Thể_loại:Người Mỹ gốc Việt? Newone (thảo luận) 03:56, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Không có tiêu đề

sửa

Tài liệu chỉ nói ông nhập tịch Trung Quốc mà thôi. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 04:12, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Wow cuộc đời có thể làm một bộ phim.

Lập luận về những chi tiết bất hợp lý

sửa

Nếu ông có trình độ biết nhiều ngoại ngữ thì trí tuệ ông cũng sáng dạ để có thể tiếp thu hết được nên ông phải biết suy nghĩ nhiều và tầm nhìn xa. Trong khi Mỹ lúc đó đã có điện và trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhà máy công nghiệp sản xuất hàng hóa tư bản (công nghiệp dệt, in ấn, nhiếp ảnh, y dược thuốc Tây, vận tải đường sắt, vũ khí súng đạn thuốc nổ...) hiện đại hơn các nước châu Á cùng thời do thừa hưởng nền tảng khoa học kỹ thuật từ những người di cư châu Âu nhưng ông Trần Trọng Khiêm lại không về nước mở phong trào du học cho đồng bào Việt Nam sang học hỏi làm ăn như cụ Phan Bội Châu, thậm chí nếu sinh sống làm ăn thành công thì tập hợp lại thành cộng đồng Vietnam Town ở Mỹ. Xa hơn nữa có thể giúp Việt Nam tránh được nguy cơ bị Pháp xâm lược vì ông sẽ hiến kế cho nhà Nguyễn làm phong trào cải cách mở cửa đất nước, tiếp thu tri thức phương Tây như Minh Trị của Nhật Bản, Khuyến học của Fukuzawa Yukichi.

Với những lập luận ban đầu như trên cho thấy chuyện kể về ông phần nhiều mang tính tiểu thuyết viễn tưởng hư cấu li kỳ viết bởi những nguồn tác phẩm không có độ xác thực cao nhằm giúp lưu truyền rộng rãi trong quần chúng giống như chuyện danh nhân Bùi Viện sang Mỹ xin bang giao hoặc như câu chuyện vui kể về cuộc phiêu lưu của Bác Ba Phi chỉ mang tính giải trí đơn thuần.

(ý kiến của Issuemet; chuyển từ bài viết ra trang thảo luận).

Bạn có thể tìm nguồn nói về những điểm bất hợp lý + biên tập bách khoa hơn này sau đó đưa lại vào bài. Bài viết wikipedia không phải là nơi thể hiện quan điểm/lập luận cá nhân. B nhắn gửi 14:01, ngày 7 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhân vật Nhân vật Trần Trọng Khiêm là giả tưởng, được sáng tác!

sửa

Bạn Issuemet rất có lý!

Toàn bộ thông tin có được từ ông Trần Trọng Khiêm được trích ra nguyên văn từ cuốn TIỂU THUYẾT của nhà văn Nguyễn Hiến Lê.

Từ đầu chí cuối, tất cả chi tiết đều rất không thực, rất tiểu thuyết, không hề có chi tiết nào có thể kiểm chứng thực tế được, các tài liệu gọi là tham khảo cho nhân vật này (Các cuốn La rueé vers l'or của René Lèbber, California 1850 của Jamice Marschver v.v... đều không thể tìm thấy, không hề có chút manh mối nào về sự tồn tại). Tất cả các số báo Daily Evening (SF) trong các năm 1850-1853 không thể tìm thấy tin không có thực như chuyện tướng Sutter đi ăn xin, chuyện ký giả Lee Kim bố thí hào phóng. Vì chỉ có nhân vật giả tưởng tiểu thuyết Suter ( viết với một chữ t, được phóng tác từ nhân vật Sutter lịch sử có thật) bị suy sụp tệ hại được sáng tác trong cuốn tiểu thuyết rất nổi tiếng 'L'or’ của Blaise Cendrars. Thời kỳ tìm vàng lịch sử này người châu Á đến California bị phân biệt đối xử nghiêm trọng, sống lao khổ, chỉ nhỉn hơn nô lệ da đen và nô lệ thổ dân một chút. Không hề có nhân vật châu Á nào giàu có hào phóng trong giai đoạn này được biết đến.

Tất cả chi tiết liên quan đến ông Trần Trọng Khiêm ở Việt Nam cũng không hề có vết tích hoặc chứng tích nào tồn tại, chưa ai tìm ra được bằng chứng khả tín nào!

Nhắc lại, toàn bộ thông tin đăng ở trang này là trích dẫn toàn bộ từ tiểu thuyết ‘Con đường thiên lý ‘ được sáng tác bởi Nguyễn Hiến Lê. Sau đó được sao chép nguyên bản vào các sách biên khảo lịch sử khác. Sai lầm và gây hiểu lầm dây chuyền từ đây.

Cho đến khi nào có bằng chứng xác thực chứng tỏ nhân vật này thực sự tồn tại, bài viết này nên có tựa đề rõ ràng: Tiểu sử của một nhân vật tiểu thuyết dã sử của nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Như vậy tôn trọng tiêu chí của Wikipedia: 'Chỉ đăng những thông tin kiểm chứng được!". Và ai cũng có thể kiểm chứng được khi xem cuốn sách này.

Tất cả những chi tiết có vẽ như có thực trong tiểu thuyết trên hoàn toàn không thể tìm thấy tư liệu lịch sử nào khả tín tương ứng.

Nếu các soạn giả không đồng ý thêm vào tiêu đề ở đây là nhân vật được mô tả tiểu thuyết, để tránh người đọc hiểu lầm là một nhân vật lịch sử có thật, tôi đề nghị Wiki thẩm tra và rút bỏ bài này. Cho đến khi có học giả nào thành công sưu tập các bằng chứng khả tín, có thể tái lập với danh mục tài liệu tham khảo tin cậy kiểm chứng được.

– Lạc-Hồng 1954 (thảo luận) 03:02, ngày 15 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đề nghị không xóa bỏ tiêu đề về 'nhân vật dã tưởng chỉ có trong tiểu thuyết'

sửa

Về nhân vật Trần Trọng Khiêm: không hề có bằng chứng nào về sự tốn tại, có mặt trong lịch sử Việt Nam.

Do đó phải ghi rõ từ đầu là nhân vật tiểu thuyết, để không gây hiểu lầm cũng như lừa dối độc giả người Việt trên toàn thế giới!

Cám ơn. – Lạc-Hồng 1954 (thảo luận) 15:28, ngày 27 tháng 3 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trần Trọng Khiêm”.