Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Đài Phát thanh thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngắn gọn hơn là Đài Tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh, là đài phát thanh của Thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Hiện nay, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có hai loại hình báo chí: phát thanh và báo điện tử. Trụ sở chính của Đài đặt tại số 03, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1[1].

Đài Tiếng nói Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh
Đài Tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh
KiểuĐài phát thanh
Báo điện tử
Nhãn hiệuVOH
Quốc giaViệt Nam
Thành lập1 tháng 2 năm 1962; 62 năm trước (1962-02-01)
bởi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Trụ sở3 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Khu vực phát sóng
Một phần ở Việt Nam
Chủ sở hữuỦy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Nhân vật chủ chốt
Lê Công Đồng
Giám đốc - Tổng biên tập
Nguyễn Nam Tuấn
Phó Giám đốc
Vương Quyền
Phó Giám đốc
Tên cũ
Đài Phát thanh Giải phóng (1962-1975)
Đài Phát thanh Sài Gòn giải phóng (1975-1976)
Webcastvoh.com.vn/radio.html
Trang mạng
voh.com.vn
VOH1 AM 610 KHz
Thời sự - Chính trị - Tổng hợp
Tần sốAM 610 KHz
Ngày phát sóng đầu tiên1 tháng 9 năm 1976
WebcastNghe trực tuyến
VOH2 FM 99.9 MHz
Thông tin - Thương mại - Giải trí
Tần sốFM 99.9 MHz
Ngày phát sóng đầu tiên1997 (1997)
WebcastNghe trực tuyến
VOH3 FM 95.6 Mhz
Giao thông đô thị
Tần sốFM 95.6 MHz
WebcastNghe trực tuyến
VOH4 FM 87.7 MHz
Kinh tế - Thông tin - Thương mại - Giải trí
Tần sốFM 87.7 MHz
Ngày phát sóng đầu tiên2006 (2006)
WebcastNghe trực tuyến

Lịch sử hình thành

sửa

Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV, từ ngày 1 tháng 9 năm 1976, Đài phát thanh Sài Gòn Giải phóng được đổi tên thành "Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh" và phát triển về mọi mặt, trở thành đơn vị có uy tín trong báo giới cả nước và hệ thống Phát thanh truyền hình của Quốc gia.[5]

  • Từ lúc thành lập Đài với một sóng 610 KHz, cho đến những năm cuối thập niên 1990, ngoài AM 610 kHz các chương trình của Đài còn được phát trên các tần số như 820 kHz và 103,0 MHz[6]. Đến năm 1997, Đài phát triển thêm kênh phát thanh chuyên biệt về thông tin thương mại và giải trí tổng hợp, phát trên sóng 99,9 Mhz[7], trên sóng 103,2 MHz tại Sóc Trăng, 96.3 MHz tại Đà Nẵng, 87,7 MHz tại Bình Phước và các khu vực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên vào ngày 1/11/2019. Từ 23/09/2010 cho ra đời thêm Kênh giao thông đô thị phát trên sóng 95,6 MHz. Từ 31/12/2019 kênh phát tần số 96 MHz tại Bà Rịa Vũng Tàu và khu vực Miền Trung. Từ 01/12/2019, Đài phát sóng thêm kênh 87,7 MHz.
  • Từ năm 2009, Đài đưa vào sử dụng trạm phát sóng ở tỉnh Sóc Trăng, nâng cao chất lượng phát sóng phục vụ người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Đài có hàng trăm chương trình, tiết mục, trong đó có hàng chục chương trình phát thanh trực tiếp mỗi ngày và tổng thời lượng phát trên ba sóng là 62 giờ/ngày.

Đài còn có trang thông tin điện tử ở địa chỉ www.voh.com.vn và ứng dụng di động chính thức VOH Radio Online có thể nghe Đài trực tuyến phục vụ cho kiều bào ở nước ngoài cũng như các tỉnh xa trong nước. Bên cạnh các chương trình Tiếng Việt, Đài ngày càng đầu tư vào các chương trình tiếng nước ngoài như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Hoa phục vụ nhu cầu các đối tượng thính giả.

Đài đã chuyển sang sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật số, truyền dẫn tín hiệu cáp quang và đang hướng tới công nghệ phát sóng qua vệ tinh đưa tiếng nói của Đài đi xa và rộng hơn.

Dự kiến Đài sẽ mở thêm 6 kênh FM phục vụ theo từng lĩnh vực và đối tượng nghe Đài.[8]

Nhạc hiệu và lời xướng

sửa

Đầu buổi phát sóng mỗi ngày, các chương trình thời sự và các bản tin 5 thứ tiếng trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời được gọi là nhạc hiệu của Đài cùng một câu giới thiệu về tên gọi và vị trí của Đài được gọi là lời xướng do các phát thanh viên gồm một nữ và một nam lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài hát Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà, được dùng từ 23/9/2010 cho đến nay. Trước đó, đài hiệu của VOH sử dụng ca khúc Tiến về Sài Gòn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khi thời kỳ đài chỉ phát 2 kênh : 610 KHz và 99,9 MHz

  • Lời xướng từ 1/9/1976 - 22/9/2010 : sử dụng nhạc hiệu là ca khúc Tiến về Sài Gòn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Lời xướng dùng từ 1/9/1976 - 1997[9]:

Lời xướng dùng từ 1997 - 22/9/2010[10]:

Lời xướng dùng từ 23/9/2010 - 13/1/2023:

Lời xướng dùng từ 1/12/2019 - 13/1/2023:

Lời xướng các chương trình thời sự:

Lời xướng tiếng Anh:

Lời xướng tiếng Quảng Đông và tiếng Bắc Kinh:

Lời xướng tiếng Pháp:

Lời xướng tiếng Khmer:

Lời xướng tiếng Chăm:


  • Từ 14/1/2023, giai điệu có một chút thay đổi nhưng vẫn sử dụng nhạc hiệu là ca khúc Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà:

Lời xướng dùng từ 14/1/2023 - nay

Lời xướng trong tương lai sau khi đài này số hóa phát thanh mặt đất :

Giải thưởng và thành tựu

sửa

Năm 2016: VOH nhận 7 giải thưởng Ngòi bút trẻ[11]

Năm 2018: VOH đạt 6 giải Ngòi bút trẻ.[12]

Năm 2019: Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM đạt 5 giải Ngòi bút trẻ[13]

Năm 2020: VOH đạt 6 giải "Ngòi bút trẻ"[14]

VOH đạt 2 giải thưởng “Ngòi bút trẻ” dành cho đoàn viên tiêu biểu trong lĩnh vực báo chí[15]

Năm 2022: VOH đạt 7 giải “Ngòi bút Trẻ[16]

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV - 2022, VOH được trao 2 giải Vàng, 2 giải Bạc[17]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Giới thiệu Lưu trữ 2022-08-30 tại Wayback Machine Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
  2. ^ Đài Phát thanh Giải phóng: 14 năm trọn nghĩa, vẹn tìnhBÁO ĐIỆN TỬ VOV
  3. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Kỷ niệm 50 năm thành lập Đài Phát thanh Giải phóng (1962 – 2012): 50 năm khát vọng non sông”.
  4. ^ Đây là Đài Phát thanh Sài Gòn giải phóng... BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ - TIẾNG NÓI CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TPHCM
  5. ^ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP ĐÀI PHÁT THANH GIẢI PHÓNG – ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN TP.HCM (02/1962 – 02/2012) TẠP CHÍ DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH
  6. ^ Transdiffussion's All Talk (30 tháng 8 năm 2020). “One of the biggest mysteries of Vietnamese Radio: VOH 2AM...”. www.facebook.com.
  7. ^ Được hình thành trên cơ sở chuyển giao máy phát sóng FM 99.9 MHz, tức là đài "Tin tức - Ca nhạc và Báo giờ" từ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
  8. ^ Đài Tiếng nói Nhân dân Tp HCM: 36 năm đổi mới và phát triển
  9. ^ MCV TV (27 tháng 7 năm 2018). “NSƯT Phi Điểu vẫn sung sức ở tuổi 85 - Đây là Đài tiếng nói Việt Nam”. www.youtube.com.
  10. ^ Thế Định Nguyễn (26 tháng 8 năm 2015). “Nhạc hiệu VOH cũ”. www.youtube.com.
  11. ^ “VOH nhận 7 giải thưởng Ngòi bút trẻ năm 2016”. 4 tháng 1 năm 2017.
  12. ^ “VOH đạt 6 giải Ngòi bút trẻ năm 2018”. 28 tháng 12 năm 2012.
  13. ^ “Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM đạt 5 giải Ngòi bút trẻ năm 2019”. 1 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ “VOH đạt 6 giải Ngòi bút trẻ năm 2020”. 12 tháng 1 năm 2021.
  15. ^ “VOH đạt 2 giải thưởng "Ngòi bút trẻ" dành cho đoàn viên tiêu biểu trong lĩnh vực báo chí”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  16. ^ “Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM đạt 7 giải "Ngòi bút Trẻ" năm 2022”. 10 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ “VOH được trao 2 giải Vàng, 2 giải Bạc tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV - 2022”. 6 tháng 8 năm 2022. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)