Thảo luận:Quốc sử quán (nhà Nguyễn)

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Xvn trong đề tài Tên bài
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled sửa

Không biết ở Trung Quốc có quốc sử quán không nhỉ?. Khang Thần Kinh (thảo luận) 13:14, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi mạn phép đổi tên thành "Quốc Sử quán (triều Nguyễn)" vì ít nhất đời nhà Lê cũng có Quốc Sử quán (Lê Quý Đôn từng là tổng tài). Xin Khang Thần Kinh tìm giúp danh sách các tổng tài của Quốc Sử quán triều Nguyễn luôn. GV (thảo luận) 18:36, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cái đó thì xin chết, chỉ có một loạt tên các vị tổng tài lụn vụng chứ chưa bao giờ được một danh sách đầy đủ. Khang Thần Kinh (thảo luận) 18:49, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên bài sửa

Theo tôi, "Quốc sử quán" thì đúng hơn "Quốc Sử quán" vì "Quốc Sử" không phải danh từ riêng. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 16:57, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi tham khảo Viện Sử học (Việt Nam) đấy chứ. Nếu sai bạn đổi hướng lại hộ. Khang Thần Kinh (thảo luận) 17:20, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Khang Thần Kinh chịu khó tham khảo là rất quí. Nhưng có lẽ Viện Sử học là cụm từ của hai vấn đề Viện và Sử học, còn quốc sử thì anh Quang đã giải thích. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:56, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tra cứu trên google thì ở tất cả văn bản tên gọi tổ chức này thường chỉ được viết dưới hai dang phổ biến sau:
  • Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, viết hoa toàn bộ, coi như là đây là tên riêng của một tổ chức.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn, như ở các ví dụ này[1] [2][3], cách viết này là cách viết được Vi.wikipedia sử dụng trong văn phong viết bài, khi viết tên gọi các tổ chức dưới dạng một cụm danh từ.
Tôi xin thỉnh cầu di chuyển tên gọi tổ chức này thành Quốc sử quán triều Nguyễn,bỏ hết dấu ngoặc (), cho vừa ngắn gọn đúng chính tả mà lại thuận lợi cho tra cứu.--Ngokhong (thảo luận) 08:39, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không nếu Quốc sử quán hay Quốc Sử quán tôi đều ủng hộ nhưng nếu bỏ mất dấu ngoặc thì không. Vì khi Minh Mạng làm lễ khai bút viết bảng tên Quốc sử quán ông chỉ viết đúng 3 chữ Quốc sử quán, cái chữ Triều Nguyễn là về sau người ta thêm vào để chỉ rõ thời đại của cơ quan này. Như Viện Sử học của Việt Nam hiện nay thì tên nó chỉ là Viện Sử học chứ không phải là Viện Sử học Việt Nam. Cái tên có thể hỏi những người ở Huế về con đường chạy ngang qua họ đều gọi là đường Quốc Sử quán (hay tên bây giờ là Ngô Thì Nhậm) chứ không có đường Quốc sử quán triều Nguyễn (hiện nay cũng đã đổi hướng về đây). Tôi không ngại xấu, chỉ ngại sai. Khang Thần Kinh (thảo luận) 09:13, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Vậy thì được, tôi xin rút lại một phần ý kiến của mình, xin thỉnh cầu đổi tên chính thức của bài thành: Quốc sử quán (triều Nguyễn), theo văn phong Vi.wikipedia, để nó gắn với nội dung bài, các tên khác nên để dưới dạng trang đổi hướng.--Ngokhong (thảo luận) 09:37, ngày 21 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thì không đồng ý với Khang Thần Kinh, trường hợp này khá giống với Quốc tử giám Huế, khi được thành lập cũng chỉ mang tên Quốc Tử Giám.--118.71.199.198 (thảo luận) 13:21, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trong Minh Mệnh chính yếu có nhắc tới, vua Minh Mạng là người đã ban ba chữ bảng tên cho Quốc sử quán và sau đó nó được dùng đến tận 1947 thì vì hoàn cảnh chiến tranh nên mất đi.--xvη=2*10 13:32, ngày 22 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tổng tài sửa

{chưa đầy đủ)

Triều Lê
Triều Nguyễn

Ai có nhã hứng có thể viết bài tổng tài, đủ tiêu chuẩn vì đã có mục từ trong Bách khoa toàn thư Việt Nam [4]

Quay lại trang “Quốc sử quán (nhà Nguyễn)”.