Thảo luận:Thủy hử

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi DHN trong đề tài Ảnh Ngô Dụng
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thời điểm sửa

"Thủy hử" diễn ra vào thời gian nào? Newone 16:58, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thời nhà Tống. conbo 15:33, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn coi lại mấy hồi đầu hoặc mấy hồi cuối thì sẽ rõ, truyện này xảy ra thời vua Huy Tông nhà Bắc Tống, tức là trong khoảng 20 năm đầu thế kỷ 12.Ngay chương đầu tiên cũng có đoạn Tô Đông Pha viết thư giới thiệu Cao Cầu mà.
Thân,
--redflowers (thảo luận) 05:03, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời


Ai là ai sửa

Tôi thấy trong danh sách có các cặp tên, ví dụ

  • "Nhập Vân Long" Công Tôn Thắng
  • "Đại Đao" Quan Thắng
  • "Báo Tử Đầu" Lâm Xung
  • "Tích Lịch Hỏa" Tần Minh v.v.

Nhập Vân Long và Công Tôn Thắng là ai? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:23, ngày 27 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Nhập Vân Long" (Rồng nhập mây) là tên hiệu, trong Thuỷ hử mỗi nhân vật có một tên hiệu khi "hành hiệp" trên "giang hồ" vậy, có thể coi như nickname bây giờ, ví dụ tôi có thể là "Conbo" Nguyễn Văn A vậy. conbo 15:33, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái đó gọi là ngoại hiệu, không riêng trong Thủy hử mà đặc trưng cho truyện võ hiệp. Avia (thảo luận) 07:45, ngày 28 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ảnh không bản quyền sửa

Dường như những tấm ảnh nhân vật mà một thành viên mới đưa vào không có bản quyền, cần xem xét lại bản quyền các ảnh này. conbo 18:56, ngày 30 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Danh sách tên sửa

Ai thạo làm tiêu bản, cho phần danh sách tên đó ra một tiêu bản hay một mục từ riêng thì hơn, chứ để trong bài, lại đi kèm với cả ảnh nữa, làm bài quá dài trong khi những trọng tâm khác (hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện, đặc điểm nghệ thuật v.v.) thì quá tệ . Khương Việt Hà (thảo luận) 08:42, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ảnh Ngô Dụng sửa

Tôi thấy có bạn thành viên đã đưa ảnh Ngô Dụng, có lẽ là bản cổ, vào phần cốt truyện. Hình này trông còn có vể giống Ngô Dung như mọi người hay tưởng tượng, còn ảnh Ngô Dụng trong "danh sách các anh hùng" hình như là của trò chơi Games, trông sắc lạnh nham hiểm như yêu tinh!--Trungda (thảo luận) 16:31, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã dời hình này ra khỏi bài. Hình chỉ nói đây là một nhà thiên văn Trung Quốc, không phải một nhân vật hư cấu. Nguyễn Hữu Dng 18:33, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kết cục của các anh hùng Thuỷ hử sửa

Sau một thời gian rất dài đọc xong 70 hồi đầu Thuỷ hử, tôi mới được đọc Hậu Thuỷ hử. Đọc lời giới thiệu của cuốn truyện 70 hồi đầu, người đọc chỉ được biết tới sự bội bạc của nhà Tống đối với các anh hùng Lương Sơn qua lời của các nhà nghiên cứu viết bài giới thiệu tác phẩm.

Đọc suốt 118 hồi đầu của tổng số 120 hồi Thuỷ hử, có cảm giác rằng các anh hùng Lương Sơn đều giống nhau ở lòng dũng cảm như thần, liều mình vì nghĩa, trăm người như 1...

Thế nhưng chỉ 2 hồi cuối cùng, tôi thực sự kinh ngạc. Với đoạn kết số phận của những người còn sống, lúc đó Thi Nại Am - La Quán Trung mới để cho các anh hùng Thuỷ hử bộc lộ hết cá tính: họ không chỉ là thần, họ cũng rất con người. Có những người vẫn khẳng khái, tự trọng như khi chưa lên Lương Sơn, nhưng cũng có những con người có sự ham sinh uý tử, thích an nhàn, chóng quên; hoặc có những người đơn thuần chỉ là những chiến binh chuyên nghiệp, ít xúc cảm... Thế mới biết là trăm người trăm bụng, đâu phải là muôn người như một!

Cuộc sống đa dạng là thế, xưa nay vẫn thế. Nếu câu chuyện chỉ kết thúc như những gì các nhà nghiên cứu giới thiệu cho người đọc ở đầu sách ("họ bị triều đình sát hại...") thì quá đơn điệu và không có gì để nói thật nhiều. Đoạn kết càng cho thấy sự thâm thuý và kinh nghiệm sống thật phong phú của các tác giả Thi Nại Am và La Quán Trung.--Trungda (thảo luận) 18:07, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Thủy hử”.