Thảo luận:Sự đi qua của Sao Thủy

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Thusinhviet trong đề tài Tên bài

Tên bài sửa

Tên bài thấy ngộ ngộ làm sao. Tôi không cho rằng nó sai nhưng với tên bài như thế này thì rất tối nghĩa và khó hiểu. Đề nghị đổi tên bài này, có thể là Sao Thủy chuyển tiếp qua Mặt Trời. Lê Sơn Vũ (thảo luận) 17:26, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ý kiến xác đáng, ít ra "Sao Thủy đi qua Mặt Trời" còn có thể hình dung. 14.163.64.247 (thảo luận) 17:36, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tên này được sử dụng từ lâu rồi, tuy không có cơ quan nào xác nhận là tên chính thức, nhưng trong làng thiên văn và bên báo chí đã thống nhất sử dụng tên này (Còn tên gọi Sao Thủy quá cảnh nữa, nhưng ít ai dùng). Nếu tên khó hiểu nhưng người ta quan sát và được báo đài nói đến nhiều thì tự nhiên tên trở thành quen thuộc và dễ hiểu thôi :D
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 23:30, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nếu thực sự có thống nhất như vậy thì ít ra cũng đưa ra vài thí dụ để thuyết phục.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 03:44, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn có thể tìm từ khóa "Sao Thủy đi qua Mặt Trời" sẽ thấy các báo đăng thống nhất theo tên gọi này.
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 04:04, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời
À thì ra họ thống nhất tên gọi "Sao Thủy đi qua Mặt Trời" chớ không phải như tên hiện tại của bài là "Sự đi qua của Sao Thủy". Cái tên mà tôi thấy tối nghĩa là "Sự đi qua của Sao Thủy" chớ tôi không thấy có vấn đề gì với tên gọi Sao Thủy đi qua Mặt Trời.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 04:19, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đúng là tên này khá kỳ lạ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:54, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thật ra trong tiếng Anh họ dùng tên "Mercury Transit" cho hiện tượng này, và cũng không có chữ Sun trong tên gọi đó ạ. Hiện tượng này cũng khá phổ biến, vài ba năm sẽ xảy ra một lần, nên gọi mãi cũng thành quen thôi mà :)) cũng như "nhật thực", "nguyệt thực" ấy, cũng không nói rõ là cái nào thực cái nào.
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 19:59, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Chúng ta không nên dịch thuật ngữ theo kiểu word-by-word được. Vấn đề quan trọng cần lưu tâm là thuật ngữ đó trong tiếng Việt có nghĩa đúng đắn hay không. Ví dụ bạn đưa ra, "nguyệt thực" trong tiếng Anh là "solar eclipse", còn "nguyệt thực" là "lunar eclipse". Rõ ràng chúng ta vẫn gọi "nguyệt thực", "nhật thực" bất chấp tên gọi tiếng Anh của nó không hề có từ "ăn" nào cả. Mà nhân cái vụ "nhật thực", "nguyệt thực" này, nếu ta tiếp tục gọi hiện tượng tương ứng với Sao Thủy là "Thủy tinh thực" thì sao nhỉ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:36, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Gọi là "Thủy Tinh thực" là không đúng bản chất đâu, "thực" (eclipse) là một dạng che khuất thiên thể (vật to che vật nhỏ), còn ở đây là một dạng quá cảnh thiên thể (vật nhỏ che một phần vật to). Hiện tượng này ghi đúng ra hết thì là "Sự đi qua Mặt Trời của Sao Thủy", hay "Sao Thủy quá cảnh Mặt Trời". Mà thật ra khi nói đến "đi qua" (transit) trong thiên văn thì chỉ có nghĩa duy nhất là vật thể nhỏ đi qua ngôi sao chủ hay vật thể chủ của vật thể đó, ở đây là Thủy/Kim qua Mặt Trời, còn các thiên thể khác đi qua các thiên thể khác thì đều có các tên riêng hết rồi.
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 01:38, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bạn nói đúng. Che khuất thiên thể (hay en:Occultation trong tiếng Anh) là hiện tượng một thiên thể bị che khuất hoàn toàn khi một thiên thể khác đi ngang qua đó. Quá cảnh thiên thể (transit) là hiện tượng một thiên thể đi ngang qua thiên thể khác nhưng không thể che lấp hoàn toàn thiên thể đó.
Tuy nhiên, bạn cho rằng "thiên thực (en:eclipse) là một dạng của che khuất thiên thể" thì lại không đúng. Bài en:eclipse có câu:

An eclipse is the result of either an occultation (completely hidden) or a transit (partially hidden).


nghĩa là

Thiên thực là hệ quả của hiện tượng che khuất thiên thể hay quá cảnh thiên thể.


Tuy diễn đạt rõ ràng như vậy, nhưng ý này quả thật không dễ hiểu. "Thiên thực", "Che khuất thiên thể" hay "Quá cảnh thiên thể" đều là hiện tượng thiên văn; tuy nhiên, "Che khuất thiên thể" và "Quá cảnh thiên thể" diễn tả một quá trình hoạt động của thiên thể, trong khi đó, "Thiên thực" nói lên hệ quả, cũng như bối cảnh mà quá trình đó xảy ra.
Chung quy lại, thì "thiên thực" không phải là một dạng "che khuất thiên thể" như bạn nói. Mà hiện tượng "che khuất thiên thể" hay "quá cảnh thiên thể" gay ra hiện tượng "thiên thực".
Cũng như các thành viên khác trên đây, đúng là tôi cảm nhận tên bài này có vấn đề. Mong là chúng ta sẽ nghĩ ra được một cái tên mới thích hợp hơn để đặt cho nó. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:50, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Hmm, đúng là tên bài có vấn đề. Có lẽ nên đổi lại tên bài viết, mình nghĩ sẽ đổi thành "Sự đi qua Mặt Trời của Sao Thủy", không biết các anh/chị nghĩa như thế nào ạ?
Tuấn Anh 俊英 (nhắn tinbài vở) 16:47, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Có vẻ như cộng đồng yêu thích thiên văn đang dùng từ "quá cảnh" để gọi hiện tượng transit nhỉ ? Không biết giới chuyên môn gọi từ này trong tiếng Việt thế nào há ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:10, ngày 4 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Sự đi qua của Sao Thủy”.