Thảo luận:Quốc Bảo
Bài viết này phải tuân thủ các quy định viết về tiểu sử của nhân vật còn sống. Những thông tin có thể gây tranh cãi trong bài viết hay trang thảo luận mà không có nguồn tham khảo đi kèm hoặc ghi nguồn yếu phải bị xóa ngay lập tức, đặc biệt nếu thông tin đó có tính bôi nhọ. Nếu những thông tin như vậy liên tục được đưa vào bài, hoặc nếu phát sinh những vấn đề liên quan đến tiểu sử của nhân vật còn sống, xin vui lòng thông báo vấn đề đó tại bàn thông báo này. Nếu bạn chính là người đang được đề cập đến trong bài viết này và cần được tư vấn về những vấn đề liên quan, vui lòng xem trang này. |
Lưu trữ
sửaBàn tiếp về Quốc Bảo
sửa- Tôi có hai đứa con: một cháu học lớp 12, cháu còn lại là sinh viên. Những người bạn của hai con tôi đến nhà chơi. Tôi hỏi các cháu có biết nhạc sĩ Quốc Bảo và thích ca khúc của ông này không. Nhóm trung học trả lời: không biết; nhóm sinh viên: chỉ có 2 người biết Quốc Bảo (trong số 8 người) nhưng lại...không thích nhạc của ông này. Họ là giới trẻ (tuy không đại diện tất cả), nhưng họ trả lời như thế, thế mà trong bài viết về Quốc Bảo có câu "Các sáng tác của ông được giới trẻ say mê cuồng nhiệt" là không hoàn toàn đúng. Nếu bài này được giữ, nên chăng cần chỉnh lại hoặc bỏ luôn câu ca ngợi này.
- Câu so sánh với Trịnh Công Sơn (dừng lại, đi tiếp) có cần giữ không? Vì câu này chứng tỏ thái độ kiêu ngạo của Quốc Bảo khiến nhiều người không hài lòng. Nhà báo Trần Nhật Vy viết: "...Quốc Bảo đã tự cho mình ngang hàng hoặc đứng trên một số tên tuổi lớn. Anh tuyên bố: "Anh Sơn (cố NS Trịnh Công Sơn) đã dừng lại còn tôi vẫn tiếp tục đi tới" hay "Tôi đang ra sức cứu vãn nền âm nhạc VN"..." (trích báo Tuổi Trẻ [[1]].Trần Huỳnh 01:55, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Câu nói trên cần giữ vì đó phản ánh con người thật của Quốc bảo. Tôi sửa một số chữ để phù hợp theo ý kiến của các bạn và bạn Trần Huỳnh.Hung oanh 04:37, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Xóa thông tin
sửaThông tin này:
Có người cho rằng sau vụ đạo nhạc, chẳng ai thèm nhắc đến cái tên Quốc Bảo nữa, chỉ có Quốc Bảo mới thực là kẻ rơi tõm vào đám đông mà thôi[1][2]
thực chất là thảo luận kiểu diễn đàn trên một tờ báo điện tử, không đủ tiêu chuẩn để đưa vào bài viết. Tôi đã che đi. conbo trả lời 05:50, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Quốc Bảo chê người khác thì có người khác chê lại, công chúng là những người thưởng thức âm nhạc họ có cách nhìn nhận. Nếu xóa nguồn đó đi thì chỉ còn một chiều Quốc Bảo chê đồng nghiệp sẽ là không trung lập.118.68.96.139 (thảo luận) 06:04, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Em mới cấu trúc lại các mục từ, tai tiếng luôn đứng sau cùng trong cách viết lý lịch người sống (xem Nguyễn Thiện Nhân) và giảm bớt từ ngữ trong "tai họa do ..", Wikipedia chỉ miêu tả không đưa ra nhận định. Trứơc đây đã có bài mà mục từ dùng từ rất mạnh "sự thật về ..." hiện đã bị xóa Magnifier (♋•♍) 06:16, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đạo nhạc và ăn trộm nhạc
sửaTừ "to mồm" có thể không thích hợp (dù nó thích hợp với Quốc Bảo hơn chữ "kiêu ngạo") nhưng từ "ăn trộm nhạc" tại sao lại không ? "Đạo" có nghĩa là "ăn trộm" vậy tội gì ta không dùng từ bình thường cho ai đọc cũng hiểu "a thằng này là thằng ăn trộm" (ăn trộm cái gì thì tha chứ ăn trộm trong nghệ thuật bị người đời khinh rẻ dữ lắm). Ghi "đạo nhạc" một số người không hiểu tiếng Hán sẽ thắc mắc, có người còn tưởng đó là 1 từ sang trọng nữa thì hỏng. Nguoithienthuve (thảo luận) 06:44, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- "Ăn trộm" trong tiếng Việt mang nghĩa đả kích không lịch sự, nó không trung lập. Magnifier (♋•♍) 06:50, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tiếng Việt dùng từ "ăn trộm" để đả kích ư ? Giờ tôi nghe mới thật sự sảng hồn ! Tiếng Việt bê bết đến nỗi 1 từ bình thường để gọi 1 thứ hành động 1 thứ người như vậy cũng là từ "dùng để đả kích bất lịch sự" ? Không, tôi nghĩ tiếng Việt trong sáng lắm, cái bình thường của tiếng Việt hẳn không phải là cái bất lịch sự đối với những tiếng khác, mà tôi e là nó chỉ bất lịch sự đối với những đầu óc u tối thôi. Còn "sự trung lập" xin thưa nó chỉ dính dáng với những từ dùng để hận xét, "ăn trộm" là 1 từ dùng để gọi chứ không phải 1 thứ nhận xét."Ăn trộm" là lấy của người khác làm của mình, sự đã rõ, người ta chỉ việc gọi tên, hiểu như thế thì "nhà ngôn ngữ học" không bao giờ nghĩ đến sự trung lập quá viển vông. Ngoài ra xin ông đừng gán những ý nghĩ(ý tưởng) của mình (có khi là rất nhỏ) vào cả chữ "trong tiếng Việt" hết sức to tát. Nguoithienthuve (thảo luận) 06:59, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Hỏi có báo, nguồn nào nào dùng hẳn từ "Quốc bảo đi ăn trộm/ăn cắp nhạc ?". Magnifier (♋•♍) 07:16, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
đạo nhạc = ăn trộm nhạc, bảo QB đạo nhạc cũng là bảo qB ăn trộm rồi, duy ăn trộm dễ hiểu hơn, nghĩa là đưa vào wiki ta nên tìm từ nào mà mọi người đều thông suốt (bây giờ tôi nghĩ lại thấy mình sai vì chính cái từ "ăn trộm" thì xem vẻ ông cũng không thông suốt cho lắm) Nguoithienthuve (thảo luận) 07:19, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Xin cho dẫn chứng về việc đa số người Việt không hiểu từ đạo tặc là ăn trộm. Magnifier (♋•♍) 07:22, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Viết về người đang sống luôn luôn phải có gánh nặng, đó là gánh nặng về dẫn chứng, bất cứ thứ gì cũng cần dẫn chứng. Bởi vì một lẽ giản đơn: họ đang còn sống, mà Wikipedia thì không đựơc phép hạ nhục, làm mất uy tín người sống. Đó là nguyên tắc của cơ bản của Wikiepdia do người sáng lập nó quy định. Magnifier (♋•♍) 07:26, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Xoá ẩu
sửaAi đó đã xoá hết những thông tin tôi vừa lấy ra từ các trang liên kết và góp lại như: "Sau vụ việc này Quốc Bảo cùng nhiều nhạc sĩ bị hội nhạc sĩ Việt Nam nghiêm khắc cảnh cáo, nhưng không biết hổ thẹn như những nhạc sĩ khác, Quốc Bảo một đằng chối phăng hoặc cho rằng những bài giống 100% ấy chỉ giống "hơi nhiều", một đằng ông vẫn đưa ra những phát biểu ngông cuồng.
Cho đến nay tuy Quốc Bảo vẫn còn hay nói loạn ngôn nhưng dư luận đã chán chường, không ai quan tâm đến nữa." và sửa rất nhiều từ ở đoạn khác trong đó có từ "ngông", cho hỏi từ "ngông" không được dùng thế thì từ "tài hoa tinh tế" cái gì đó mà rất ít người đồng ý cho Quốc Bảo - tại sao lại được dùng ? Quốc Bảo "tài" nhiều hay là "tình" nhiều cái đó nhiều người đã biết, đây chỉ là thẳng thắn ghi lại tại sao lại bị xoá sạch ? Nguoithienthuve (thảo luận) 06:54, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- "Sau vụ việc này Quốc Bảo cùng nhiều nhạc sĩ bị hội nhạc sĩ Việt Nam nghiêm khắc cảnh cáo, nhưng không biết hổ thẹn như những nhạc sĩ khác, Quốc Bảo một đằng chối phăng hoặc cho rằng những bài giống 100% ấy chỉ giống "hơi nhiều", một đằng ông vẫn đưa ra những phát biểu ngông cuồng. <-- báo nào đưa ra tài liệu, nhận định này (báo đó phải đăng nguyên văn, 100% không sai 1 chữ), người viết không được thêm nhận định của mình (nếu có). Magnifier (♋•♍) 07:00, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Ông không hiểu từ tập hợp sao ? Lấy ý từ các nguồn và gom lại thành 1 mối liền lạc, khác với "TRích". 2 từ này khác nhau. Như vậy những gì ông vừa nói không quan hệ. Thật ra ông có thể chỉ vào những điểm khác mà tôi vẫn chịu mình sơ sót. Nguoithienthuve (thảo luận) 07:03, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Cái này nó đã trở thành một nhận định, dù được hoa mỹ là ghép từ nhiều nguồn nhưng do không có bất cứ nguồn nào đưa ra nguyên văn như thế, nó đã trở thành nhận định cá nhân, Wikipedia không đăng nhận định cá nhân, đặc biệt là về người đang còn sống mà không có dẫn chứng cụ thể. Đây chính là lời của Jimbo Wales, người thành lập Wikipedia:
“ |
I can NOT emphasize this enough. There seems to be a terrible bias among some editors that some sort of random speculative "I heard it somewhere" pseudo information is to be tagged with a "needs a cite" tag. Wrong. It should be removed, aggressively, unless it can be sourced. This is true of all information, but it is particularly true of negative information about living persons. I think a fair number of people need to be kicked out of the project just for being lousy writers. (This is not a policy statement, just a statement of attitude and frustration.) |
” |
- Không có nguồn nào "Đăng nguyên văn" thì nó thành cảm tưởng cá nhân ? Vậy có nguồn nào đăng nguyên văn bài trong wiki trước khi bài đó ra đời chưa (để cho bài đó không phải là ý kiến cá nhân) ? "nguyên văn" nghĩa là gì có lẽ ông cũng hiểu rồi. Có 1 sự mâu thuẫn tức cười: ý kiến cá nhân > xoá ; đăng nguyên văn > copy, copy > xoá, mà đăng nguyên văn thì mới ko phải là ý kiến cá nhân. Nguoithienthuve (thảo luận) 07:16, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Xem kỹ Lê Thị Công Nhân#Phản ứng xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân <--- trích đăng nguyên văn đây. Xem kỹ và chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận Magnifier (♋•♍) 07:19, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Thường không trung lập cho kết quả như vậy ! Tôi nghĩ với các bài nhạy cảm - nên làm đúng điều JW nói trên - mặc dù có thể làm thất vọng người viết. 203.160.1.49 (thảo luận) 07:24, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Không có nguồn nào "Đăng nguyên văn" thì nó thành cảm tưởng cá nhân ? Vậy có nguồn nào đăng nguyên văn bài trong wiki trước khi bài đó ra đời chưa (để cho bài đó không phải là ý kiến cá nhân) ? "nguyên văn" nghĩa là gì có lẽ ông cũng hiểu rồi. Có 1 sự mâu thuẫn tức cười: ý kiến cá nhân > xoá ; đăng nguyên văn > copy, copy > xoá, mà đăng nguyên văn thì mới ko phải là ý kiến cá nhân. Nguoithienthuve (thảo luận) 07:16, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Tôi đưa một thí dụ sau đây để hiểu cách viết "trung lập theo Wikipedia".
- Tại bài Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Truong Thi Ly đã viết:
- "Trong 10 năm làm Tổng biên tập Vietnam Net ông đã xây dựng đội ngũ các người viết trên các lĩnh vực tác nghiệp: ... [dẫn chứng bài của Phùng Đăng Bách]"
- Khi đọc đoạn trên (đặc biệt là một đoạn dài) trước khi nhìn thấy dẫn chứng thì người đọc có thể hiểu đó là ý kiến của Wikipedia hay của người viết.
- Nhưng sau khi tôi sửa nó thành:
- "Theo Tiến sĩ Phùng Đăng Bách, trong 10 năm làm Tổng biên tập Vietnam Net Nguyễn Anh Tuấn đã xây dựng đội ngũ các người viết trên các lĩnh vực tác nghiệp: ... [dẫn chứng bài của Phùng Đăng Bách]"
- thì không còn ai nghĩ là đó là ý kiến của Wikipedia nữa.
- Hãy viết theo cách đó.
- Mekong Bluesman (thảo luận) 07:39, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)