Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Người đứng đầu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trước đây còn gọi là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1945–1960) hoặc Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1976)) là người đứng đầu Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội nuớc
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Đương nhiệm
Vương Đình Huệ

từ 31 tháng 3 năm 2021
Chức vụChủ tịch Quốc hội
Thành viên củaỦy ban Thường vụ, Quốc hội
Hội đồng bầu cử Quốc gia
Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Báo cáo tớiQuốc hội
Trụ sởNhà Quốc hội
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội
Đề cử bởiỦy ban Thường vụ Quốc hội
Bổ nhiệm bởiQuốc hội
Nhiệm kỳ5 năm, theo nhiệm kỳ Quốc hội
(Không giới hạn số lần tái cử)
Người đầu tiên giữ chứcNguyễn Văn Tố
Thành lập2 tháng 3 năm 1946
Lương18,625,000 VNĐ/tháng[1]
Websitehttp://quochoi.vn/

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013):

"Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước."

Nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hộiSửa đổi

Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới.

Vì nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội là 5 năm, nên nhiệm kỳ của Chủ tịch Quốc hội cũng là 5 năm.

Tuyên thệ nhậm chứcSửa đổi

Khi làm lễ nhậm chức, tân Chủ tịch Quốc hội phải tuyên thệ:

"Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

[2]

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hộiSửa đổi

  1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội;
  2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
  3. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết;
  4. Giữ mối quan hệ với các Đại biểu Quốc hội;
  5. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội;
  6. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội[3] lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.[4][5]

Danh sáchSửa đổi

Lưu ý là trong danh sách này, ngày tháng được tính theo nhiệm kỳ (từ ngày công bố kết quả bầu cử khóa mới cho đến ngày công bố kết quả bầu cử khóa sau), chứ không phải ngày thực được bầu. Ví dụ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII được tính từ ngày 19 tháng 4 năm 1987, nhưng Kỳ họp thứ nhất diễn ra từ ngày 17 tháng 6 đến 22 tháng 6 năm 1987 mới bầu chức danh Chủ tịch Quốc hội và các chức danh khác.

Số thứ tự Chân dung Chủ tịch Quốc hội Ngày sinh Ngày mất Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Đảng Khoá Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
1   Nguyễn Văn Tố 5 tháng 6 năm 1889 7 tháng 10 năm 1947 2 tháng 3 năm 1946 8 tháng 11 năm 1946 251 ngày Không Khóa I

(1946–1960)

Trưởng ban Thường trực Quốc hội
2   Bùi Bằng Đoàn 11 tháng 9 năm 1889 13 tháng 4 năm 1955 9 tháng 11 năm 1946 13 tháng 4 năm 1955 8 năm, 155 ngày Trưởng ban Thường trực Quốc hội
  Tôn Đức Thắng 20 tháng 8 năm 1888 30 tháng 3 năm 1980 1 tháng 8 năm 1948 20 tháng 9 năm 1955 7 năm, 50 ngày 11 năm, 349 ngày Đông Dương Cộng sản Đảng

(đến 1951)

Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội
Đảng Lao động Việt Nam

(từ 1951)

3 20 tháng 9 năm 1955 15 tháng 7 năm 1960 4 năm, 299 ngày Trưởng ban Thường trực Quốc hội
4   Trường Chinh 9 tháng 2 năm 1907 30 tháng 9 năm 1988 15 tháng 7 năm 1960 26 tháng 4 năm 1981 20 năm, 285 ngày Đảng Lao động Việt Nam Khóa II

(1960–1964)

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khóa III

(1964–1971)

Khóa IV

(1971–1975)

Khóa V

(1975–1976)

Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VI

(1976–1981)

5   Nguyễn Hữu Thọ 10 tháng 7 năm 1910 24 tháng 12 năm 1996 26 tháng 4 năm 1981 19 tháng 4 năm 1987 5 năm, 358 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VII

(1981–1987)

6 Trung tướng

Lê Quang Đạo

8 tháng 8 năm 1921 24 tháng 7 năm 1999 19 tháng 4 năm 1987 23 tháng 9 năm 1992 5 năm, 157 ngày Khóa VIII

(1987–1992)

Kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
7   Nông Đức Mạnh 11 tháng 9 năm 1940 23 tháng 9 năm 1992 27 tháng 6 năm 2001 8 năm, 277 ngày Khóa IX

(1992–1997)

Khóa X

(1997–2002)

8   Nguyễn Văn An 1 tháng 10 năm 1937 27 tháng 6 năm 2001 26 tháng 6 năm 2006 4 năm, 364 ngày Khóa XI

(2002–2007)

Từ chức
9   Nguyễn Phú Trọng 14 tháng 4 năm 1944 26 tháng 6 năm 2006 23 tháng 7 năm 2011 5 năm, 27 ngày
Khóa XI

(2002–2007)

Khóa XII

(2007–2011)

10   Nguyễn Sinh Hùng 18 tháng 1 năm 1946 23 tháng 7 năm 2011 31 tháng 3 năm 2016 4 năm, 252 ngày Khóa XIII

(2011–2016)

11   Nguyễn Thị Kim Ngân 12 tháng 4 năm 1954 31 tháng 3 năm 2016 31 tháng 3 năm 2021 5 năm, 0 ngày Nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam
Khóa XIII

(2011–2016)

Khóa XIV

(2016–2021)

12   Vương Đình Huệ 15 tháng 3 năm 1957 31 tháng 3 năm 2021 Đương nhiệm 1 năm, 360 ngày Khóa XIV

(2016–2021)

Khóa XV

(2021–2026)

Các nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sốngSửa đổi

Tính đến 1 tháng 5 năm 2021, có năm nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống. Nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống cao tuổi nhất là Nguyễn Văn An, trẻ nhất là Nguyễn Thị Kim Ngân, và qua đời gần đây nhất là Lê Quang Đạo (ngày 24 tháng 7 năm 1999, thọ 78 tuổi). Dưới đây là danh sách các nguyên Chủ tịch Quốc hội còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ:

Xem thêmSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Bảng lương Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội năm 2023”. Thư viện pháp luật. ngày 21 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV”. ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ Hoàng Thị Hoa/TTXVN (ngày 13 tháng 9 năm 2021). “Chuyến công tác châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thành công vượt dự kiến”. BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
  4. ^ Đặng Linh; Mạnh Việt (ngày 6 tháng 9 năm 2021). “CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ GẶP CHỦ TỊCH LIÊN MINH NGHỊ VIỆN THẾ GIỚI (IPU) DUARTA PACHECO”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
  5. ^ Bảo Yến; Trọng Quỳnh (ngày 19 tháng 8 năm 2020). “CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CÁC CHỦ TỊCH QUỐC HỘI THẾ GIỚI LẦN THỨ 5”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Liên kết ngoàiSửa đổi