Nguyễn Thiện Nhân

chính trị gia người Việt Nam

Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953) tại Xã Phương Trà, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh là chính trị gia, Giáo sư kinh tếTiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kì 2021-2026) thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thiện Nhân
Chức vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ
(Phụ trách Văn hóa, Xã hội, Khoa học, Giáo dục, Y tế)
Nhiệm kỳ2 tháng 8 năm 2007 – 12 tháng 11 năm 2013
6 năm, 102 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmVũ Đức Đam
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ10 tháng 5 năm 2017 – 17 tháng 10 năm 2020
3 năm, 160 ngày
Tiền nhiệmĐinh La Thăng
Kế nhiệmNguyễn Văn Nên
Phó Bí thưTất Thành Cang (Bị cách chức)
Nguyễn Thị Quyết Tâm
Nguyễn Thị Lệ
Nguyễn Thành Phong
Trần Lưu Quang
Võ Thị Dung
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ10 tháng 5 năm 2017 – 20 tháng 7 năm 2021
4 năm, 71 ngày
Tiền nhiệmĐinh La Thăng
Kế nhiệmPhan Văn Mãi
Phó Trưởng đoànPhan Nguyễn Như Khuê
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 17 tháng 6 năm 2010
3 năm, 354 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Minh Hiển
Kế nhiệmPhạm Vũ Luận
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ5 tháng 9 năm 2013 – 22 tháng 6 năm 2017
3 năm, 290 ngày
Tiền nhiệmHuỳnh Đảm
Kế nhiệmTrần Thanh Mẫn
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII
Nhiệm kỳ11 tháng 5 năm 2013 – 31 tháng 1 năm 2021
7 năm, 265 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ2001 – 2006
Chủ tịchLê Thanh Hải
Nhiệm kỳ20 tháng 5 năm 2007 – nay
16 năm, 304 ngày
Vị trí Việt Nam
Đại diện
Số phiếu364.988 phiếu (khóa XIV)
Tỉ lệ84,87% (khóa XIV)
Nhiệm kỳ1997 – 2002
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnThành phố Hồ Chí Minh
Ủy banKhoa học, Công nghệ và Môi trường
Chức vụỦy viên
Thông tin chung
Sinh12 tháng 6 năm 1953
Quận Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu, Quốc gia Việt Nam, Liên hiệp Pháp
Nơi ởThành phố Hồ Chí Minh
Nghề nghiệpGiảng viên đại học
Chính trị gia
Quân nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaNguyễn Thiện Thành
Học vấnGiáo sư Kinh tế
Tiến sĩ Điều khiển Tự động hóa
Quê quánhuyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1970–1983
Cấp bậcThượng úy

Nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng là Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2013 - 2017); Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006 - 2010). Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016-2021: thuộc Đoàn Đại biểu tỉnh Trà Vinh (5/2016 - 5/2017) và thuộc Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh (5/2017 - 5/2021). Đại biểu Quốc hội khoá XII (2007 - 2011) [1] và khoá XIII (2011 - 2016) [2] thuộc Đoàn Đại biểu tỉnh Bắc Giang; Đại biểu Quốc hội khóa X thuộc Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh (1997 - 2002) [3].

Ông là một trong số ít chính khách Việt Nam từng được đào tạo chính quy tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (ĐứcHoa Kỳ).[4][5]

Thân thế sửa

Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953 tại Cà Mau, nguyên quán tại xã Phương Thạnh (có nơi ghi xã An Trường), huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Cha ông là Đại tá, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành, một trí thức hoạt động cho phong trào độc lập và thống nhất Việt Nam.[6][7][8] Sau Hiệp định Genève, 1954, cha ông đưa cả gia đình tập kết ra Bắc theo chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó ông trở lại chiến trường B2, công tác tại Phòng Quân y thuộc Cục Hậu cần QGP Miền Nam.

Ông hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp ban đầu sửa

Tham gia quân ngũ sửa

Chịu ảnh hưởng của thân phụ, một bác sỹ quân y đang công tác tại chiến trường B2. Sau khi tốt nghiệp cấp 2 trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, Nguyễn Thiện Nhân nhập học Trường Văn hoá Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi - với nguyện vọng là được trở về Nam tiếp nối cuộc đời binh - nghiệp của cha mình.

Tốt nghiệp lớp 10/10 (năm 1970) với thành tích đạt giải Ba cuộc thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc. Tháng 6 năm 1970, Nguyễn Thiện Nhân đã thi đạt điểm ưu vào Trường Đại học Quân y, tại đây ông đạt học viên xuất sắc toàn Trường. Năm 1972, ông được Quân đội tuyển chọn đi du học Cộng hòa Dân chủ Đức , tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg (tiếng Đức: Technische Hochschule Magdeburg),[9] Năm 1977, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Với kết quả học tập đạt loại ưu tại trường, ông đã được làm nghiên cứu sinh chuyển tiếp. Năm 1979, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ ngành Điều khiển học.[10][11]

Cuối năm 1979 về nước, ông làm nghiên cứu viên tại Viện Vũ khí có điều khiển thuộc Viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ quốc phòng (nay là Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự) cho đến năm 1983.[12]

Cũng trong năm 1980, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.[13] Ông được phong quân hàm Trung úy (năm 1980), Thượng úy (năm 1982).

Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sửa

Tháng 3 năm 1983, Nguyễn Thiện Nhân chuyển ngành, làm giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 1985 đến tháng 7 năm 1988, Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Ban Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Khoa học – Kỹ thuật rồi Phó Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh.

Năm 1988, ông được điều động trở lại Cộng hòa Dân chủ Đức làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam với vai trò tùy viên giáo dục; rồi theo học về kinh tế thị trường tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg.[12] Nguyễn Thiện Nhân là người nước ngoài đầu tiên được mời giảng Chuyên đề về "cạnh tranh" cho sinh viên kinh tế năm thứ 2 tại Khoa Kinh tế doanh nghiệp của Trường năm 1989.

Năm 1991, về nước, ông tiếp tục giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh,[14] ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý Công nghiệp.

Năm 1993, Nguyễn Thiện Nhân sang Hoa Kỳ du học chương trình Thạc sĩ Quản trị Công cộng (tiếng Anh: Master of Public Administration), chuyên ngành Tài chính công (tiếng Anh: Public Finance), tại Viện Đại học Oregon, theo chương trình học bổng Fulbright.

Từ năm 1995 đến 2012, Nguyễn Thiện Nhân đã học 4 khóa đào tạo khác nhau tại Đại học Harvard, Mỹ như: khóa đào tạo Chuyên gia Thẩm định Dự án Đầu tư tại Đại học Harvard. Quá trình du học ở nước ngoài này cùng với quá trình học tập trước đó đã giúp cho ông thu được nhiều kinh nghiệm và được đánh giá cao về kinh nghiệm quản lý kinh tế.[8][15]

Năm 1995, ông làm giảng viên, chủ nhiệm Khoa Quản lý Công nghiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời làm Trợ giảng môn Kinh tế Vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Năm 1996, ông được phong học hàm Phó giáo sư ngành Kinh tế. Tháng 11 năm 2002, ông được phong học hàm Giáo sư ngành Kinh tế.

Sự nghiệp chính trị sửa

Năm 1997, Nguyễn Thiện Nhân được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, và được bầu làm Đại biểu Quốc hội Khóa X.[4]

Từ năm 1999 đến năm 2006, ông là Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa VI, Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2001.

Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 6 năm 2006, Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và Công nghệ quốc gia. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nguyễn Thiện Nhân được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 2012, Nguyễn Thiện Nhân đã được Tổng thống Đức tặng Huân chương Đại công trạng của Đức do đóng góp to lớn vào phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam và Đức.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa

 
Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với sinh viên trường Đại học Khoa học tự nhiên

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Thiện Nhân được đề cử chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thay Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển. Về mặt Đảng, ông được phân công làm Bí thư Ban Cán sự đảng của Bộ.

Ngay từ lúc nhậm chức, ông đã đề ra chính sách cải cách nền giáo dục Việt Nam với tiêu chí: "chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu cực trong thi cử", "xây dựng một phương pháp học sáng tạo, thực chất, học là phải dùng được", "đổi mới phương pháp học tập theo xu hướng tiên tiến của thế giới".

Mở đầu năm học 2006 - 2007, Nguyễn Thiện Nhân thực hiện cuộc vận động hai không: "Nói không với tiêu cực trong thi cử" và "Nói không với việc chạy theo thành tích"[16] bắt buộc tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước phải làm theo.

Năm 2007 là năm ngành giáo dục Việt Nam chứng khiến nhiều vụ việc gây chú ý lớn trong dư luận xã hội với mức độ cao: vụ "hacker" Bùi Minh Trí tấn công trang chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vụ Huỳnh Thị Ngọc Trâm (nữ sinh hoảng loạn vì bị ép cung trong nghi án 47.800 đồng);[17] các vụ chạy điểm thành tích[18] bị bóc trần và xử lý nghiêm khắc,[19] thậm chí tiêu cực còn lan đến tận Bộ[20] và tới cả các cán bộ cấp cao,...[21]

Ông đưa ra khẩu hiệu cho năm học 2007 - 2008 là "năm không"[22] gồm: "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc "ngồi nhầm lớp" (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp) và (dành cho các bậc đào tạo sau trung học) đào tạo không theo nhu cầu xã hội"; đẩy mạnh công cuộc "xã hội hóa giáo dục" nhằm "Huy động tổng thể sức mạnh của toàn xã hội phát triển giáo dục và đào tạo".[23]

Tác dụng của chính sách mới xuất hiện ngay cuối năm học, ở kỳ thi tốt nghiệp trung học: chỉ tính riêng hệ trung học phổ thông kỳ thi lần một chỉ có 67,5% đỗ tốt nghiệp[24] (thậm chí có trường không đỗ học sinh nào)[25] thêm cả lần hai là 80,38%;[26] hệ trung học bổ túc cả hai đợt là 46,26%[26] so với năm học 2005-2006; trung học phổ thông: 92%[24] trung học bổ túc: 74,6%[27]. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2008 đã diễn ra thành công với kết quả đỗ cao hơn năm trước: tỷ lệ đỗ khoảng 76%.[28] Dư luận xã hội Việt Nam nhìn chung là chấp nhận điều này[29] và chỉ đặt ra nhiều câu hỏi về thực chất giáo dục Việt Nam[30]. Tuy nhiên, cũng có chỉ trích cách làm của ông Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng việc ông cho tổ chức cho ôn tập và thi tốt nghiệp lần 2 là quá tốn kém (khoảng 122 tỷ đồng[31]) và hiệu quả không cao[32], thậm chí giáo sư Hoàng Tụy còn cho rằng kỳ thi này chỉ mang tính hình thức.[33]

Dư luận nhìn chung là ủng hộ những chính sách của ông Nguyễn Thiện Nhân, nhưng cũng có một số bộ phận không đồng tình.[34]

Đầu năm 2008, Nguyễn Thiện Nhân đệ trình chính phủ về việc tăng học phí cho giáo dục bậc đại học,[35] tăng trách nhiệm tự chủ tài chính cho các trường đại học.[35] Ngoài ra, ông còn nhắc lại một lần nữa về công tác nâng cao chất lượng giáo dục đại học,[36][37] điều mà ông đã đề cập khi mới nhận chức. Lý do chính của việc tăng học phí là để đáp ứng sự thiếu hụt ngân sách Nhà nước và tăng chất lượng đào tạo.[38] Nhiều ý kiến thắc mắc về biện pháp này và tính minh bạch công khai trong tính toán về chi phí đại học.[39][40]

Nguyễn Thiện Nhân cũng là người được hậu thuẫn, ủng hộ, tán đồng và kỳ vọng nhiều từ phía lực lượng giáo viên đông đảo của cả nước khi đã từng mạnh miệng tuyên bố vào ngày 17 tháng 11 năm 2006, trong buổi gặp gỡ 13 nhà giáo nhân dân vừa được phong tặng danh hiệu, và một số giáo sư ở khu vực phía Bắc đại diện 44 giáo sư mới được công nhận chức danh năm 2006, rằng Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình.[41] Tuy nhiên, đến năm 2010 khi ông rời khỏi chức vụ Bộ trưởng, lương của giáo viên vẫn ở mức thấp.[42]

Phó Thủ tướng Chính phủ sửa

 
Nguyễn Thiện Nhân phát biểu vào năm 2012

Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Nguyễn Thiện Nhân được Quốc hội Việt Nam khóa XII phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm chức Bộ trưởng.[43][44]

Vai trò phó thủ tướng chính phủ của ông bắt đầu rõ nét dần trong thời gian từ cuối năm 2007, với các hoạt động: về văn hóa của một số địa phương, như là Thành phố Hồ Chí Minh[45], Đà Nẵng[46], Đà Lạt[47]; ngành thể dục thể thao Việt Nam[48]; phong cấp giáo sư và phó giáo sư[49]; đưa ra kế hoạch phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam[50][51]; các vấn đề xã hội[52][53]; sắp xếp nhân sự trong ngành giáo dục[54],...

Ngày 2 tháng 4 năm 2010, báo điện tử VietNamNet đưa tin trong thời gian chờ Quốc hội bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay thế, ông được Thủ tướng đồng ý tạm thời cho thôi điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo để tập trung cho nhiệm vụ Phó Thủ tướng; người được giao nhiệm vụ Phụ trách điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo là Thứ trưởng Thường trực Phạm Vũ Luận [55]. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội chính thức miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng của ông.

Ngày 21 tháng 6 năm 2011, Nguyễn Thiện Nhân được bổ nhiệm là Trưởng ban Ban chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Đầu năm 2013, ông được giao phụ trách ngăn chặn gia cầm nhập lậu.[56] Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng của ông, với 444 trong tổng số 457 đại biểu có mặt, tương ứng 89% số phiếu đã tán thành đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông chính thức thôi giữ chức Phó thủ tướng.[57]

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa

 
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân gặp Phó tổng thống Ấn Độ Shri Mohd. Hamid Ansari

Ngày 5 tháng 9 năm 2013, tại Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bầu Nguyễn Thiện Nhân vào Đoàn Chủ tịch, Ban thường trực Mặt trận và giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII.[58] Khi được hỏi là việc luân chuyển này có lãng phí người tài hay không, chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời là việc này đã được cân nhắc rất kỹ.[59]

Ngày 17 tháng 11 năm 2013, tại lễ tuyên dương 160 giáo viên tiêu biểu, ông đã "lặng người xấu hổ" và bày tỏ mong muốn các thầy cô hãy dấn thân hơn.[60]

Cuối tháng 11 năm 2013, Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đầu một đoàn đại biểu cấp cao qua thăm Đại học Dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc.[61]

Tại Hội nghị Hiệp thương lần 1 bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV Nguyễn Thiện Nhân được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc tổ chức vào ngày 16 tháng 2 năm 2016, trong phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thiện Nhân nói:"Đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tăng số lượng đối với cơ cấu đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng"[62]

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sửa

Ngày 10 tháng 5 năm 2017, Nguyễn Thiện Nhân được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020,[63] thay thế Đinh La Thăng, người vừa bị kỷ luật và bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Trong lời phát biểu nhậm chức, ông nói: "Hôm nay là một ngày rất đặc biệt đối với bản thân tôi, được trở về với thành phố lần thứ 2, được sự tin cậy giao nhiệm vụ của Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ".

Ông giữ chức vụ này từ ngày 10 tháng 5 năm 2017 đến hết ngày 17 tháng 10 năm 2020. Người kế nhiệm ông là Nguyễn Văn Nên.[64]

Đại biểu Quốc hội sửa

Đại biểu Quốc hội khóa X sửa

Nguyễn Thiện Nhân là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X nhiệm kì 1997 - 2002 thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP Hồ Chí Minh, ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.[65]

Đại biểu Quốc hội khóa XII sửa

Tháng 5 năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007 - 2011 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang, kiêm chức Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.[66]

Đại biểu Quốc hội khóa XIII sửa

Nguyễn Thiện Nhân là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011 - 2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang, kiêm chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII (tại Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 6 khóa VII, ông được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII).[67]

Đại biểu Quốc hội khóa XIV sửa

Năm 2016, ông ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Trà Vinh (gồm thị xã Duyên Hải và các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải),[68] được 364.988 phiếu, đạt tỷ lệ 84,87% số phiếu hợp lệ.

Sau đó, Nguyễn Thiện Nhân chuyển về thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2017, sau khi trở thành Bí thư của thành phố này.

Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đã bầu ông làm Trưởng đoàn vào 11h trưa ngày 23 tháng 5 năm 2017 thay ông Đinh La Thăng. Ông Đinh La Thăng vốn là đại biểu quốc hội ứng cử và trúng cử năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 9, thành phố Hồ Chí Minh (gồm các huyện: Củ ChiHóc Môn), bị kỉ luật và chuyển đi làm đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa nên cũng bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.[69]

Sáng ngày 25 tháng 6 năm 2017, Nguyễn Thiện Nhân có buổi tiếp xúc cử tri lần đầu tiên ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.[70]

Theo lời Nguyễn Thiện Nhân sáng ngày 14 tháng 5 năm 2018 thì ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 đại diện cho người dân các huyện Hóc MônCủ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng ông hứa sẽ đi tiếp xúc cử tri tất cả các quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh[71]

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Bình Chánh ngày 14 tháng 5 năm 2018 trước kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, ông hứa sau kì họp thứ 5 sẽ gặp gỡ người dân bị giải tỏa nhà ở và đất đai để xây khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2.[72]

Sau kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, vào lúc 14h30 chiều ngày 20 tháng 6 năm 2018, ông đã giữ lời hứa tiếp xúc với cử tri khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2 cùng với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Phan Nguyễn Như Khuê, và bà Trịnh Ngọc Thúy.[73][74]

Đại biểu Quốc hội khóa XV sửa

 
Nguyễn Thiện Nhân năm 2023

Ngày 18 tháng 3 năm 2021, ông Nhân có tên trong danh sách các ứng viên Đại biểu Quốc hội, ông thuộc trong nhóm 4 người ứng cử thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế.[75] "Hiện nay, tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trước bởi có nhiều thời gian hơn, chuyên tâm làm nhiệm vụ của một người đại biểu Quốc hội, tham gia công tác Quốc hội nếu được trúng cử" – ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.[76] Ông Nhân sau đó đã trúng cử lần thứ năm chức Đại biểu Quốc hội, theo một cán bộ lãnh đạo ở Ban Công tác đại biểu, với 7 nhiệm kỳ làm công tác bầu cử, lần đầu tiên ông gặp trường hợp nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ra ứng cử đại biểu Quốc hội.[77]

Ngày 20 tháng 7 năm 2021, Phan Văn Mãi thay ông làm Trưởng đoàn biểu Quốc hội của Thành phố Hồ Chí Minh.[78]

Ngày 12 tháng 7 năm 2022, ông đề xuất tăng 15% biên chế cho những quận, phường dân số gấp đôi bình quân cho thành phố.[79] Ngày 28 tháng 10 năm 2022, ông đã chỉ ra nhiều bất cập trong các quy định, chính sách gây ra "điểm nghẽn" đối với các bệnh viện công , Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị nên có cơ chế để "dưới nói thì trên nghe".[80] Ngày 25 tháng 5 năm 2023, phát biểu thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông Nhân đề nghị cải cách tiền lương nên xác định mức tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo mức sống.[81]

Những nhận định sửa

  • "...Nguyễn Thiện Nhân không phải là người xa lạ với nước Mỹ..."[82]
  • "...Ngành giáo dục Việt Nam có một chiến sĩ là Nguyễn Thiện Nhân..." [83]

Danh hiệu sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ a b Ông Nguyễn Thiện Nhân Lưu trữ 2014-01-16 tại Wayback Machine, Thứ Sáu, 23/04/2010, 03:05, Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh
  5. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ 6 tháng 5 năm 2005.01 Thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005, HCM CityWeb ngày 28 tháng 10 năm 2007[liên kết hỏng]
  7. ^ Mừng thọ giáo sư Nguyễn Thiện Thành Tuổi Trẻ Online 29/09/2009
  8. ^ a b Kerkvliet, tr. 277
  9. ^ Năm 1987, trường đổi tên thành Đại học Kỹ thuật (Technischen Universität). Đến năm 1993, trường hợp nhất với Học viện Y dược Magdeburg (Medizinische Akademie Magdeburg) và Đại học Sư phạm Erich Weinert Magdeburg (Pädagogische Hochschule Magdeburg Erich Weinert) để thành lập trường Đại học Otto von Guericke Magdeburg (Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg - OVGU) ngày nay.
  10. ^ Luận án Phó Tiến sĩ của ông với đề tài là Untersuchungen zur automatischen Steuerung der optimalen Fahrweise von Fernwärmeversorgungssystemen (Tạm dịch: Nghiên cứu điều khiển tự động cho phương thức vận hành tối ưu của hệ thống cấp nhiệt)
  11. ^ Nguyễn Thiện Nhân (1979). “Untersuchungen zur automatischen Steuerung der optimalen Fahrweise von Fernwärmeversorgungssystemen”. |archive-url= bị hỏng: lệnh lưu (trợ giúp)
  12. ^ a b Cấn Cường; Hồng Hạnh (ngày 31 tháng 7 năm 2007). “Ông Nguyễn Thiện Nhân được giới thiệu làm Phó Thủ tướng”. Báo điện tử Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập 1 tháng 2 năm 2016.
  13. ^ Lí lịch Đảng viên
  14. ^ Từ tháng 2 năm 1992
  15. ^ Gainsborough, Tr. 157
  16. ^ Đột phá của giáo dục năm 2007: "Hai không" Lưu trữ 2007-12-16 tại Wayback Machine, VietNamNet truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007
  17. ^ Nữ sinh bị 'hỏi cung' nhập viện trong điên loạn, VnExpress, 9/4/2007
  18. ^ Vụ nâng điểm nhận hối lộ tại Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu, VietNamNet ngày 28 tháng 10 năm 2007
  19. ^ Những tiêu cực, bệnh thành tích nổi cộm trong giáo dục Lưu trữ 2006-11-17 tại Wayback Machine TTO ngày 28 tháng 10 năm 2007
  20. ^ Vụ tiêu cực tại Văn phòng Bộ GDĐT: Miễn nhiệm Trưởng phòng Tổng hợp[liên kết hỏng], Báo Lao động
  21. ^ Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đào Ngọc Dung bị nghi ngờ gian lận trong thi cử (Ông Đào Ngọc Dung có gian lận thi cử không?, Báo Điện tử VietNamNet) và phải chuyển công tác khác (Ông Đào Ngọc Dung thôi chức bí thư TƯ Đoàn Lưu trữ 2007-11-28 tại Wayback Machine, Báo Điện tử Người Lao động.) Tất cả truy cập ngày: ngày 28 tháng 10 năm 2007
  22. ^ 2007 - 2008: Năm học "5 không", Vietnamnet ngày 28 tháng 10 năm 2007
  23. ^ Huy động tổng thể sức mạnh của toàn xã hội phát triển giáo dục và đào tạo Trang tin điện tử chính phủ
  24. ^ a b Chỉ có 67,5% học sinh đỗ tốt nghiệp Lưu trữ 2008-04-15 tại Wayback Machine, Người Lao động ngày 28 tháng 10 năm 2007
  25. ^ “3 trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp”. 15 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  26. ^ a b Năm 2007: Cả nước có gần 264.000 thí sinh trượt tốt nghiêp, vnMedia ngày 28 tháng 10 năm 2007
  27. ^ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước là 67,5% VnMedia ngày 28 tháng 10 năm 2007
  28. ^ Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2008: Đạt gần 76%, Báo Sài Gòn Giải phóng
  29. ^ Tỷ lệ tốt nghiệp sụt mạnh: Soi lại thực chất, VietNamNet ngày 30 tháng 10 năm 2008
  30. ^ Không thể ổn định giáo dục phổ thông nếu không trở lại quỹ đạo truyền thống Lưu trữ 2007-10-23 tại Wayback Machine, Lao động số 207 Ngày 07/09/2007 Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007
  31. ^ Gần 122 tỷ đồng cho thi tốt nghiệp lần hai, Vietnamnet
  32. ^ Kinh phí tốn, hiệu quả thấp, Vietnamnet
  33. ^ Thi tốt nghiệp THPT lần 2: Bộ cập rập, trò thờ ơ!, Dân Trí Điện Tử truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008
  34. ^ Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: tuyên chiến với tiêu cực! Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine TTO ngày 28 tháng 10 năm 2007
  35. ^ a b Học phí ĐH có thể tăng đến 400.000đ/tháng Lưu trữ 2009-01-25 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008
  36. ^ Đại học tiêu chuẩn quốc tế! Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online ngày 20 tháng 1 năm 2008
  37. ^ Chế tài trường ĐH không công bố chuẩn đào tạo Lưu trữ 2008-12-08 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online ngày 20 tháng 1 năm 2008
  38. ^ Phổ thông: đóng theo thu nhập,đại học: đảm bảo đào tạo có chất lượng, Báo Sài Gòn Giải phóng phỏng vấn Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, 10/09/2007
  39. ^ Xin được đối thoại với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục, Vũ Quang Việt, 19/09/2007
  40. ^ Mỹ Xuân, Đáp án cho thiếu hụt ngân sách giáo dục? , BBC, 2 tháng 7 năm 2009
  41. ^ Năm 2010, giáo viên sống được bằng lương?, Tuổi Trẻ, 16/12/2009
  42. ^ Những dấu ấn giáo dục dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, Người Đưa Tin, tháng 11,2013
  43. ^ “Phê chuẩn việc bổ nhiệm các thành viên Chính phủ ngày 2 tháng 8 năm 2007, báo Người Lao động, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007.
  44. ^ “Approval of the new members in the Cabinet on ngày 2 tháng 8 năm 2007, Người Lao động News”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007.
  45. ^ TP.HCM: thêm 2 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  46. ^ Đà Nẵng: Thi bắn pháo hoa quốc tế 2008 Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  47. ^ Bắn pháo hoa tại Festival hoa Đà Lạt 2007 Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  48. ^ Phê duyệt dự án cung thi đấu điền kinh trong nhà Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  49. ^ Công nhận chức danh 54 giáo sư và 445 phó giáo sư Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  50. ^ Nhân lực CNTT- TT: Quá yếu nên thiếu! Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008
  51. ^ Chuẩn bị một chương trình thay thế đề án 112 Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2008
  52. ^ Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5,1% Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  53. ^ 10.000 tỉ đồng cho thanh niên học nghề, lập nghiệp Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  54. ^ GS.TS Mai Trọng Nhuận - tân giám đốc ĐHQG Hà Nội Lưu trữ 2009-01-23 tại Wayback Machine Tuổi trẻ Online Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2008
  55. ^ [1] Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân rời Bộ GD-ĐT
  56. ^ “Khi Phó Thủ tướng đích thân chặn gia cầm lậu”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  57. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân thôi chức Phó thủ tướng”. VNEXPRESS. ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  58. ^ Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lưu trữ 2013-09-12 tại Wayback Machine, Trang TTĐT - Cơ quan Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam
  59. ^ Chủ tịch nước giải thích lý do luân chuyển ông Nguyễn Thiện Nhân, Infonet, 02/12/13
  60. ^ Chuyện khiến ông Nguyễn Thiện Nhân lặng người xấu hổ, Vietnamnet, 17/11/2013
  61. ^ Ông Nguyễn Thiện Nhân thăm Quảng Tây, Tiền Phong, 26/11/2013
  62. ^ “Quốc hội không nên là hội nghị đảng viên mở rộng”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2016.
  63. ^ Thiên Ngôn (10 tháng 5 năm 2017). “Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP HCM”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017.
  64. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân trải lòng sau khi rời chức Bí thư TPHCM”. Tiền phong. ngày 18 tháng 10 năm 2020.
  65. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  66. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  67. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2017.
  68. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  69. ^ Viễn Sự (23 tháng 5 năm 2017). “Ông Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  70. ^ Thiên Ngôn (25 tháng 6 năm 2017). “Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Chuyên gia đang nghiên cứu mở rộng Tân Sơn Nhất về phía Bắc'. Báo VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  71. ^ Ông Nguyễn Thiện Nhân hứa gặp cử tri Thủ Thiêm sau kỳ họp Quốc hội (14 tháng 5 năm 2018). “Ông Nguyễn Thiện Nhân hứa gặp cử tri Thủ Thiêm sau kỳ họp Quốc hội”. VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2018.
  72. ^ MAI HOA - TIẾN LONG - NGỌC HÀ. “Hàng trăm cử tri Thủ Thiêm dự tiếp xúc với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân”. Báo Tuổi trẻ. 2018-06-20. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
  73. ^ MAI HOA - TIẾN LONG - NGỌC HÀ. “Cử tri Thủ Thiêm đội mưa dự cuộc gặp của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân”. Báo Tuổi trẻ. 2018-06-20. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
  74. ^ MAI HOA - TIẾN LONG - NGỌC HÀ. “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: 'Thành phố không gạt bà con Thủ Thiêm'. Báo Tuổi trẻ. 2018-06-20. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
  75. ^ “ÔNG NGUYỄN THIỆN NHÂN ĐƯỢC THÀNH UỶ TP.HỒ CHÍ MINH GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐBQH KHOÁ XV”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM. ngày 18 tháng 3 năm 2021.
  76. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân mong muốn tiếp tục phục vụ cho TP HCM, cho đất nước”. Người Lao động. ngày 10 tháng 5 năm 2021.
  77. ^ “Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lần thứ 5 trúng cử đại biểu Quốc hội”. Dân Việt. ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  78. ^ “Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách khóa XV Thành phố Hồ Chí Minh”. Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
  79. ^ “Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân: Nên tăng 15% biên chế cho những quận, phường dân số gấp đôi bình quân”. Tuổi trẻ online. ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  80. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Nên có cơ chế để dưới nói thì trên nghe'. Báo Thanh niên. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  81. ^ “Ông Nguyễn Thiện Nhân: Có người đi làm mấy chục năm, về hưu lương không đủ sống”. VTC News. ngày 25 tháng 5 năm 2023.
  82. ^ ...Dr. Nguyen Thien Nhan is no stranger to America... Visions of a New Vietnam Lưu trữ 2009-01-22 tại Wayback Machine, Darren Gersh, Nightly Business Report Community Television Foundation of South Florida, Inc Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007
  83. ^ ...The Vietnamese education system has a real champion in Dr. Nguyễn Thiện Nhân..., Challenges of Higher Education in Vietnam: Possible Roles for the United States, Đại sứ Michael W. Marine, Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
  84. ^ “Cựu sinh viên tiêu biểu”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  85. ^ Q. Linh. “Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng”. báo Tuổi trẻ. 2020-01-31. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài sửa