Thảo luận:Trang Tử

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Trần Anh Mỹ trong đề tài Tử hay tử?

Tác gia sửa

Ôi, anh Baodo ơi, tôi chưa hiểu ý anh trong câu "là một triết và tác gia Đạo giáo"??? 221.132.63.148

Tác gia: bút giả (có tiếng). --Baodo 10:46, ngày 08 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Hình như anh Nguyễn Thanh Quang đã sửa theo ý người hỏi? Nhưng tôi vẫn thường nghe: trong các sách của Khổng Tử, Lão Tử,Trang Tử... thì các vị này không trực tiếp ghi lại học thuyết của mình (mà là các học trò của họ). Như vậy nên gọi Trang Tử là tác gia, triết gia hay tư tưởng gia nhỉ??? Xin bậc "trưởng lão" PG của wiki quan tâm. Kính G.G 00:11, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Những danh từ này là của người đời sau gọi các vị đó theo một cách trân trọng và để (nhằm) rõ ý hơn khi nói về các vị tiền bối (bởi đâu có một bằng cấp gì để chứng minh). Nếu vị đó thuyết giảng về triết đơn thuần (và có thể viết lại) thì là triết gia, nếu vị đó có khả năng viết về một lãnh vực gì đó (triết, văn chương...) thì cũng có thể gọi tác gia. Việc các vị tiền bối có trực tiếp viết hay không viết không nhất thiết lắm, miễn là nội dung tác phẩm đó "được chép" cùng thời kỳ và mang tư tưởng của ngưòi "khởi xướng", đó chính là tác giả. Khác với "sử gia" ngày xưa, người phải trực tiếp chép tất cả những gì thay đổi của lịch sử (từng ngày, từng giờ...) (Thảo luận của kẻ ngoại đạo) Trần Đình Hiệp 02:03, ngày 09 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tác gia là người sáng tác, khác với sử gia là người chép lại chuyện thật, cái khác nhau không cần phải nghĩ nhiều. Điều bất tiện ở đây gọi Triết gia đạo giáo được, chứ Tác gia đạo giáo thì không ổn. Trang tử được gọi là tác gia vì sách của ông văn chương bay bổng, lãng mạn quá, nó thoát khỏi cả triết học khô cứng để trở thành 1 bài thơ, 1 bài văn hay 1 cái gì đó mà đã biến ông từ triết gia trở thành tác gia luôn. Vậy thì còn dính tới chữ Đạo giáo làm gì ? Cái này trà dư tửu hậu nói vô thôi, chứ chắc cũng chẳng ai để ý Xiaoao (thảo luận) 20:48, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mình cho rằng Trang tử không phải là "tác gia của Đạo giáo". Là vì hồi Trang tử sống là chưa có Đạo giáo. Chỉ từ thời Hán, khi thành lập Đạo giáo (trên nền đạo Hoàng Lão và một số thuật sĩ, vu thuật,...) và quyết định tôn hai vị Lão tử và Trang tử làm tôn sư, một là vì có trước tác Đạo Đức kinh, một vì những sáng tác lung linh mờ ảo đầy thi vị và triết vị được tập hợp trong Nam hoa kinh (nhất là phần Nội thiên).

Nên mình đề nghị sửa là một trong hai nhà tư tưởng nòng cốt của Đạo giáo.222.252.32.60 (thảo luận) 03:00, ngày 23 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tiêu diêu sửa

Anh Hai Avia ơi, nhờ máy anh hiển thị dùm chữ Hán tiêu đề chương I của Nam Hoa kinh nhé. Chớ tiêu diêu là G bắt đền đấy! G.G 03:43, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đoạn đầu bài có chữ Hán rõ ràng (vd. Trang Tử 莊子), chứ từ heading 1 trở đi, có chữ Hán nào đâu mà hiển thị? Chương 1 là Tiêu diêu du hoặc Tiêu dao du; "tiêu diêu" ("tiêu dao") mới là tự do tự tại, chứ "tiêu tiêu" là kí rì? Chắc là... tiêu luôn :-D Avia (thảo luận) 03:54, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

庄子·内篇·逍遥游第一 (Trang Tử -Nội thiên - Tiêu dao/diêu du đệ nhất)
北冥有鱼,其名为鲲。鲲之大,不知其几千里也;化而为鸟,其名为鹏。鹏之背,不知其几千里也;怒而飞,其翼若垂天之云。是鸟也,海运则将徙于南冥;南冥者,天池也。齐谐者,志怪者也;谐之言曰:“鹏之徙于南冥也,水击三千里,抟扶摇而上者九万里,去以六月息者也。”野马也,尘埃也,生物之以息相吹也。天之苍苍,其正色邪?其远而无所至极邪?其视下也,亦若是则已矣。且夫水之积也不厚,则其负大舟也无力。覆杯水于坳堂之上,则芥为之舟,置杯焉则胶,水浅而舟大也。风之积也不厚,则其负大翼也无力。故九万里则风斯在下矣,而后乃今培风;背负青天而莫之夭阏者,而后乃今将图南。
Nguồn: http://www.daoism.cn/up/data/NHZHJ/001xyy.htm
陳庭協 06:07, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Hiệp đã tìm dùm mấy chữ Hán. Bi chừ G mún bắt đền tui kí chi đây? Avia (thảo luận) 07:49, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Khổ quá, chỉ chậm một chút mà phải chịu mâu thuẫn. Cám ơn hai ông anh nhiều. Lâu nay G toàn đọc (trong sách) chữ này 逍遥游第一 (copy của bác Hiệp vì máy G không đọc được nên không biết chữ chi nữa!) bằng tiếng Việt là tiêu tiêu du đệ nhất, thấy sách bác Nguyễn Tôn Nhan và Nhương Tống cũng dịch là tiêu tiêu du (chỗ này G xin nhận thêm ba roi nữa vì sai kinh lắm! Híc híc, rồi tự hiểu đó là một trạng thái biểu hiện của tự do tự tại. Tiêu diêu/dao cũng có nghe qua nhưng không thuận đọc lắm. Không mún bắt đền cũng đâu phải dễ P.S: Nhưng sai thì vẫn chịu ba roi :)G.G 08:09, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đọc là Tiêu diêu du hoặc Tiêu dao du. Nhớ chưa?
Nhường Avia 2 roi, nhưng tôi đánh trước. Nào G.G đâu, nằm xuống. 陳庭協 08:28, ngày 07 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bị đòn thích lắm hay sao mà cứ đòi hoài vậy ta...陳庭協 07:26, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Trang Tử sửa

Nhờ Trần Đình Hiệp sửa giùm:

  • Chú thích (1-6)
  • Liên kết ngoài
  • Liên kết trong bài
  • Bổ sung hình chân dung Trang Tử (nếu có).

G không có ý kiến gì thêm. G.G 04:23, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tại sao tên Trang Tử được viết đậm mỗi khi xuất hiện vậy? Nguyễn Hữu Dng 04:26, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đã sửa. 陳庭協 04:31, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

G sửa làm mất rất nhiều định dạng và liên kết (xem [1]), có vẻ như do select & copy trực tiếp trên trang web. Tôi đã khôi phục một phần. Vui lòng lưu ý khi sửa đổi, tránh de-wikify như vậy :-) Avia (thảo luận) 07:53, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tử hay tử? sửa

Cho tôi hỏi vì lý do gì mà chữ "tử" trong Trang tử lại viết chữ thường không? Tôi toàn thấy sách viết chữ in. Tân (trả lời) 06:02, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tử có nghĩa là thầy, ta nói "gặp thầy Giản", "thầy Nguyễn" chứ không gọi gặp Thầy Giản bao giờ, cách bính âm của người TQ cũng thể hiện rõ: Laozi, Gui Guzi, không phải Lao Zi, Gui Gu Zi. Sách nào viết hoa cũng châm chước được, nhưng tự điển thì phải viết đúng Xiaoao (thảo luận) 06:05, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Xiaoao đã giải thích. Tân (trả lời) 06:14, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xiaoao so sánh với cách viết hoa bính âm là không thích hợp. Ví dụ,

  • bính âm: Bó Jūyì / Bái Jūyì
  • Wade-Giles: Po Chü-i / Pai Chü-i

tiếng Việt viết là Bạch Cư Dị (cũng có thể hồi xưa viết Bạch Cư-dị, nhưng bây giờ chắc chắn không viết như thế nữa.) Avia (thảo luận) 02:12, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chữ Hán Pin Yin 拼音 có thể viết liền PinYin có âm việt là "Phanh Âm" chứ không phải "Bính Âm." Mong bà con viết và đọc cho đúng.

Phanh Âm là một kiểu viết âm của chữ mà xài các chữ cái La tinh. Trước kia cũng có vài kiểu phanh âm thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng kiểu mới bây giờ khoa học hơn, và được nhiều người nước ngoài thích xài. Xưa hơn nữa, còn có lối viết âm của chữ bằng các dấu viết bằng bút lông để ghép vần đọc những chữ Hán trong tự điển.

Mấy năm gần đây có phong trào viết liền những phanh âm của một từ ghép vào với nhau. Lối này cũng được nhiều người thích, nhưng không hẳn là một lối được chính thức tiêu chuẩn trong ngôn ngữ Trung Hoa, hay các trường đại học, hay trường phổ thông, hay bộ giáo dục Trung Quốc quy định.

Chữ Hán là những chữ rời, không thể dính liền. Những từ ghép của tiếng Hán cũng là những chữ Hán riêng lẻ ghép lại. Vì vậy, phanh âm có thể tuỳ thích mà ghép cho dính liền với nhau khi mình biết chắc từ ghép của chúng, nhưng cứ viết rời ra cũng không sai.Trần Anh Mỹ (thảo luận) 00:49, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phản đối việc đổi tên bài sửa

Trang Tử đã bị đổi thành Trang tử bởi Xiaoao cho rằng: "tử có nghĩa là thầy" (danh từ chung), Xiaoao cũng đưa một số ví dụ về "thầy Giản", "thầy Nguyễn" để minh họa, theo tôi là không đúng, bởi trong trường hợp này "Trang Tử" đã được mọi người Việt sử dụng-công nhận như là một danh từ riêng. Bằng chứng: các từ điển, sách báo khi viết về nhân vật này đều thể hiện điều đó.

Ngoài ra, chiếu theo mức độ phổ biến của cách dùng, bất kể đúng sai, wiki đều lấy đó làm tên chính của bài. Vậy không nên chiết tự để suy ra cách viết đúng sai mà nên theo mức độ phổ biến của ngôn ngữ để có tên bài chính thức.

Đây cũng là thảo luận chống tất cả các đổi thay khác nếu đã, đang hay sẽ đổi tên loạt bài về: Trang Tử; Mạnh Tử, Lão Tử...Lưu Ly (thảo luận) 06:44, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trích bài Zhuangzi Zhuangzi (traditional Chinese: 莊子; simplified Chinese: 庄子; pinyin: Zhuāng Zǐ; Wade-Giles: Chuang Tzŭ), nghĩa là có thể viết Zhuangzi hay Zhuang Zi. Quan trọng ở đây là khi biểu thị sự kính trọng và coi là danh từ riêng thì phải viết hoa. 203.160.1.59 (thảo luận) 08:55, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

WIKI "Bất kể đúng sai" ? sửa

Bạn Lưu Ly mở đầu bằng "Trang Tử bị đổi thành Trang tử", chữ "bị" ám chỉ tôi làm ác. Song đọc thảo luận của bạn thì thấy không thiếu những ác khẩu, ác ý, không phải đối với tôi mà đối với nền học thuật của nước nhà.
Thật ra nói về sự kính trọng thì gọi "Trang tử" còn "kính trọng" hơn "Trang Tử", vì gọi "Trang tử" người ta hiểu ngay cái nghĩa thân thiết là "thầy Trang", còn "Trang Tử" chỉ là cách gọi tên sáo rỗng, vô cảm, chưa kể nó là cách gọi sai, sai thì tôi đã nói sơ ở trên rồi và bạn Lưu Ly cũng đã hiểu ý tôi.
Chúng ta vẫn thấy nhiều người gọi "Trang Tử", song nhiều sách nghiên cứu về ông thì lại gọi rất đàng hoàng: Trang tử. Như cuốn Trang tử - Nam Hoa kinh của Nguyễn Hiến Lê chẳng hạn, không những gọi đàng hoàng mà ông ta còn phân tích tại sao gọi như thế. Như vậy mới đúng là lương tâm của người viết. Bạn Lưu Ly nói nên gọi "theo sự phổ biến" chứ "không cần đúng hay sai", như vậy tôi rất lấy làm sợ. Điều này có thể khiến người ta mất cảm tình với wiki. Trước nay tôi nghĩ rằng nơi đây là nơi ghi nhận cái đúng đắn, dù nó có bị ít người công nhận đi nữa: đôi khi người ta tìm đến wiki như là vật "trong" duy nhất giữa "đời đục". Như vậy mới quý. Chứ "Sông Tương nước đục pha sa, thì ta cúi xuống để mà rửa chân"... đối với 1 cuốn gọi là "tự điển bách khoa", thì xin lỗi, phải gọi là tầm thường chứ chẳng được thanh cao như đối với 1 ông già câu cá
Thảo luận của Lưu Ly không đủ sức để "chống" tất cả những thay đổi khác. Nó không có lập luận mà chỉ có loạn luận. Nhất là về sự khẳng định "mọi" người đều dùng "Trang Tử" trong khi tôi có thể chỉ ra ít nhất là 3 học giả dùng "Trang tử": Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Ngọc và Giản Chi, trong đó Nguyễn Hiến Lê - nhà viết sách nghiêm túc có hạng tại Việt Nam - là người có sự giải thích rành rọt về cách dùng của mình.
Cuối cùng, tôi xin nói rằng chuyện gọi tên này không quan trọng lắm, nó thuộc về trách nhiệm của người làm. Tôi đã sửa 1 cách thủ công thể loại "học sinh Trường Bưởi" thành "học sinh trường Bưởi" vì cảm thấy khó chịu, giống như bài này vậy. Theo tôi những chuyện dễ hiểu thì không cần thảo luận nhiều, và nếu anh Lưu Ly cứ "bất kể đúng sai" thì tôi cũng đành chịu, giống như giờ ai sửa "học sinh trường Bưởi" lại thành "học sinh Trường Bưởi", cũng chịu thôi. Thảo luận của tôi dừng ở đây và tôi không nói thêm nữa. Xiaoao (thảo luận) 20:08, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy giải thích của Xiaoao có lý. Vấn đề mà Xiaoao đưa ra tôi cũng thấy ở nhiều bài khác, ví dụ các bài về các tông phái Phật giáo. User:Baodo không viết hoa chữ "tông" ở cuối tên tông phái (ví dụ Tịnh độ tông), nhưng nhiều văn bản khác lại viết.
Nhưng tôi có thắc mắc này. Rất nhiều văn bản viết hoa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Clinton, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Wikipedia thì lúc viết hoa lúc không, tôi thấy nhưng không biết nên sửa theo đằng nào. Thế nào là đúng? viết hoa hay không viết hoa.
Rồi tôi cũng thắc mắc: vậy "sông Trường Giang" đúng hay "sông Trường giang" đúng? (hơi buồn cười vì đã sông lại còn giang, nhưng không thể viết "sông Trường"). Và "công cha như núi Thái Sơn" hay "công cha như núi Thái sơn"?
Tmct (thảo luận) 21:47, ngày 25 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng sai sửa

Xiaoao đổi tên với lý do tử viết thường mới đúng vì không phải là tên --> xét vấn đề: đúng hay sai

Lưu Ly đổi tên với lý do Trang Tử đã thành danh từ riêng trong tiếng Việt --> xét vấn đề: phổ biến hay không

Trong tiếng Việt, tồn tại các kiểu viết sau: TRANG TỬ; Trang-tử; Trang Tử; Trang tử (có thể còn nữa)

Tôi đã hồ đồ khi dùng chú "mọi" (dù biết trước là không phải thế).

Xiaoao đưa ra 3 học giả dùng "Trang tử", tôi hoặc ai đó cũng có thể đưa ra nhiều hơn 3 tác giả dùng "Trang Tử".

Không cực đoan: đó là tiêu chí để thảo luận. Tôi đưa ra vài ví dụ cách dùng mà không phải là chỉ do một tác giả để có sự nhìn khách quan hơn-trang này đã có sự thống nhất cách viết của nhóm biên soạn. Ngoài ra còn có Từ điển Hán Việt- Hán ngữ cổ đại và hiện đại, tác giả: Trần Văn Chánh, NXB Trẻ năm 2005, quyển này có định nghĩa phân biệt 2 khái niệm 莊子: "trang tử" và "Trang Tử" .

Tôi không cho rằng viết "Trang tử" là sai, nhưng tôi cho rằng hiện "Trang Tử" được viết nhiều hơn do đó lấy nó làm tên chính của bài. Cái "bất kể đúng sai" của tôi theo ý đó, chứ không tiêu cực như Xiaoao có thể nghĩ đến.

Tiếng Hán, 庄子 có hơn 2 nghĩa:

  • trang tử: làng, làng mạc, thôn xóm
  • Trang Tử: nhà triết học Trung Quốc thời Chiến quốc

Tiếng Anh viết rất "khôn" Zhuangzi Zhuangzi (traditional Chinese: 莊子; simplified Chinese: 庄子; pinyin: Zhuāng Zǐ; Wade-Giles: Chuang Tzŭ). Như thế hoặc viết Zhuangzi (tiếng Việt xưa viết Trang-tử) hay Zhuang Zi (Trang Tử), nhưng dấu "-" trong tiếng Việt nay lại ít được dùng.

Tản mạn: cũng là Nguyễn Hiến Lê[2], bìa sách của ông

Lưu Ly (thảo luận) 01:49, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC) Nguồn: http://www.thammyhoc.com/Trả lời

Ừm, Ông Nguyễn Hiến Lê không chịu trách nhiệm cho chữ Tử viết hoa được. Vì viết hoa hay không là do người chế bản và người biên tập ở nhà xuất bản làm, mà mấy bác này thì quyền to hơn tác giả. Tmct (thảo luận) 11:51, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trường hợp này chỉ có bác họa sĩ chịu trách nhiệm viết hoa, Tmct à. Trong ruột, chữ "tử" vẫn viết thường. Avia (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu nói Wiki gọi theo tên phổ biến nhất "bất kể đúng sai" thì tôi phản đối. Trừ phi cái tên đúng đã thật sự "chết" rồi thì đành chịu. Nhưng trường hợp này, ngày trước viết Trang tử, bây giờ thường viết Trang Tử, tôi nghĩ không phải là sai, chẳng qua tập quán viết hoa trong tiếng Việt đã thay đổi. Các bản Trang Tử tái bản gần đây (Nhượng Tống, Nguyễn Hiến Lê) đều viết hoa như vậy. Đạo Đức Kinh do Phan Ngọc dịch cũng ghi Lão Tử, Hàn Phi Tử cũng vậy. Avia (thảo luận) 02:30, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin lỗi vì hồi sáng viết vội nên không chính xác. Xem kỹ lại thì thế này:

  • Nam Hoa kinh của Nguyễn Duy Cần (Sài Gòn 1962) viết Trang-tử.
  • Nam Hoa kinh của Nguyễn Hiến Lê (Hà Nội 1994) vẫn viết Trang tử (chỉ có bìa và gáy sách là Trang Tử)
  • Nam Hoa kinh của Nhượng Tống (tái bản, Hà Nội 2001) chỉ gọi là thầy Trang hoặc Trang. Trang Tử là trong phần ghi chú của Vương Trí Nhàn (dĩ nhiên phần này viết năm 2001).
  • Đại cương triết học sử Trung Quốc (bản dịch Nguyễn Văn Dương, tái bản 1999) viết Trang tử (trang 116-128), đối với các vị thầy khác cũng viết "tử".
  • Phan Ngọc viết Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, (Sử ký Tư Mã Thiên, Hà Nội 1988).
    • Thêm: cũng Phan Ngọc, dịch cuốn Triết học Trung Hoa lại viết Khổng tử, Lão tử, Trang tử. Vậy là các bác nghiên cứu vẫn viết thường chữ "tử".02:16, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)

Avia (thảo luận) 08:01, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời


Trích Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Cách viết tên riêng Việt Nam
1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

  • Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người...

II. Cách viết tên riêng nước ngoài
1. Tên người, tên địa lí:
1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

Trích Quy tắc chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài đã được áp dụng trên Bách khoa toàn thư Việt Nam

4.1. Viết hoa tên người:

  • Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu, ...đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv.

Lưu Ly (thảo luận) 05:19, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu quyết sửa

Tôi thấy thảo luận trên cũng khá dài và có nhiều lập luận vững chắc về lập trường của riêng mình, giờ là lúc cần biểu quyết để thống nhất cách làm việc, âu cũng là nguyên tắc đồng thuận của Wikipedia, không nên để lỡ rồi kệ nó. Mời bỏ phiếu tại Wikipedia:Biểu quyết#Đang biểu quyết. Tân (trả lời) 08:39, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã kết thúc với kết quả: viết hoa chữ Tử [3]. Avia (thảo luận) 03:08, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ra là có cuộc biểu quyết này. Tôi thì quên cả cuộc thảo luận. Nhưng cũng nhắc thêm là bạn Lưu Ly không cần phải đưa ra bất kỳ dẫn chứng nào về bìa sách Nguyễn Hiến Lê viết Tử hay tử, vì như tôi đã nói, ông Nguyễn đã giải thích vì sao mình viết thường chữ "tử". Còn một số người nói gọi "Trang Tử" nghe kính trọng hơn, nhưng tôi lại cảm thấy không cần phải kính trọng cái quái gì về 1 người một khi mà mình muốn tìm hiểu nghiêm túc hay phân tích về họ, ví dụ gọi là ông Hồ Chí Minh chứ chẳng cần phải gọi là ngài Hồ Chí Minh khi viết về ông ta, đó là đặt cái khách quan cái chính xác lên hàng đầu. Cái điều tôi từng muốn bảo vệ khi thảo luận ở đây là không muốn người ta nhìn chữ "Trang Tử" lại tưởng ông ấy họ "Trang" tên "Tử" - nói nhiều mà mục đích chỉ đơn giản là vậy, cũng như các bạn đã phân tích rất tinh vi phức tạp chi chi đó thì cuối cùng rút lại cũng chỉ có 1 lý lẽ rất rành rành: vi wiki lựa chọn số lượng thay vì chất lượng. Tôi cũng theo ông bà mình, nhập gia tùy tục, chỉ thỉnh thoảng hê lên 1 tiếng đỡ buồn chứ chả ham bận rộn làm chi. Xiaoao (thảo luận) 19:04, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vừa đọc cái link trên của Lưu Ly, thấy thảo luận của mình hơi thừa. Giá mà bạn Lưu Ly đưa ra cái đó từ đầu thì đỡ phải biểu quyết này nọ. Theo lý thì không nên tin vào "sách" hay "luật" hay "số đông" một khi lý lẽ của mình có thể đứng vững, nhưng như vậy thì phải là người chịu chơi gay cấn mới dám, trong trường hợp nhàm chán này, tôi rút lui. Xiaoao (thảo luận) 19:20, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Trang Tử”.