông qua tòa án. Tôi có nhầm lẫn gì chăng?Thuatran 12:19, ngày 30 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hai năm để nghiên cứu, hội học, bàn luận...để có một quyết định một vấn đề quan trọng của đất nước mà là chậm hả Thuatran.
Tôi không biết vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn uýnh dẹp cả chúa Nguyễnchúa Trịnh thì sau đó họ có bị tịch thu luôn tài sản không, có được trả lại tài sản sau đó không hay là mãi về sau Nguyễn Phúc Ánh mời giành lại được. Do đó, đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử loài người mà là lần đầu tiên "bạn và tôi" biết thì mới đúng.
Những người thất trận liệu có là "công dân Việt Nam" tại thời điểm đó không hay là họ đã bị tước quyền công dân (tù hoặc đã là công dân nước khác) do đó khái niệm "tước đoạt" này phải dùng cho đúng đối tượng rồi mới đề cập đến toà án chứ.
"Con em của chế độ cũ" thật không...biết điều, đáng ra là nên tru di cửu tộc để tránh hậu hoạ như ngày xưa, nay được cho sống là tốt lắm rồi, vậy mà còn đòi hỏi phải trả lại cái nhà mà cha nó (đang đi tù) trước đây làm ra nay phải trả cho nó hoặc ít nhất chia trả cho nó một phần theo Luật thừa kế. Sao không hỏi cha nó làm việc gì để có ngôi nhà đó.
Cứ "sòng phẳng" như Thuatran nghĩ thì còn gì gọi là "chiến tranh" hay "thời hậu chiến" nữa nhỉ. Lý tưởng quá, quân đội hai bên đánh nhau chẳng khác gì 2 võ sĩ đánh nhau, người thua hay thắng trở về đều thấy ngôi nhà của mình còn nguyên xi.
Tôi có nhầm lẫn gì chăng? Tem (thảo luận) 08:21, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tóm lại bạn Tem cho rằng đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử loài người song bạn không chỉ ra được "thời bình" nào có tịch thu tài sản công dân. Bạn xem lại thời điểm bầu cử quốc hội thống nhất sau năm 1975 là năm nào thì sẽ biết họ có là công dân thời điểm bị tịch thu nhà và tài sản hay không. Tôi nghị bạn bị nhầm lẫn, ngoài ra một số ý kiến không liên quan đến nâng cao chất lượng bài viết, tôi nghĩ thế, vì vậy tôi gạch bỏ, bạn có thể thêm vào bài nếu có nguồn dẫn chứng (tôi e bạn sẽ khó mà tìm ra).Bánh Ướt (thảo luận) 08:36, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tem tán thành việc gạch bỏ, và Tem cũng không chỉ ra được "thời bình" nào có tịch thu tài sản công dân, nhưng đề nghị người viết chứng minh điều ngược lại, thời điểm có công báo đó, họ còn là "công dân Việt Nam". Tem cũng xin lỗi nếu câu đã bị gạch bên trên đụng chạm đến ai bởi dù ngoài đời Tem không cắt cổ nổi con gà, nhưng trên games online Tem đã giết nhiều "quân thù" lắm rồi (nói và làm; nghĩ và viết khác nhau), Tem nghĩ rằng chiến tranh và hậu chiến bao giờ cũng phải có những cái giá phải trả, còn "đắt" hay "rẻ" là một câu chuyện dài và không có hồi kết. Tem (thảo luận) 08:58, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mục đích sửa

Thành viên Thuatran, người viết độc nhất của bài này, có thể cho tôi (và có thể cộng đồng) biết mục đích của bài này là gì không? Cụm từ "Nhà diện 2/IV" có nghĩa là gì? Sự kiện chính phủ "tước đoạt tài sản của công dân mà không thông qua tòa án" thì tôi biết là có nhiều lắm trong lịch sử!!! Mekong Bluesman 03:29, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Định nghĩa của nhà 2/IV đã có và rất rõ ràng, minh bạch . Có gì khó hiểu và mơ hồ? Người tạo ra bài có thể là độc nhất như Mekong Bluesman đang thấy, nhưng do wiki có tính “mở” nên đến một lúc nào đó nó có thể có nhiều người tham gia hơn, không thấy quy định người khởi tạo bài phải trình bày mục đích tạo bài.Tại sao tôi phải trình bày mụcđích tạo ra bài này, để tạo ra một tiền lệ? Tuỳ theo lối nhìn của từng người mà người ta có các cách hiểu khác nhau của một vấn đề, sự kiện, đó là quyền của người đọc wiki. Bài viết này không nhằm đưa ra một sự khiêu khích, một ý kiến chủ quan hoặc phục vụ cho một mục đích cá nhân mà đơn thuần là nói về một chính sách đang diễn ra.
Nhưng để tỏ lòng tôn trọng Mekong Bluesman, người đầu tiên quan tâm đến bài tôi xin mời Mekong Bluesman đọc bài sau của Ngô Vĩnh Long, bài viết được tạo ra khi tôi đọc bài nghiên cứu này.

Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau miền Nam được giải phóng Ngô Vĩnh Long University of Maine (Orono, Maine, Mỹ)

Xin hỏi Mekong Bluesman biết bao nhiêu trường hợp Chính quyền điều chỉnh tước đoạt tài sản công dân trong thời bình không qua tòa án, xin làm ơn liệt kê vài trường hợp?
Thuatran 09:03, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bàn cãi giá trị sửa

Mekong treo bảng "Đang bàn cãi giá trị bài này" xem nó có xứng đáng có mặt trong wiki hay không? Nhưng trong trang thảo luận lại không thấy có các tiêu chí xứng đáng đưa vào wiki cần thiết để bàn?

Tôi tin là đề tài này có rất nhiều người không thích, nhất là những người thích trò chơi Ta đây có lập trường, nhưng không phải vì lý do đó mà một thành viên lâu năm và đáng kính như Mekong đề nghị xóa bỏ đề tài này.Tôi cũng e rằng Mekong không biết nhà diện 2/IV nghĩa là gì, nếu chỉ mới đọc qua, nên mới hỏi Cụm từ "Nhà diện 2/IV" có nghĩa là gì?. Có vẻ nó hơi xa lạ với Mekong. Chia vui cho tất cả những ai không dính dáng tới nó.

Tôi có thể gỡ bỏ bảng này không?

Nghilevuong 12:29, ngày 31 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nghilevuong hoàn toàn nghĩ đúng: tôi hoàn toàn không biết "Nhà diện 2/IV" có nghĩa gì và sau khi đọc bài thì thấy có rất nhiều thông tin thuộc loại "chống" mà không có thông tin thuộc lại "không chống". Do đó, tôi treo bảng và hỏi.
Đó cũng là câu trả lời tôi muốn đưa ra cho thành viên Thuatran.
Nếu "Nhà diện 2/IV" là một chủ đề có nhiêu người quan tâm (thay vì một bài luận của một người hay một nhóm đưa ra ý kiến của họ) thì bất cứ ai trong chúng ta vẫn có thể bỏ bảng đó sau khi đưa ra các giải thích thuyết phục. Tôi luôn luôn đọc các giải thích!
Mekong Bluesman 21:21, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã bỏ bảng đó và vẫn còn mong có giải thích. Mekong Bluesman 21:25, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là chừng nào con người còn quan tâm đến tiền thì những người chủ cũ của nhà diện 2/IV còn quan tâm đến chủ đề này! Đây là một vấn đề được ông Võ Văn Kiệt đánh giá là nóng, nhạy cảm và có thể là vướng mắc trong quá trình hòa giải dân tộc (tôi đọc đâu đó như vậy không biết có đúng là ông Kiệt hay là vị khác). Một số nhà đã qua mua bán, sửa chữa, bị thu hồi cho mục đích công cộng đến nay không còn biết thế nào mà lần. Trước đây hiến pháp công nhận đất thuộc nhiều dạng sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân, nhưng sau này đất thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất và quản lý vì vậy các quyết định thu hồi nhà diện 2/IV vốn chưa đề cập đến đất, bổng nhiên "quốc hữu hóa" luôn phần đất sau năm 1980. Nhưng pháp luật vốn không có tính hồi tố, nếu thừa kế nhà diện 2/IV xác lập trước đó thì vấn đề trở nên rắc rối hơn nhiều, phần đất đó thuộc về ai? Mà đất mới tăng giá và luôn là đề tài được quan tâm chứ không phải nhà . Đã 30 năm rồi căn nhà đã quá cũ đâu còn giá trị gì!!!!
Dài dòng cho Mekong thấy chủ đề này vẫn có người quan tâm, mà nếu có ít người quan tâm thì nó vẫn có thể được viết, thật là khó nếu trước khi tạo bài phải tự hỏi đề tài này có được bao nhiêu người quan tâm.
À, mà tôi không hiểu lắm về việc Mekong thấy có nhiều ý "chống", không rõ tại sao Mekong nghĩ như vậy? Có thể thấy rằng bài dùng nhiều nguồn chính thống của Việt Nam, sao lại bảo là chống? Tôi nhận ra hằng câu dài trích từ văn bản pháp luật, nghị quyết.
Theo tôi bài đã chưa nêu được nguyên nhân của chính sách cải tạo XHCN đối với nhà diện 2/IV, chưa chỉ ra được cơ sở lý luận, cơ sở triết học,cơ sở kinh tế, dấu ấn cá nhân nhà lãnh đạo của chính sách này. Bài chưa đề cập đến sự sai khác giữa các hệ thống pháp luật dựa trên thông luật hay dân luật. Một số nước như Anh, Mỹ xét xử dựa trên án lệ, nếu đã có trường hợp trả lại nhà cho chủ cũ thì một loạt các trường hợp khác dễ được xử tương tự, trong khi đó quan đểm của chính quyền Việt Nam là xem xét từng trường hợp cụ thể (xét xử theo cơ chế xin cho hì hi ai có xin thì có cho, con có khóc mẹ mới cho bú) nhưng cấm tiệt tụ tập đông người và xem xét trọn gói cả diện nhà 2/IV vì như trong bài đã chỉ ra không có đủ cơ sở pháp lý và không khả thi. Chuyện đã qua thì cho qua luôn, xí xóa luôn có được không cũng chẳng thấy phân tích về cơ sở pháp luật
Đó là các hạn chế lớn nhất của bài hiện nay (theo tôi).
Nghilevuong 03:47, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cám ơm Nghilevuong đã trả lời. Bây giờ thì tôi hiểu cụm từ "2/IV" có nghĩa nào. Nếu phần giới thiệu có 4, 5 câu nói một cách ngắn (và chính xác) thì tôi (hay một người đọc khác) đã không có câu hỏi "Bài này là gì? Mục đích của nó là gì?"
Người đọc nào chưa biết về cụm từ này, nếu không có phần giới thiệu, sẽ có các câu hỏi như tôi đã hỏi.
Còn cái tôi viết "...nhiều thông tin thuộc loại "chống" mà không có thông tin thuộc lại "không chống"" là tôi vì tôi viết không hay -- tôi muốn nói là đọc xong bài tôi thấy nói "A" mà không thấy nói "không A", hay "B", hay "C"...
Mekong Bluesman 23:12, ngày 2 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dấu ấn cá nhân sửa

Vấn đề này rất khó để viết vì các nhà lãnh đạo viết hồi ký như Lê Duẩn, Trường Chinh thì lại không đề cập đến cá nhân mà chỉ nói về tập thể, một số cán bộ có trách nhiệm có hiểu biết về vấn đề thì ít viết hồi ký, hơn nữa đã có văn bản quy định các người và vấn đề được viết hồi ký của Bộ văn hóa và thông tin nên phải nói là bó tay. Nhưng có thể đoán định rằng chính sách này phải do các lãnh đạo cao cấp hồi đó chủ trương, đặc biệt là hai nhà lý luận được xem là kiệt xuất Lê Duẩn và Trường Chinh. Tôi vẫn chưa tìm ra cơ sở lý luận của chính sách này. Có vẻ là về chính trị hơn là đấu tranh giai cấp hoặc an ninh quốc phòng. Ai biết xin bổ sung.Thuatran 08:14, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cơ sở triết học sửa

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen viết: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản... là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất... trên cơ sở những người này bóc lột những người kia” (tr. 107, nt); “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” (tr. 114, nt), rồi: “Cái sở hữu làm ra, kiếm được một cách lương thiện... chúng tôi có cần gì phải xóa bỏ cái đó” (tr. 108, nt). Như vậy, nội hàm chính của khái niệm “đấu tranh giai cấp” chính là tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu để nô dịch người khác, “Lật đổ sự thống trị”, xóa bỏ chế độ “Người bóc lột người”. Nhưng trong thực tiễn vô vàn trường hợp người ta đã không chỉ tước “quyền sở hữu” mà còn tước cả “sinh mạng sở hữu”, lẽ ra chỉ đấu tranh với sự bóc lột, bất công, người ta đã đấu tranh với tất những gì thể hiện sự sung túc, phê phán tất cả những gì sang trọng, văn minh, cho là biểu hiện của lối sống xa hoa, phù phiếm, trụy lạc tiểu tư sản và tư sản; đề cao cái dân giã, thô mộc, đơn sơ, nghèo khó. Về điều này tôi đã phải làm hai câu thơ: “Ôi đất nước có thời sao ai ai cũng sợ sự giàu có/ Nên cái nghèo từng là vết son trang điểm trang lý lịch của con”. (Bài “Ơi đất nước mang hình dấu hỏi”)”. Tệ hại hơn nữa, có những cá nhân nhiều tham vọng khi nắm được quyền lực đã dựa vào tư tưởng đấu tranh giai cấp, vào đủ thứ “tính Đảng”, “tính giai cấp”, “tính quần chúng”... đấu tranh với chính đồng chí mình, triệt hạ những người không cùng cánh, giành trọn và giữ vững quyền lực; từ đó sinh ra tệ sùng bái cá nhân, để rồi từ việc lật đổ sự thống trị cũ lại thiết lập một sự thống trị mới, chuyên quyền và tàn ác hơn, đi ngược lại hoàn toàn tinh thần nhân đạo và tiến bộ của chủ nghĩa Mác, vì mình, vì băng nhóm mình chứ không vì cách mạng, vì dân; từng gây ra tai họa khủng khiếp cho cả một đất nước như những sự thanh trừng ở Liên Xô cũ, Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.Các Mác - Một tình yêu bao la

Nghilevuong 11:36, ngày 30 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trích luật sửa

Bài này trích luật quá nhiều, tuy không vi phạm bản quyền vì văn bản pháp quy thuộc phạm vi công cộng ở Việt Nam nhưng có cần thiết quá không? Sao không tóm tắt những điểm chính, rồi để liên kết, bài dài vì toàn trích dẫn không phải đã là bài tốt. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:31, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trần Vĩnh Tân thử đề xuất sửa đổi xem. Bài này khó đọc và là đề tài nhạy cảm. Số liệu vừa nhiều vừa thiếu vừa không ghi dẫn chứng cụ thể ở cuối câu. Từ "chuyên chính" áp dụng ở trường hợp bài này không biết nên hiểu theo kiểu nào. Chuyên chính không đồng nghĩa là đàn áp, ép bức, tước đoạt. Tên mục thảo luận "Trích luật" do Trần Vĩnh Tân đặt thật là hài hước. Quyết định của một cá nhân người đứng đầu chính phủ mà là "luật" được sao.Bánh Ướt (thảo luận) 02:51, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi chẳng cần biết là do quyết định của cá nhân nào, nhưng nó được thể hiện bằng nghị quyết, nghị định thì không phải liên quan luật pháp à? Với lại đây là ý kiến của tôi khi đọc bài này, Bánh Ướt trả lời thì trả lời vào đây, còn muốn đề xuất ý khác thì mở đề mục mới, viết vào đây mọi người bị rối không ai trả lời cho Bánh Ướt đâu. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 04:09, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đã sửa lại bài ở một số chỗ, đó là quyết định, không phải là nghị định và không phải là luật pháp. Nó là một quyết định vi hiến, nó chẳng viện dẫn được cơ sở từ hiến pháp. Gọi một quyết định của cá nhân, dù đó là ai, là luật là cả một sự hài hước.Bánh Ướt (thảo luận) 06:51, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn cứ ngồi mà tự cười một mình hàng ngàn quyết định hiện nay được xem là "Quyết định của Thủ tướng chính phủ", "Quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố",... đi. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:28, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hic. Mọi người đang "cười" một "công báo" đã hết "đát" roài. Tem (thảo luận) 08:31, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hết đát rồi sửa

Bài này viết: Nhà diện 2/IV (thường đọc là hai trên bốn) được chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định là nhà, đất của các tổ chức và cá nhân thuộc bộ máy cai trị chính quyền Việt Nam Cộng Hoà và các đảng phái được cho là “phản động” nằm trong điểm 2 của mục IV Quyết định số 111/CP về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam do Chủ tịch Hội đồng Chính phủ Phạm Hùng ký ban hành ngày 14 tháng 4 năm 1977 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1977 mà quên rằng nó hết đát rồi, ngày nay chỉ là giải quyết hậu quả. Tem sẽ sửa lại đoạn đầu nhé vì nếu để thế, Tem lại tưởng nó còn áp dụng, mấy bác kiều bào thấy lại không dám mua đất, nhà thì Tem biết bán cho ai. Tem (thảo luận) 08:34, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn sau này là hết đát, tạm che, nếu liên quan xin viết lại + nguồn chú thích:
Từ lúc ban hành 14 tháng 04 năm 1977 đến ngày 01 tháng 07 năm 2004 thì kết thúc xác nhận (để tịch thu).
Kể từ thời điểm 01 tháng 7 năm 2004 ( thời điểm có hiệu lực của nghị quyết 23/2003/QH11) tức hơn 27 năm sau quyết định 111/CP thì chính sách cải tạo nhà đất diện 2/IV chấm dứt, chính quyền các cấp không còn tiến hành thủ tục kiểm tra, làm văn bản gửi cơ quan công an để xác minh nhà diện 2/IV.
Tem (thảo luận) 09:23, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bạn Tem bị lầm, thời điểm "đại xá" nhà diện 2/IV là sau năm 2004. Trích nguyên văn "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà, đất và cải tạo XHCN trước 1/7/1991; đồng thời sẽ hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà, đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng khi: cải tạo nhà đất cho thuê; cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh có liên quan trực tiếp đến nhà đất; quản lý nhà, đất của các tổ chức, cá nhân (diện 2/IV) ở các tỉnh, thành phía Nam sau ngày 30/4/1975; quản lý nhà vắng chủ; quản lý nhà, đất trong từng thời điểm nhất định và nhà, đất của các đoàn hội, tôn giáo; quản lý nhà, đất của những người di tản, chuyển vùng hoặc ra nước ngoài. Đây là nội dung được thể hiện trong Nghị quyết về nhà, đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà, đất và cải tạo XHCN trước 1/7/1991, theo kế hoạch việc thực hiện Nghị quyết phải được hoàn thành trong thời hạn 5 năm (từ 1/7/2004) với tinh thần khẩn trương, tiết kiệm. Công bố các Nghị quyết của Quốc hội: Sẽ tổ chức giám sát theo chuyên đề những nội dung “nóng bỏng”(15/12/2003 10:26). Ở thành phố Hồ Chí Minh khi thời hạn tiến hành "đại xá" nhà diện 2/IV có hiệu lực, cơ quan công an không phải tiến hành kê khai để tiếp tục trưng thu nhà diện 2/IV (trước đó đã phải nhanh chóng tích cực rà soát số nhà tịch thu còn bị sót) ông Phó giám đốc sở có đăng báo cho dân biết đàng hoàng. Bánh Ướt (thảo luận) 09:39, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vậy nên phải chú thích kỹ một tý nữa, nếu không người đọc đoạn đầu thấy quyết định thì hết đát, thực hiện thì không biết dựa vào đâu. Không nhầm mới là lạ chứ :L Tem (thảo luận) 09:44, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Em nhờ Bánh Ướt hệ thống lại bài này nhé. Chỗ em mất điện hoài và Inter trục trặc, vả lại chuyện thời đó em toàn nghe kể lại không à. Tem (thảo luận) 13:28, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tem đã che một đoạn cực kỳ quan trọng như sau:
"Thời gian kiểm tra xác nhận để quản lý nhà 2/IV:Từ lúc ban hành 14 tháng 04 năm 1977 đến ngày 01 tháng 07 năm 2004 thì kết thúc xác nhận (để tịch thu). Kể từ thời điểm 01 tháng 7 năm 2004 ( thời điểm có hiệu lực của nghị quyết 23/2003/QH11) tức hơn 27 năm sau quyết định 111/CP thì chính sách cải tạo nhà đất diện 2/IV chấm dứt, chính quyền các cấp không còn tiến hành thủ tục kiểm tra, làm văn bản gửi cơ quan công an để xác minh nhà diện 2/IV.
Tôi biết Tem che đoạn này vì căn cứ thuộc tính văn bản của quyết định 111/CP. Song điều này là SAI. Sau khi nghị quyết 23/2003/QH11 có hiệu lực ngày 1/7/2004 thì nhà 2/IV được "đại xá", các cơ quan công an không phải kê khai xác nhận nữa. Nhưng trước khi nghị quyết có hiệu lực thì phải gấp rút rà soát kê khai. Tôi có đọc bài báo nói rõ ràng như vậy nhưng hiện không tìm ra. Ngoài ra người ta đã căn cứ ngày có hiệu lực của Hiếp pháp 1980 là ngày 19 tháng 12 năm 1980 và điều 146 (hình như vậy) để cho rằng quyết định 111/CP trái với hiến pháp 1980 để hết hiệu lực. Nó mâu thuẫn với các văn bản gấp rút rà soát kê khai số nhà thuộc diện 2/IV còn sót lại trước ngày 1/7/2004. Cần đưa ra cả 2 ý để người đọc nhận ra. Hiện nay thì cho rằng 111/CP hết hiệu lực ngày 19 tháng 12 năm 1980 nhưng trên thực tế nó chỉ hết hiệu lực vào ngày 1/07/2004.Bánh Ướt (thảo luận) 04:01, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin sửa

Tôi xin 20p để sửa lại phần có người viết bậy vào bài. Tem (thảo luận) 14:48, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhận xét sửa

Bài viết cấu trúc đề mục lộn xộn, thật lòng nhìn qua là chẳng muốn đọc: không biết là đang viết về cái quyết định hay tác động của cái quyết định, dẫn luật lung tung. Gần như toàn bộ các nơi cần chú thích tôi đã làm rồi đấy, đề nghị quý vị ở trên đừng cãi nhau chí chít vì cái bài này nữa nguyên tháng 2 nó chỉ được đọc có 63 lần mà chắc 1 nữa là các người viết truy cập để viết bài. Nên tập trung vào các bài khác. FlaVia 16:20, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thêm: càng ráng cãi thì số người truy cập càng tăng, ai không thích thì nên bỏ qua nếu nó không viết gì quá đáng. FlaVia 16:22, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Flavia có phần đúng, nhưng vì bài viết (từ lúc đầu tiên) có hơi lộn xộn nên đã làm nhiều người (trong đó có tôi) có câu hỏi. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:49, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá đúng,tôi đã sửa phần giới thiệu, xóa một đoạn viết lặp rồi ai đó lại xóa đi viết lại, liên kết giữa phần dẫn nhập với chủ đề cũng quá lôn xộn. Toàn bộ chương 2 của Nghị định 61/cp là sử lí loại nhà này mà không đề cập. Đọc cả nội dung không thấy chủ đề, đúng là không biết viết về cái gì.Hung oanh (thảo luận) 13:17, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cần làm rõ ràng hơn sửa

Sau ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4, trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25 tháng 2 năm 1977 đã thông qua Quyết định số 111/CP về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị các tỉnh phía Nam do Chủ tịch Hội đồng Chính phủ Phạm Hùng ký theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và của Trưởng Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh Trung ương.

Newone (thảo luận) 08:29, ngày 22 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Nhà diện 2/IV”.