Thảo luận:Trận Như Nguyệt

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Schweres trong đề tài Nguồn thứ 2

Untitled sửa

Chiến trường rất dài, nằm trên 1 đường ngang, tiêu điểm tọa độ này nằm giữa (1000 năm rồi mà khúc sông đó không thay đổi gì hết). Mag 15:11, ngày 1 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bản tiếng Trung sửa

In neutral position,I'm so pity that this article was just written under the "literature" of Vietnam.If there is anyone who understand Chinese(especially ancient Chinese),you'll find that the result record by Chinese is just against to the contents of this article.I suggest you to take a look at zh:宋越熙宁战争.--Zhxy 519 (thảo luận) 16:41, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hi, Zhxy 519; I'm the prime writer of this article and I rely on one single source (Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí (1998), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.) to write because this is the only book I can found. I have tried to search online source but I couldn't find any relible and third-party source about Trận Như Nguyệt (and I can't read Chinese, so I can't read Tống Sử :P), If you find any wrong point please fell free to edit it. Mag 12:04, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nên chú thích thế nào? sửa

Đọc bài này tôi thấy rất rối mắt vì những chú thích mà khi xem vào nội dung chi tiết thì khá nhiều cái móc trong đó là không cần thiết hoặc trùng lặp. Mặt khác, tất cả các chú thích đều từ 1 nguồn tài liệu, chỉ có khác nhau về số trang. Do đó cần bớt đi một số chú thích. Cụ thể xin phân tích từng đoạn như sau cho khỏi dài quá:

Trận Như Nguyệt, là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077[1], là trận đánh có tính quyết định của cuộc chiến tranh Tống Việt lần 2, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng[2], kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.[3]

[1] Không cần thiết, ko ai tranh cãi rằng nó diễn ra năm 977 hoặc 1177

[2] Cũng ko cần thiết, nếu có ý kiến khác thì lại phải dẫn cả hai ra

[3] thì cần và nên để

Nhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ[4], nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại[4] đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó[4]. Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt[5], cây dựng đường giao thông[5], cở sở chứa lương thực[5], huấn luyện binh sĩ[6], cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.[6]

Đoạn này kinh hoàng nhất, chi chít những móc nhưng thực ra trùng lắp. Các công trình khoa học cũng không yêu cầu chú thích đến mức ấy.

3 cái móc [4] để lại 1 cái sau cùng là đủ. Mấy cái móc [5], [6]cũng vậy.--Trungda (thảo luận) 17:57, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài này do Magnifier viết để hoàn chỉnh cho cái Chiến dịch đánh tống 1075 nên chắc chưa có nhiều thời gian tìm tài liệu. Mong anh Trungda giúp cho vì có bạn Tàu đang ý kiến về độ tin cậy của bài rồi kìa. Bạn ý bảo là số liệu trong bài sai khác với Tống Sử. RBD (thảo luận) 18:02, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có ai biết đọc tiếng Tàu coi cái Tống sử nó viết thế nào không? Số quân ta phải là 60.000 ở Như Nguyệt + 15,000 phía sau chứ, Quân Tống cũng tính toàn bộ đó thôiPanzerschreck (thảo luận) 07:56, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kính bác là họ (15.000 quân kia) có tham gia trực tiếp vào trận đánh đâu mà bác nỡ tính luôn vào số quân đánh trận tại Như Nguyệt. Nếu bác có tính, mong bác tính vào Chiến tranh Tống-Việt lần 2 vẫn chưa ai viết kìa ạ. Mag 08:19, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đánh phá sau đít làm bác Tống sứt mẻ, lúc kết thúc lại đánh hôi típ. Vậy sao bác không tính? Không tính bọn thổ binh sao lại tính toàn bộ quân Tống "die" (có phần của bọn thổ binh)? Hay bác Mag tính bắt chước bác Văn Tiến Dũng hồi năm 75 bác ấy bảo quân ta có hơn 20.000 mà đánh tan 1.300.000 quân Ngụy-1 chơi 6,5=> Quân ta giỏi thật. Hỏi kỹ ra mới biết bác Dũng chỉ tính quân bộ đội chính quy của ta còn địch thì tính cả toàn bộ binh lính, hậu cần, lái xe, thủ kho, quân cảnh, dân vệ, lính kiểng....hầm bà lằng đủ loại, kể cả lính ma, lính giấy tờ và cả đám bảo an trang bị gậy gộc và vũ khí nhẹ. Các bác nhà ta tính giỏi thật, tài quáPanzerschreck (thảo luận) 08:31, ngày 28 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cả hai sách tôi nêu (một số trận...) bác nêu (Đại cương LS VN của NXB Gd) ra đều chỉ tính có 6 vạn. Nếu bác kiếm được sách nào tính 7 vạn rưỡi rồi tiếp nhé bác mà thêm vô tôi tab cái {{cần dẫn chứng}}. Nói chung giờ sẵn bác ở đây thỉnh cầu bác viết dùm bài Chiến tranh Tống Việt lần 2. Cảm ơn bác. Mag 15:30, ngày 2 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quân Tống khi rút lui còn 23,400 người -> mất 76,600, 45,000 quân từ chiến trường với Liêu về, 55,000 mới tuyển dọc đường hành quân (theo cuốn Đại cương LS VN của NXB Gd-Cuốn có hình bìa đen với biểu tượng trống đồng màu tím ấ)Panzerschreck (thảo luận) 07:59, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin chú thích hẳn vào bài là sách nào, tác giả nào, NXB nào. Và cũng nói thêm là ngăn cách hàng nghìn trong tiếng Việt dùng dấu . chứ không dùng dấu , như tiếng Anh. RBD (thảo luận) 08:03, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Và cả năm xuất bản nữa, số trang nữa cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam có tận 5 bản. Nếu nói khơi khơi thì không biết bản nào để mà kiểm chứng lại. Mag 08:40, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trận Phú Lương sửa

Hiện giờ có vấn đề về NPOV khi ta mới chỉ đề cập đến trận thắng ở Như Nguyệt mà chưa đề cập đến thất bại ở Phú Lương. Xin nhờ các bạn quan tâm viết giúp để hoàn chỉnh về Chiến tranh Tống - Việt. RBD (thảo luận) 08:00, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trận Phú Lương hình như là trận Như Nguyệt 2 mà trận đó tới tận thời nhà Trần mới diễn ra tham khảo. Không rõ anh Zhy có nhầm hai trận này với nhau không nữa. Mag 08:24, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không nhầm đâu Mag, anh đã xem lại Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính Biên - Quyển III - 1076 thì có đề cập tới thất bại này. Vì thất bại này nên mới có chuyện ta mất đất vào tay nhà Tống, mãi mấy năm sau mới đòi lại được. RBD (thảo luận) 08:28, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cuốn sách Mag có không có ghi về vụ này. Nếu ai đó biết đọc sử cổ thì viết hộ, Mag đầu hàng văn phog của sử cỗ luôn. Mag 08:30, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn thứ 2 sửa

Do đây là các tác giả soạn sách trích nguồn gián tiếp nên phải ghi Nguồn gián tiếp chứ không thể nguồn 2 đượcSchweres (thảo luận) 09:42, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Trận Như Nguyệt”.