Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

cơ quan quản lý hành pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minhcơ quan hành chính nhà nước nằm trong phân cấp hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan hành chính nhà nước địa phươngThành phố Hồ Chí Minh, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng này và cơ quan nhà nước ở Trung ương. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bầu ra và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Biểu trưng Thành phố Hồ Chí Minh
Đương nhiệm
Phan Văn Mãi

từ 24 tháng 8 năm 2021
Viết tắtUBND TP.HCM
Bổ nhiệm bởiThủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên nhậm chứcVõ Văn Kiệt
Thành lập2 tháng 7 năm 1976; 47 năm trước (1976-07-02)
Cấp phóNgô Minh Châu
Võ Văn Hoan
Dương Anh Đức
Bùi Xuân Cường
Nguyễn Văn Dũng
Websitehochiminhcity.gov.vn
vpub.hochiminhcity.gov.vn
Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015), Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố trực thuộc trung ương khác có không quá 4 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.[1]

Các Cơ quan trực thuộc Ủy ban sửa

  1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố[2]
  2. Thanh tra Thành phố
  3. Sở Nội vụ
  4. Sở Tư pháp
  5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
  6. Sở Tài chính
  7. Sở Giao thông vận tải
  8. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
  9. Sở Thông tin và Truyền thông
  10. Sở Tài nguyên và Môi trường
  11. Sở Văn hóa và Thể thao
  12. Sở Du lịch
  13. Sở Khoa học và Công nghệ
  14. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
  15. Sở Giáo dục và Đào tạo
  16. Sở Y tế
  17. Sở Xây dựng
  18. Sở Công Thương
  19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  20. Ban Dân tộc
  21. Sở An toàn thực phẩm
  22. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao
  23. Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
  24. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất (HEPZA)
  25. Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc
  26. Ban Quản lý Đường sắt đô thị (MAUR)
  27. Ban Quản lý Phát triển Đô thị Thành phố
  28. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Các công trình Dân dụng và Công nghiệp
  29. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  30. Ban Quản lý đầu tư xây dựng Công trình Nâng cấp đô thị Thành phố
  31. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Các công trình Giao thông đô thị
  32. Ban đổi mới Quản lý doanh nghiệp
  33. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC)
  34. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố
  35. Đài Truyền hình Thành phố (HTV)
  36. Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố (VOH)
  37. Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố
  38. Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố
  39. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
  40. Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
  41. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
  42. Tạp chí Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
  43. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn
  44. Tạp chí Khoa học phổ thông

Các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban sửa

  1. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Trường Đại học Sài Gòn
  3. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  4. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Trường Cao đẳng Kiến trúc – Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  7. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ
  8. Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
  9. Trường Cao đẳng Giao thông vận tải

Các cơ quan ngang Sở trực thuộc Bộ, Cơ quan Trung ương sửa

  1. Công an Thành phố (Bộ Công an)
  2. Bộ Tư lệnh Thành phố (Bộ Tư lệnh Quân khu 7 - Bộ Quốc phòng)
  3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng - Bộ Quốc phòng)
  4. Sở Ngoại vụ Thành phố (Bộ Ngoại giao)
  5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Thành phố
  6. Cục Hải quan Thành phố (Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính)
  7. Cục Thuế Thành phố (Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính)
  8. Cục Thi hành án Dân sự Thành phố (Tổng cục Thi hành án Dân sự - Bộ Tư pháp)
  9. Cục Quản lý Thị trường Thành phố (Tổng cục Quản lý Thị trường - Bộ Công thương)
  10. Cục Thống kê Thành phố (Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
  11. Bảo hiểm Xã hội Thành phố (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam)
  12. Kho bạc Nhà nước Thành phố (Kho bạc Nhà nước - Bộ Tài chính)
  13. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố (HoSE) (Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính)
  14. Tòa án nhân dân Thành phố (Tòa án nhân dân tối cao)
  15. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao)

Trụ sở Ủy ban nhân dân sửa

 
Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đặt tại số 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, cuối đại lộ Nguyễn Huệ. Đây là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Dinh xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô Sài Gòn.

Nhân sự Ủy ban nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026 sửa

Thường trực UBND sửa

Chủ tịch sửa

Các Phó Chủ tịch sửa

Ủy viên UBND sửa

  1. Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố: Trung tướng Nguyễn Văn Nam
  2. Giám đốc Công an thành phố: Trung tướng Lê Hồng Nam
  3. Chánh Thanh tra thành phố:
  4. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Nguyễn Việt Dũng
  5. Giám đốc Sở Tài chính:
  6. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Lê Thị Huỳnh Mai [8]
  7. Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Nguyễn Thanh Nhã
  8. Giám đốc Sở Nội vụ:
  9. Giám đốc Sở Tư pháp: Huỳnh Văn Hạnh
  10. Giám đốc Sở Y tế: Tăng Chí Thượng
  11. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Lê Văn Thinh [9]
  12. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Lâm Đình Thắng
  13. Giám đốc Sở Công Thương: Bùi Tá Hoàng Vũ [10]
  14. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đinh Minh Hiệp [11]
  15. Giám đốc Sở Giao thông vận tải: Trần Quang Lâm
  16. Giám đốc Sở Xây dựng: Trần Hoàng Quân
  17. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao: Trần Thế Thuận [12]
  18. Trưởng ban Dân tộc thành phố: Huỳnh Văn Hồng Ngọc [13]
  19. Giám đốc Sở Du lịch: Nguyễn Thị Ánh Hoa [14]
  20. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Văn Hiếu
  21. Chánh Văn phòng UBND thành phố: Đặng Quốc Toàn
  22. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường: Nguyễn Toàn Thắng [15]
  23. Giám đốc Sở An toàn thực phẩm: Phạm Khánh Phong Lan [16]

Lãnh đạo UBND Thành phố mất khi đương chức sửa

  1. Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhiệm kì 2016 - 2021 (Qua đời khi đương chức)
  2. Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nhiệm kì 2021 - 2026 (Qua đời khi đương chức)

Đọc thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
  2. ^ “TP HCM có 2 giám đốc sở mới”.
  3. ^ “Ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch TP HCM”.
  4. ^ a b “Ông Ngô Minh Châu và Võ Văn Hoan làm Phó chủ tịch TP HCM”.
  5. ^ “Ông Dương Anh Đức được bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM”.
  6. ^ tphcm.chinhphu.vn (11 tháng 10 năm 2022). “UBND TPHCM có tân Phó Chủ tịch”. tphcm.chinhphu.vn. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “TP HCM có thêm Phó chủ tịch UBND”.
  8. ^ “TP HCM có hai giám đốc sở mới”.
  9. ^ “TP.HCM: Bổ nhiệm lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, Quận ủy Bình Tân và Sở LĐ-TB&XH”.
  10. ^ “Giám đốc Sở Du lịch làm Giám đốc Sở Công thương”.
  11. ^ “TP HCM có tân Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”.
  12. ^ “Ông Trần Thế Thuận làm Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao TPHCM”.
  13. ^ “HĐND TPHCM vừa tiến hành họp bất thường bầu nhân sự mới”.
  14. ^ “Sở Du lịch TP HCM có tân giám đốc”.
  15. ^ “Bầu bổ sung 2 ủy viên UBND TPHCM”.
  16. ^ “Bà Phạm Khánh Phong Lan làm Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM”.