Thảo luận:Truyện Kiều/Lưu 1

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Aihuunhatrang trong đề tài Hình gì thế

Untitled sửa

"...Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân TỘC.

Ở TRUYỆN KIỀU, NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN NGỮ BÌNH DÂN đã kết hợp với nhau ..."

Vì lý do gì mà ở đoạn trên có nhiều chữ viết hoa?

Mekong Bluesman

Nhằm mục đích nhấn mạnh thôi Mekong Bluesman à. Một trong những chức năng của việc viết chữ hoa là cường điệu hoá mà. NOB 07:20, 6 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi đã sửa bài này cho bớt tính chất chủ quan nhưng vẫn chưa hoàn toàn hài lòng - phần giới thiệu vẫn còn đọc như một bài luận (essay) của học sinh trung học. Các thành viên khác nên giúp. Có thể đoạn cuối (last paragraph) của phần giới thiệu nên được bỏ đi. Mekong Bluesman 13:21, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đã viết lại gần như hoàn toàn bài viết này. Điều này có thể làm cho một số nhà văn ko hài lòng nhưng theo tôi nó mang tính bách khoa và chứa đựng thông tin hơn. Xin mọi ng cho ý kiến. Vietbio 15:11, ngày 10 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi thấy phần trích dẫn truyện Kiều với đoạn mở đầu truyện dài quá, mà những tâm tư, tình cảm của nhân vật chính (Thuý Kiều) thì không có ở đoạn này. Có nên cắt bớt đi để bổ sung các đoạn thơ thể hiện "nội tâm" của Thuý Kiều trong những phen lưu lạc đồng thời thể hiện quan điểm của Nguyễn Du về chữ "tâm" hơn không ? Casablanca1911 09:48, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nên hạn chế viết lại những câu thơ trong Truyện Kiều (chỉ nêu một vài câu tiêu biểu), ta nên chú trọng và nội dung hơn. Đọc bài này bây giờ thì tôi chả biết Truyện Kiều có nội dung ra sao... Nguyễn Hữu Dng 15:44, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nội dung thì bạn đọc bên bài Kim Vân Kiều. Bài này của Trung Quốc vốn không hề nổi tiếng gì, nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Du thì bài đã trở nên nổi tiếng. Nội dung chính thì vẫn thế (vài chi tiết hơi khác), môtif này cũng có nhiều ở các tác phẩm khác. Nhưng điểm chính đã làm Truyện Kiều nổi tiếng trên thế giới là nội dung đó đã được chuyển sang dạng thơ và cách sử dụng vốn từ chữ Nôm rất chuẩn xác. Các câu thơ rất nên cho vào bài này. Cũng như các tác phẩm thơ khác, nếu để ý đến nội dung thì chắc chẳng có gì đáng nói, mà chủ yếu là ngôn từ và tứ thơ. Casablanca1911 15:55, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bài viết này nên có thể hiểu được khi nó đứng độc lập, không cần phải đọc bài khác. Tôi đồng ý nên nói về thơ văn vì đây là một phần quan trọng của tác phẩm, nhưng mà bài bách khoa về một bài thơ mà không nhắc gì về đến nội dung thì thật là không ổn. Nguyễn Hữu Dng 15:59, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Okie, chắc sẽ có người cho vào, nhưng mà trên Wiki mới chỉ thấy mọi người cho nội dung phim hay truyện, còn nội dung bài hát, nội dung bài thơ thì hình như không thấy mấy. Casablanca1911 16:02, ngày 9 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu mỗi câu thơ đều có số để tiện tra cứu thì hay quá. Nguyễn Hữu Dng 07:18, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có thêm số thì đơn giản, nhưng tôi không hiểu là tra cứu gì ? Casablanca1911 07:22, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tra cứu câu trước, câu sau...Nguyễn Hữu Dng 07:25, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

À, nếu chỉ có thế thì xem theo các đoạn đã được chia nhỏ trong trang này, đã được cho link trong phần xem thêm. Casablanca1911 07:29, ngày 10 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thúy Nga sửa

Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Thúy Nga là ai vậy? Nguyễn Hữu Dng 20:43, 23 tháng 8 2006 (UTC) Chắc là Hai Dang Quang viết nhầm từ Thúy Vân thành Thúy Nga. Casablanca1911 00:16, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Hình gì thế sửa

Hình đầu tiên kinh dị quá, ai có thể đổi bằng tranh bút lông được ko ? Hai người đó nhìn hoài ko ngờ ra Vân Kiều gì cả Quycuocthat 13:31, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

  • Để tui edit = Photoshop xem sao.stunvn

Xin nhắc lại lời thỉnh cầu! nhìn cái hình này tôi buồn quá, thà không có còn hơn Quycuocthat 06:35, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Rà chuột vào tấm hình thì thấy đây là hình Thúy Kiêu và Thúy Nga, có lẽ là chị em của tác giả tấm hình ? Tôi thắc mắc rằng ai đã nghĩ gì mà lại sửa thành Thúy Kiều và Thúy Vân rồi bỏ vô một cách gượng ép ?
Tôi nghĩ Thúy Kiều và Thúy Vân là bịa, không cần bỏ hình hoặc nếu có bỏ hình thì nên bỏ những hình nổi tiếng của những họa sĩ vẽ bằng cọ..Dù gì đi nữa cũng không nên làm bậy tới mức đem hình chị em hay cô mợ của mình lên đây, rồi sửa tên lại mà hô đó là "Nhị Kiều", mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười của Vương ông hay Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Du được. Quycuocthat 09:44, ngày 26 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình ấy xấu xí thật 203.162.3.157 11:29, ngày 17 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình thì xấu mà đoạn đầu toàn bắt đầu bằng chữ "Truyện Kiều là" 58.186.175.107 06:04, ngày 18 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngày 4/1/2008 Mời quí cụ đọc bài này:

== Nguyễn Du, nỗi oan thời đại. == Nguyễn Cường.

Lịch sử Việt cho đến hôm nay, do bởi hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn nhiều mặt, nên vẫn có những chữ “Ngờ” còn vương vấn, chưa được giải thích một cách thỏa đáng bởi các nhà nghiên cứu hay sử gia. Chẳng hạn vua Quang Trung chết vì lý do gì, bị bệnh nan y như ung thư, bị đầu độc, hay bị đứt mạch máu não? Cựu hoàng Bảo Đại vừa qua đời cách đây vài năm, là con ruột hay con nuôi của Vua Khải Định? v.v. Va,ø trong các mối ngờ còn lại của Văn học sử, có một “Bất ngờ” khá lớn có thể làm thất vọng nhiều người, nếu được chứng minh và đa số nhìn nhận là đúng: Thi hào Nguyễn Du có thể không phải là tác giả chính của “Đoạn Trường Tân Thanh”(ĐTTT) hay truyện Kiều!. Thật sự, thắc mắc vừa nói trên đã theo đuổi người viết một thời gian khá lâu, dựa vào một vài sự kiện “đáng chú ý” từ những bài khảo luận viết về Nguyễn Du và truyện Kiều. Nhưng mới đây, may mắn tình cờ đưa đến gặp bộ sách 2 cuốn “Nguyễn Du, thơ chữ Hán” (1), được soạn thảo khá công phu và kỷ lưởng của tác giả Chi Điền Hoàng Duy Từ, thì người viết không còn hoài nghi gì nữa, vì tin rằng đã có những dữ kiện cụ thể chứng minh được. Dù vậy, để tránh những hiểu lầm do bởi bài viết này, thiển nghĩ dù có hay không có ĐTTT, chỉ hai bộ Thanh Hiên Thư Tập và Nam Trung Tập Ngâm cùng với một số các sáng tác khác, Nguyễn Du vẫn xứng đáng là một thi hào bậc nhất của nền thi ca cổ điển. Vì cho đến đầu thế kỷ 19, ít có nhà thơ Việt nào trước đó, nếu không nói là chưa có, đã sáng tác thơ nhiều như vậy. Trong tinh thần đi tìm sự thật cho những thắc mắc vừa nói, người viết hy vọng sẽ đón nhận được những đóng góp ý kiến và phê bình từ quý đọc giả khắp nơi, nhằm làm cho sáng tỏ thêm một vấn nạn trong nền văn học sử nước Việt. Trước hết, để tiện cho đọc giả theo dõi sự việc, xin tóm lược vắn tắt những nét chính về cuộc đời của Thi hào Nguyển Du:

  • 1765: Ông sinh tại Thăng Long (Hà nội), nhưng dòng họ gốc chính vốn ở Hà Tỉnh. Cha ông là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm quan võ đến chức Tể Tướng dưới triều vua Lê bị chúa Trịnh lấn quyền.
  • 1774: Năm 9 tuổi, cha ông đi đánh trận đàng trong bị bệnh rồi mất, 3 năm sau mẹ ông qua đời. Ông về sống với người anh lớn Nguyển Khản cũng làm quan lớn dưới triều Lê.
  • 1783: Thi Hương nhưng chỉ đậu tới tam trường (Tú Tài). Có sách nói ông được miễn thi (1).
  • 1784: Được bổ làm “Chánh Thủ Hiệu” Thái Nguyên, một chức quan Võ nhỏ ở địa phương.
  • 1789: Hoàng Đế Quang Trung đại thắng quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy qua Trung Hoa. Nhà Lê mất ngôi luôn. Nguyễn Du phải chạy về quê vợ để lánh nạn ở Quỳnh Côi, Thái Bình.

-1796: Sau khi âm mưu chống Tây Sơn của anh em ông thất bại hoàn toàn, ông đã “vượt biên” tính vào Nam đầu quân với chúa Nguyễn, nhưng bị bắt lại và giam giữ có mấy tháng, vì nhờ quan Tây Sơn nể tình anh và mến tài của ông. Trong khoảng từ 1789, Nguyễn Du có gián tiếp (1)tham gia vào tổ chức chống Tây Sơn để khôi phục nhà Lê, nhưng thất bại. Anh ông là Nguyễn Quỳnh bị Tây Sơn bắt giết năm 1791. Nhưng đồng thời, một người anh khác là Nguyễn Nễ lại hợp tác với Tây Sơn (có thể mục đích là làm nội gián cho kế hoạch chung, vì chẳng có lý gì khi hai em mình làm khác chí hướng, mà ông em là Nguyễn Du cứ lại thăm ông anh hoài!?), được thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ sau khi đi sứ Trung Hoa về 1792.Về sau lại xảy ra giống y hệt cho Nguyễn Du.

  • 1802: Vua Gia Long thống nhất đất nước. Ông “bị” triệu ra làm quan ở Bắc Hà.

-1804: Được thuyên chuyển về Kinh đô Huế, nhưng ông xin về nghỉ bệnh. -1806: Được “mời” ra làm quan lại, thăng Đông Các Đại Học Sĩ. -1808: Xin về nghĩ được vài tháng lại “bị” kêu ra làm Bố Chánh tỉnh Quảng Bình. -1813: Thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ, làm chánh sứ đi Trung Hoa. -1814: Về nước, xin nghỉ bệnh cho đến cuối năm thì có chỉ triệu về Kinh. -1815: Thăng chức Hữu Tham Tri bộ Lễ. -1816: Vụ án Nguyễn Văn Thuyên con của Đại Thần Nguyễn Văn Thành xảy ra làm rung động triều đình. Dù bị liên hệ gia đình với thầy dạy học của Thuyên, nhưng nhờ có thi tài nổi tiếng và chức vụ của ông cũng chẳng có quyền hành gì, nên không sao. -1820: Sắp đi sứ lần thứ hai thì ông bị lây bệnh Dịch tả rồi mất. Lần lượt đưa ra những sự kiện sau đây, người viết sẽ trình bày và phân tích một số các yếu tố đáng ngờ nhất. Trước hết là thời gian: Nguyễn Du cùng đoàn tùy tùng khởi hành từ Huế vào đầu năm 1813, và trở về vào cuối tháng 3, 1814, vỏn vẹn chỉ có khoảng 15 tháng. Tính ra, không kể những buổi tiệc tùng chiêu đãi, yết kiến vua quan nhà Thanh, thời gian còn lại quá ngắn để có thể sáng tác cả mấy ngàn câu thơ cho truyện Kiều. Vả lại, điều đáng chú ý là trong thời gian nầy, Nguyển Du chỉ thích chú trọng vào việc sáng tác nhiều các bài thơ bằng Hán văn theo thể thất ngôn bát cú(7 chữ, 8 câu). Những bài thơ này có nội dung tả cảnh, và nói về những nhận xét cùng cảm tưởng của ông khi ghé thăm một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trên đường đi vào Trung Quốc. Có vào khoảng 131(?) bài hay ít hơn (**) gom lại đặt chung dưới tên là “Bắc Hành Tạp Lục”. Đến đây có thể “tạm” kết luận, Nguyễn Du không thể soạn ĐTTT, dù chỉ một phần nhỏ, trong thời gian đi sứ. Nguyễn Du cũng không thể soạn Kiều trước khi đi sứ, vì trước đó ông chưa hề thấy hay được đọc “Thanh Tâm Tài Nhân”, thì ông lấy cốt truyện ở đâu ra mà sáng tác? Các nhà nghiên cứu về Nguyễn Du (5) đều đồng ý xuất xứ của truyện Kiều có nguồn gốc nguyên thủy từ cuốn “Ngu Sơ Tân Chí” do Dư Hoài sáng tác vào thời nhà Minh. Sau đó Thanh Tâm Tài Nhân viết thành truyện văn “Kim Vân Kiều” trong tập “Phong tình cổ lục”, và được nổi tiếng nhờ Kim Thánh Thán đời Khang Hy nhà Thanh chú giải phê bình. Nội dung của ĐTTT thì lại giống bộ KimVân Kiều truyện gần như hoàn toàn từ đầu đến cuối! Vậy nếu hiểu đúng như Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (ĐNCBLT) viết: “Ông có tài làm thơ, nhất là thơ Nôm, khi đi sứ về có tập thơ Bắc Hành và truyện Thúy Kiều để lại cho đời” (Vưu trường ư thi, thiên quốc âm, Thanh sứ hoàn dĩ Bắc Hành Thi Tập cập Thúy Kiều Truyện hành thế. (5)) Thì chắc là Nguyễn Du chỉ có thể làm truyện Kiều sau khi đi sứ về.

Theo một tài liệu khác mà người viết đã đọc khá lâu rồi nên không nhớ xuất xứ. Sau khi đi sứ về, Nguyễn Du có dâng lên vua Gia long hai tác phẩm đã nói trên. Vua xem qua có khen truyện Kiều hay, nhưng vì nội dung “không được lành mạnh”, nên không cho in ra, mà truyền chỉ cho bỏ vào trong “Tàng Kinh Các”, chổ chứa sách vở quí thư, một loại thư viện của hoàng gia. Vài chi tiết khác cần nói thêm ở đây, cả hai tác phẩm vì nhờ dâng lên vua và được bảo quản bởi thư viện triều đình, nên được các quan ghi chép rõ ràng đầy đủ trong danh mục thư tịch, ngày tháng cùng danh tính của người dâng sách. Nhờ thế nên sau này khi các quan soạn bộ ĐNCBLT (2) chỉ dựa vào tài liệu chính thức của thư viện để viết, mà không biết hay không thấy nói đến các sáng tác khác của Nguyễn Du (?). 

Vào khoảng đầu năm 1816, vụ án Nguyễn Văn Thuyên xảy ra đã gián tiếp ảnh hưởng đến tinh thần Nguyễn Du rất nhiều. Anh rễ của ông sau bị “xử trảm giam hậu” vì là thày dạy học của Nguyển Văn Thuyên. Từ đó, Nguyễn Du trở thành ông quan bị nghi ngờ và tự cô lập trong đám quan đồng liêu, ít nói nhất trong triều đến nỗi bị nhà vua trách khéo. Theo ĐNCBLT (2) có ghi chép một cách thiếu thiện cảm về ông như sau: “Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến sợ hãi như không nói được....Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí. Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duổi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng: “Tốt”, nói xong thì chết....”. Như vậy thì chắc chắn rằng Nguyễn Du không còn có lòng nào mà đi “dâng sách” sau 1815 được. Thêm vào, một yếu tố tâm lý chính cần để ý ở đây là khi dâng lên Vua tập thơ “Bắc Hành”, Nguyễn Du cũng muốn cho đình thần thấy rõ những nơi chốn ông đã đi sứ qua, coi như gián tiếp kể ra công trạng của mình. Vậy thì không có lý gì phải chờ đến hai ba năm sau mới đem ra trình làng, nếu không phải là ông đã dâng sách liền ngay sau khi về, hay chậm lắm cũng trong thời gian được thăng chức, 1815. Dựa vào các chi tiết đã nêu ra, yếu tố thời gian ở đây cho phép kết luận là Nguyễn Du chỉ có thể làm truyện Kiều và dâng lên vua cùng một lần với tập thơ “Bắc Hành“, trong khoảng năm 1815. Đi từ suy luận trên thì cái ngờ lại càng lớn, khi khó mà tin rằng Nguyễn Du có thể soạn một tuyệt tác phẩm thi ca gồm 3254 câu trong một thời gian kỷ lục khoảng hơn 6 tháng xin nghĩ bệnh! (Theo tài liệu đã dẫn (1), sau khi đi sứ về, ông cáo bệnh xin nghĩ cho đến hết năm 1814 mới trở lại Huế và được vua thăng lên chức Hữu tham tri bộ Lễ.) Để cho rỏ ràng hơn, sau khi tổng kết lại những sự kiện nêu trên, thử đi sâu vào chi tiết để xét lại toàn bộ sự nghiệp thơ của Nguyễn Du, dựa vào tài liệu đã dẫn của tác giả HDT, và đây mới chính là yếu tố quan trọng, trong bản tóm tắt sau: Nguyễn Du:1765/năm sinh.Thời làm thơ: Tổng cộngSố bài thơĐã làm: Số thơ làmTrung bìnhmỗi năm TuổiĐời Ghi chú: Thanh HiênThư Tập (THTT) Nam Trung Tạp Ngâm (NTTN) Bắc Hành Tạp Lục (BHTL) 1786 – 1796 27 2.7 31 THTT. Khi lẫn trốn ở quê vợ tại Thái Bình. 1796 – 1802 33 5.5 37 THTT. Về ẩn ở quê nhà bên núi Hồng Lĩnh. 1802 – 1804 18 9.0 39 THTT. Ra làm quan với triều Gia Long. 1804 – 1813 39 4.3 48 NTTN. Làm quan ở Trung và Kinh Đô Huế. 2/1813 - 3/1814 131* > 100.0 49 BHTL. Đi sứ Trung Hoa.


46** > 40.0 49 BHTL.Từ thư viện gia đình họ Cao-Xuân

1814 - 1816 406*** > 200.0 51 Giai đoạn có thể làm truyện Kiều. Giả sử 1 1814 - 1819 406*** > 80.0 51 Giai đoạn có thể làm truyện Kiều. Giả sử 2

  • Tác giả Hoàng Duy Từ (HDT) không nói rõ chi tiết số bài thơ trong BHTL đã sưu tầm từ đâu.
    • Tài liệu từ tủ sách của gia đình Cao-Xuân chỉ có 46 bài cho BHTL.
      • Để có một sự so sánh, người viết giả sử thời gian làm một bài thơ Hán (8 câu 7 chữ) cũng bằng với bài thơ Nôm lục bát (6 - 8) có 8 câu. Đem 3254 / 8 » 406. Coi như ĐTTT dài tương đương với 406 bài thơ Hán theo thể 7 chữ 8 câu.

Suy từ các dữ kiện vừa tóm lược trên, ngừơi viết xin đưa ra những nhận xét sau đây: - Suốt cả đời thi hào Nguyễn Du chỉ chuyên sáng tác thơ Hán mãi cho đến năm 49 tuổi, chỉ trừ bài “Văn tế Thập Loại Chúng Sinh”, và 2 bài “Thác Lời Trai Phường Nón”, “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu” (9). Tuy nhiên, 2 bài sau không thấy được phổ biến rộng rải, và còn có những điểm ngờ về tác giả, sẽ được giải thích sau. Do đó, nếu quả thực Nguyễn Du làm được hơn mấy ngàn câu thơ Nôm theo thể “Lục bát” (6 – 8) tuyệt hay như vậy, thì ít ra ông cũng có dịp “ứng khẩu” hay sáng tác ít nhất một vài, nếu không là vài chục bài thơ ngắn chữ Nôm cùng thể (6 – 8), chưa nói đến chuyện hay, hay dở. Đằng này, mỗi khi cảm hứng làm thơ, dù là khi đi ngang thành Thăng Long, chợt nhớ lại người ca kỷ năm xưa, ông vẫn ứng khẩu dùng thơ Hán theo thể Đường luật!. Cho thấy “Sở trường” của Nguyễn Du phải là Thơ Hán 7 chữ, không phải thơ Nôm. - Nếu xét về nhịp độ sáng tác tóm lược trong bản trên, thì chẳng còn ngờ gì nưã! Thời còn trẻ mới làm thơ, Nguyễn Du làm trung bình 2.7 bài mỗi năm. Càng lớn và càng có kinh nghiệm, thì số bài tăng dần cho tới 9 bài mỗi năm vào khoảng tuổi 39, tuổi sung mãn và cao điểm nhất của đời người. Bắt đầu từ 40 tới 48, số bài sáng tác giảm xuống còn 4.3 mỗi năm, rất là bình thường cho tuổi sắp về chiều ở thời đại của ông. Vậy mà chỉ trong vòng 2 đến 3 năm từ lúc đi sứ rồi về, nhịp độ sáng tác của ông trở thành “bất thường”, tăng lên gấp 10 hay 20 lần một cách đáng ngờ, cho dù trong bản tóm lược trên người viết có phổng tính luôn đến cả trường hợp nhầm lẫn về số lượng bài do chính ông sáng tác, cũng như về thời gian!.

Riêng cho tập thơ Bắc Hành Tạp Lục, xin dẫn chứng một vài hiện tượng tiêu biểu chung cho việc “nhầm lẫn” về tác giả, rồi từ đó có thể suy ra cho truyện Kiều: 1) Một số không ít bài chắc chắn là do anh em hay bà con của dòng họ Nguyễn Du làm. Thời đó ai đã là nho sinh hay bậc khoa bảng đều phải biết làm thơ để đi thi, dù có hay dở, nhiều hay ít. Gia đình ông lại có đến hơn 5 người(kể cả anh rễ) xuất thân khoa hoạn, và riêng người anh tên Nguyễn Nễ đã từng làm chánh sứ cho triều đình Tây Sơn, thì việc sáng tác thơ phú cũng là chuyện tự nhiên. Không ai biết được thời anh ông đi sứ đã làm bao nhiêu bài thơ tả cảnh ở Trung quốc? 2) Năm 1789, một số rất đông bạn đồng liêu với anh em ông chạy sang “tỵ nạn” bên Trung Hoa cùng với vua Lê Chiêu Thống. Anh ông và cũng có thể cả chính ông, vì chậm chân nên không theo kịp, đành ở lại!(Chuyện này dễ hiểu vì cũng bởi sức tiến quân thần tốc như vũ bão của Hoàng Đế Quang Trung vào Bắc hà!). Sự liên lạc với nhau chắc chắn vẫn còn duy trì giữa nhóm theo vua Lê bên Trung Hoa và những người ở lại như anh em ông, trong mưu đồ chống Tây Sơn để khôi phục nhà Lê. Vậy thì khi ông đi sứ năm 1813, làm sao không tìm để thăm lại bạn bè cũ? Xin nhắc lại thêm ở đây, Nhà Thanh phong chức quan Tam Phẩm cho Vua Lê, còn các quan chạy theo vua thì cho tiền và gạo (3). Đa số nếu không xin làm quan nhỏ ở các tỉnh thì cũng lo làm ăn để sống, và có thể lập nghiệp luôn trên đất khách. “Tha hương ngộ cố tri”, thời nào cũng vậy, còn gì quý hơn là đem thơ tặng nhau. Cho nên, nếu những “người đồng hương” của ông có tặng cả trăm bài thơ thì cũng là chuyện thường tình, vì đa số đã sống hơn 20 năm bên Trung Hoa. Xin đưa ra một vài dẫn chứng cho thấy rõ tác giả của những bài thơ sau đây có thể không phải là Nguyễn Du: a) Có hơn một hay nhiều bài cùng nói về một sự tích như “Tương Đàm Điếu tam lư Đại Phu”; “Hoài Âm Hầu Tác(Tích Hàn Tín)”; “Nhạc Vũ Mục Mộ (Mộ Nhạc Phi)”; “Tần Cối Tượng”; Đồng Tước Đài”; v.v. Bình thường nếu là lữ khách đi qua ngắm cảnh làm một bài thơ là quá lắm rồi! Thì giờ đâu mà làm đến 2 bài hay nhiều hơn nữa. Rõ là chuyện không thực tế! b) Bài “Dương Quý Phi Cố Lý (Quê cũ của DQP)”. Tác giả HDT có chú thích là quê của DQP ở tận Thiểm Tây không nằm trong lộ trình của Nguyễn Du, làm sao ông đến thăm?

    Đúng ra thì bạn ông sống ở bên đó mới có thì giờ rảnh rổi để ngao du sơn thủy.

c) Bài “Tương Đàm ...” có câu: “Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương”. Tác giả HDT dịch “ Gió thu lá rụng khắp Nguyên Tương”. Tương Đàm thuộc tỉnh Hồ Nam, cách khoảng 1/3 từ ải Nam Quan đến Bắc Kinh. Dữ kiện cho biết chắc là đoàn đi sứ bắt đầu về khoảng cuối tháng 10/ 1813, do đó đoàn phải tới Bắc Kinh chậm lắm là vào tháng 8, mùa Thu. Vậy thì nếu mùa thu tới rồi mà đoàn của ông chỉ mới đi có 1/3 đường là nghĩa làm sao!? d) Bài “Tố Sơn Đạo Trung” có câu “ Nhật mộ đăng cao bi mạc bi” Tác giả HDT dịch “ Trèo lên núi ngắm chiều tà buồn tênh”. Phái đoàn sứ đông đảo gồng gánh đi cả ngày thì buổi chiều lo kiếm chỗ nghĩ mệt, và với sức khỏe của ông già gần 50, làm gì có chuyện Nguyễn Du bỏ đi chơi một mình, rồi còn tà tà leo núi ngắm cảnh? Họa may là có ông bạn nào đó làm giùm cho. e) Bài “ Hoàng Mai Sơn Thượng Thôn” có mấy câu như “ Sở ưu vô nhất thì......Bạch đầu khứ thử tương an qui” Tác giả HDT dịch “ Suốt năm chẳng phải lo âu......Thì lúc già ước sống ở đây”. Rõ phải là tâm trạng của người sinh sống gần đâu đó mới biết chuyện cả năm, và muốn dưỡng già ở đó. Nếu tác giả là Nguyễn Du thì “Hoàng Mai” sao bằng “Hồng Lĩnh”? Tâm lý chung khi về hưu ai cũng muốn trở lại quê cũ, hay ít ra là ở trong nước, đâu có ai tính xuất ngoại qua nước khác để chết, nếu không là do vấn đề chính trị! f) Một số bài có hơn 20 câu cũng có thể không phải là do Nguyễn Du làm. Lý do, ông không thường làm những bài quá 8 câu (trừ một vài ngoại lệ như bài “Long Thành cầm giả ca”). Vả lại, như đã nói khi đi sứ, chưa chắc là ông có dư thì giờ để làm những bài thơ quá dài. g) Chính trong bài “Đông Lộ” Nguyễn Du cũng có thú nhận là gần một nửa thời gian ông chỉ có đọc sách mà thôi, như câu: “ Tha hương nhan trạng tần khai kính, khách lộ trần ai bán độc thư......”. Tác giả HDT dịch ý:” Ở chốn tha hương thường soi gương , xem vẻ mặt. Thì giờ của lữ khách trên đường, một nửa là đọc sách!”. Ai cấm được ông chép lại những bài thơ hay trong lúc đọc sách để mang về nước? Tưởng cũng cần nói thêm vào thời đó, các phái đoàn đi sứ bao giờ cũng có bổn phận và nhiệm vụ ghi nhớ những điều hay mới lạ, sưu tầm những vật dụng hay sách quí bên Trung Hoa, để đem về nước cho triều đình học hỏi, nghiên cứu, hay truyền cho dân chúng bắt chước làm theo. Hơn nữa, tâm lý chung của những người yêu thơ, là thích chép những bài thơ hay để dành. Do đó, nếu có ghi chép lại những bài thơ hay đương thời của Trung Quốc, thì cũng là chuyện dể hiểu. Bây giờ xin trở lại ĐTTT hay truyện Kiều. Dựa vào tất cả các yếu tố nói trên, người viết xin tóm lược lại những lý do chính, cùng với lời giải thích tại sao Nguyễn Du không phải là tác giả “nồng cốt” của ĐTTT, cho dù ông có thể sửa chữa hay thêm bớt một vài câu. 3) Xét về nhịp độ sáng tác thì thấy ngay Nguyễn Du không thể nào làm nổi số lượng thơ Nôm quá nhiều như vậy, còn nhiều hơn BHTL. Và như đã chứng minh, Nguyễn Du cũng không phải là tác giả hoàn toàn của tập thơ BHTL, dù sở trường của ông là thơ chữ Hán. Theo tài liệu tham khảo(1) đã dẫn, đời vua Tự Đức, Tổng đốc Nghệ An có truyền sắc chỉ của nhà vua cho đem toàn bộ di cảo của Nguyễn Du về Huế không biết để làm gì? Các nhà nghiên cứu sau này khi đến tận nhà thờ của giòng họ ông, chỉ thấy những bản in hay các bài thơ của thân nhân còn sót lại và đem tặng cho sau này. Trong thư viện của triều đình Huế cũng không thấy còn bản chính để biết chắc Nguyễn Du là người viết sách hay chỉ là người dâng sách! Điều cần nhắc lại ở đây, sở dĩ ông được mọi người nghĩ là có tài làm thơ Nôm, vì tưởng ông là tác giả “hoàn toàn” của ĐTTT! 4) Yếu tố về tâm lý cũng quan trọng không kém, do từ thói quen làm việc của não bộ, chính là khái niệm “Văn là người, mà người cũng là Văn”. Tương tự cho Thơ và Nhạc. Dám chắc đa số các người yêu thơ và đọc nhiều, có thể nghe thơ của những thi sĩ nổi tiếng mà đoán ra tác giả. Điều muốn nói ở đây chính là cách hành văn hay còn gọi là “Văn phong”. Riêng trong thơ thì gọi chung là “Khẩu khí ”. Sau đây là những nhận xét của người viết khi so sánh hai bài “Văn tế Thập loại chúng Sinh”(VTTLCS) và “Đoạn Trường Tân Thanh”(ĐTTT): - Thể thơ của VTTLCS là Song Thất Lục Bát, một lối thơ kết hợp giữa thơ Hán “ 7ø chữ” và thơ Việt (6 – 8), khác với ĐTTT chỉ toàn thơ 6 – 8. Toàn bài chỉ có 184 câu. Xét về “Phẩm” thì dám chắc không sao hay bằng ĐTTT, nhất là cách gieo vần và kỹ thuật dùng chữ! - Nếu chỉ dùng những câu 6 – 8, các vần gieo trong VTTLCS có nhiều chỗ rất “lạc vận” và gượng ép. Thí dụ, liên tục từ các câu 51 đến 64, 51) Nghìn Vàng khôn chuộng được mình, 55) Cô hồn thất thiểu dọc ngang, 52) Lầu ca viện hát tan tành còn đâu. 56) Nặng oan khôn lẽ tìm đường hóa sinh. ... 59) Gió mưa sấm sét đùng đùng, 63) Bơ vơ góc bể chân trời, 60) Đãi thây trăm họ làm công một người. 64) Nấm xương vô chủ biết vùi nơi đâu. Trong khi đó, dù ĐTTT có đến mấy ngàn câu cũng ít khi bị lâm vào trường hợp trên, một lý do làm nổi bật và cho thấy cái hay “độc đáo ngoại lệ” cuả ĐTTT. - Lối lập lại một chữ nhiều lần trong thể thơ cổ là điều rất miễn cưỡng, ít ai muốn xử dụng. Liên tục 8 câu từ 140 đến 147 trong VTTLCS, tác giả (Nguyễn Du ?) đã dùng chữ “Hoặc” bắt đầu ở mỗi câu. Trong khi đó không thấy lối dùng đó cho ĐTTT, dù chỉ lập lại liên tiếp 2 lần. Thí dụ:*VTTLCS: ĐTTT (4,7):

         Hoặc là ẩn dọc bờ dọc bụi,                            Buồn trông cửa bể chiều hôm,
         Hoặc là nương ngọn suối chân mây.              Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
         Hoặc là bãi cỏ lùm cây,                                 Buồn trông ngọn nước mới sa,
         Hoặc là cầu nọ quán này bơ vơ.                     Hoa trôi man mác biết là về đâu?
         Hoặc là tựa thần từ phật tự,                            Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
         Hoặc là quanh đầu chợ cuối sông.                  Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
         Hoặc là thơ thẩn đồng không,                        Buồn trông gió cuốn mặt ghành,
         Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.             Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Cách dùng chữ và lối gieo vần như hai bài trên, chắc là không cùng một người làm. 5) Yếu tố quan trọng sau cùng chính là bản chất văn hóa hay con người thật sự của Nguyễn Du. Xét về mặt thân thế, ông sinh ra trong gia đình thế gia vọng tộc, được giáo dục toàn vẹn nền đạo đức của nho học, và lại làm quan to ở bộ Lễ (Giáo Dục). Nếu xét về sự nghiệp và tác phẩm, trừ ĐTTT, tất cả các sáng tác khác của ông đều có ý tưởng thanh tao hướng về thiên nhiên, tôn giáo. Như vậy thì có lý nào ông lại có khuynh hướng nghiền ngẫm, thích thú tìm chữ, để viết ra những câu thơ mô tả thân xác của nàng Kiều, hay chuyện phòng the một cách gợi tình lộ liễu như trong ĐTTT (!?). Dĩ nhiên, ở đây không phủ nhận Nguyễn Du là con người có sự lãng mạn hay nhạy cảm cần thiết của thi nhân, và có thể thêm vào một chút tài hoa bay bướm thời còn niên thiếu. Nhưng không nhất thiết là ông phải trở thành một “tay chơi” có hạng, quen vui thú “phong tình”, để không biết rằng nội dung của ĐTTT vượt quá cái tiêu chuẩn luân lý và đạo đức thời bấy giờ, và quan trọng hơn hết, là viết ra trên giấy trắng mực đen, diễn tả thành thơ để phổ biến. Gom hết tất cả các sự kiện có thật nói trên, nếu cho rằng một ông quan lớn ở bộ Lễ, có khuynh hướng thích sống gần như thoát tục, chuyên làm thơ về phong cảnh thiên nhiên, laiï ở vào cái tuổi “Ngũ thập” (coi như là ông cụ rồi, theo thời bấy giờ), mà còn có đủ cái “cảm hứng mơ mộng và tưởng tượng”, ngồi xuống để viết ra những câu như sau (4):

Này con thuộc lấy làm lòng, Chơi cho liễu chán hoa chê,

   Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề,            Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.
              .................                                      ...................
  Rỏ màu trong ngọc trắng ngà,                                 Cũng đành nhắm mắt “đưa” chân,
  Dầy dầy sẳn đúc một tòa thiên nhiên.                    Thử xem con “tạo” xoay vần đến đâu?

thì xin lỗi, người viết không tin, và sẽ không bao giờ tin là chuyện có thật!. (Chính các cụ Nho học hậu sinh sau này, tuy có quan niệm rộng rải hơn, cũng cho ĐTTT là một loại dâm thư theo tiêu chuẩn thời bấy giờ! Nhân đây cũng nên nói đến trường hợp ngoại lệ duy nhất của bà Hồ Xuân Hương, người đã sống cùng một thế hệ với Nguyễn Du. Bà nổi tiếng nhờ tài làm vài bài thơ nôm có ẩn ý “thô tục táo bạo”, nhưng bà không phải là bậc khoa bảng và lại xuất thân từ hạng bình dân, không thể so sánh với vị thế của Nguyễn Du được. Vả lại toàn bộ sự nghiệp “Thi ca” của bà cũng chỉ vỏn vẹn không quá vài trăm câu, mà xuất xứ còn nhiều nghi vấn. Và điều cần chú ý ở đây là lai lịch gốc gác của bà vẫn chưa ai được rỏ mấy! (8). Cũng chẳng có ai thấy được mặt mũi của bà ra làm sao. Chỉ có một tập sách với tên bà và những câu chuyện có tính cách gần như là “tục truyền”. Phải chăng cũng đã là một sự trùng hợp có chủ đích nào đó? Câu hỏi đưa ra ở đây, ai có thể sáng tác ra ĐTTT? Câu trả lời của người viết gồm hai ý chính: ĐTTT phải là công trình của tập thể hay một nhóm người có khả năng làm thơ Nôm. Hẳn chúng ta vẫn thường nghe câu nói rất có lý của người Mỹ là “It is too good to be true!”. Không một cá nhân nào vào thời đó có thể sáng tác hơn ba ngàn câu thơ Nôm với lối dùng chữ và gieo vần một cách tài tình như vậy, kể cả Thi hào Nguyễn Du, như đã chứng minh. Như vậy, thì chỉ có thể một nhóm cựu quan lại người Việt, đã hay đang sống lưu vong bên Trung Hoa thời đo,ù mới có đủ những kiến thức, khả năng, hoàn cảnh cùng môi trường để sáng tác ĐTTT. Cần nói thêm ở đây là quang cảnh mô tả trong ĐTTT như “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.” là hình ảnh chỉ có ở những thị trấn lớn bên Trung Hoa mà thôi. Còn ở Thăng Long hay Huế bấy giờ dân còn nghèo lắm, lại chiến tranh liên miên, làm gì mà có được ngựa xe như nước! Vậy thì là ai nếu không là những vị quan Trung thần và đám tùy tùng chạy theo Vua Lê Chiêu Thống ?. Có hai giả thuyết xin đưa ra đây để giải thích: I) Những cựu quan lại sống lưu vong bên Trung Hoa sáng tác ĐTTT bằng chữ Nôm, trước là để giải khuây, sau là cho khỏi bị quên tiếng Việt (?). Nếu chỉ có mục đích như trên, thì động cơ nào đã liên kết bắt họ phải làm chung với nhau, và chỉ nhắm vào một chủ đề là KVK? II) Vua Lê và cận thần sau khi thất vọng về mặt quân sự vì nhà Thanh không còn có khả năng và ý định về chuyện dụng binh nữa, thì chỉ còn hy vọng vào một kế hoạch lâu dài là nhằm lung lay, “hủ hóa” triều đình Tây Sơn bằng tửu sắc. Dĩ nhiên, mục tiêu chính là vua Quang Trung và các Đại thần của ông ta. Dựa vào hai yếu tố thực tế của triều Tây Sơn, một là vua Quang Trung thích và khuyến khích việc dùng chữ Nôm thay cho chữ hán, hai là đa số các quan Tây Sơn đều là dân võ biền nên có thể dể say mê tửu sắc. Chính Nguyễn Du trong bài “Phụng sứ thời tác” nói về người ca kỷ ở đất Long Thành, đã vô tình tiết lộ cho biết là người anh Nguyễn Nể thường hay tổ chức mời các quan Tây Sơn ăn chơi ca hát. Trong những dịp này, Nguyễn Du thường núp trong tối để rình xem (hay để quan sát và nghe ngóng tin tức? “Dư thời nặc thân ám trung, bất thậm minh bạch! (1)...”). Dự án làm truyện Kiều có thể vì vậy mà ra đời vào thời điểm này. Tuy nhiên, cũng có thể là vì vua Quang Trung chết quá sớm, hay vì một lý do nào đó nên chưa có cơ hội để dùng. Rồi có lẽ cũng nhờ trong suốt thời gian dài để không đó, các soạn giả truyện Kiều đã có thì giờ làm thêm, sửa chửa và nhuận sắc để biến nó thành một tuyệt tác phẩm thi ca của thời đại!. Nếu giả thuyết trên đúng, thì quả là một định mệnh trớ trêu của lịch sử. “Trái bom văn hoá” nhắm vào nhà Tây Sơn thì lại bị chậm ngòi để chờ đến hơn 20 năm sau mới kích nổ. Có ba sự kiện xảy ra để chứng minh: 1) Thân chủ thường trực rất ái mộ ĐTTT khi bản chính còn nằm trong thư viện triều đình lại là Hoàng Thái Tử Đản (vua Minh Mạng). 2) Vua Minh Mạng có nhiều Cung Phi Mỹ Nữ nhất trong lịch sử các vua chúa Việt. 3) Tên vua đã được vinh dự đặt cho “Toa thuốc Minh Mạng” trứ danh, do một người vô danh nào đó đã dâng lên vua. Có thể suốt cả gần hơn 10 năm làm quan cho triều Nguyễn, con ma của tổ chức “Khôi phục nhà Lê” vẫn cứ mãi đeo đuổi bám riết vào ông như hình với bóng (Đây cũng không loại bỏ giả thuyết là ông bị áp lực của tổ chức).Tâm thần ông luôn luôn cảm thấy bất an hay lương tâm ông bị dày vò, xâu xé cắn rức, giữa hai chữ “Trung quân” với nhà Lê hay nhà Nguyễn, và “Ái quốc” với ai?. Nên ông đã nhiều lần muốn từ quan cho khỏi hệ lụy! Nhưng nghiệp chướng nào đó vẫn theo ông đến cùng, làm cho ông phải tự than thở bằng hai câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ”, là vậy(?). Chỉ đến khi gần nhắm mắt xuôi tay, thì ông mới cảm thấy “mừng” vì rủ sạch nợ đời với nhà Lê (?), để nói: “Tốt!” khi biết chắc là mình sắp chết!(2) Qua những gì đã trình bày ở trên thì hy vọng rằng nỗi “oan tình” của Thi hào Tố Như Nguyễn Du đã được “giải tỏa” phần nào. Nhưng, dù nếu giả sử có sống lại để được biết rằng, ông đã không được “sắc phong Thần” vì đã có công trong việc khôi phục lại nhà Lê, mà lại trở thành một “Danh Nhân Văn Hóa của Thế Giới”(9) là nhờ có truyện Kiều, thì quả thật dám chắc là điều đáng hổ thẹn cho một nhà Nho có tư cách và đạo đức như ông!.

ĐTTT là một tuyệt tác về thi ca. Đồng ý! Nhưng cố tình đánh bóng lên, núp dưới danh nghĩa của một nhà thơ nổi tiếng, để xem nó như là biểu tượng sáng chói của nền văn hóaViệt, rồi đem đi khoe cùng khắp trên thế giới, thì lại là một chuyện khác! Muốn biết lý do tại sao, người viết xin đưa ra một vài chuyệnï thực tế để độc giả nhận xét và phê bình:

Trong các cuộc thi hoa hậu thế giới hay ngay như hoa hậu USA, lúc bắt đầu cách đây gần đúng 50 năm, đã có một điều kiện bắt buộc thí sinh phải ký giấy cam kết là chưa từng “vướng bụi đời”. Sau này có phần rộng rải hơn nên đổi lại là còn “Độc thân”. Lý do, vì hoa hậu đó sẽ đóng vai trò đại diện cho cả mấy chục triệu thiếu nữ Hoa kỳ, biểu tượng cho cái đẹp của cả nước! Họ không muốn có ai “giỡn mặt”, xâm phạm đến cái danh dự của Hiệp Chủng Quốc, dù dưới hình thức nào! Có gì khác nhau nếu so sánh giữa cái đẹp của thể xác con người và cái đẹp trong văn chương thi ca, nếu muốn nó trở thành “biểu tượng” văn hóa của quốc gia? Cách đây hơn ba năm, cái chết đầy nghi vấn của cựu Công Nương Diana đã là một bi kịch của thời đại, theo đúng nghĩa. Nhưng dám chắc là không những cả nước Anh thở phào nhẹ nhõm, mà còn cả khối Âu Châu và các quốc gia liên hệ cũng mừng lây, dù bên ngoài họ vẫn long trọng an táng bà theo nghi lễ vương triều! Khỏi nói thì ai cũng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Cá nhân bà Diana không là gì hết, nhưng có thể bà phải (!?) chết để bảo vệ danh dự và thể diện của Hoàng Gia Anh Quốc, vì một ngày kia con bà sẽ trở thành Vua của nước Anh. Đơn giản dễ hiểu, và chỉ ngần ấy thôi. Tương tự như vậy, cá nhân Thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều không là gì cả, nếu đặt thành vấn đề danh dự và thể diện của quốc gia. Xuống cấp thấp hơn cho một đoàn thể tổ chức, và chuyện chỉ mới xảy ra cách đây vài tháng trong vùng “thủ đô tỵ nạn” của dân Việt tại Cali. Bà dân biểu sáng chói đang lên của đảng Dân chủ tên là Sanchez, nhất quyết muốn mượn một cơ sở tốt ở Los Angeles để tổ chức gây quỹ tranh cử. Nhưng những nhân vật lãnh đạo của bà không đồng ý, còn dọa hủy bỏ luôn cái vinh dự dành cho bà lên phát biểu trong ngày đại hội toàn đảng tháng 7 vừa qua! Lý do, chỉ vì chủ nhân của cơ sở khang trang đó cũng là chủ báo “Playboy”! Lập luận của họ rất lôgích, vì cơ sở đó được xây nên bởi những đồng tiền kiếm được bằng tờ báo “thiếu đạo đức”(!?). Những người đã sinh ra và được giáo dục trong một xứ sở coi như là theo quan niệm vật chất hưởng thụ, có tự do trong đời sống về tình dục mà còn nghĩ như vậy, thì có lý do gì, để một số người Việt vì quá yêu truyện Kiều, lại bất chấp hay xem thường đến sĩ diện cho cả quốc gia, vốn coi trọng luân thường đạo lý và tự hào là đã có 4 ngàn năm văn hiến!?. Nhưng, có nói gì đi nữa thì cũng bằng thừa, vì ông Nghè Ngô Đức Kế (6) đã nói như gào như thét cái “chân lý” đó, cách đây đã gần 80 năm rồi, mà có ai chịu nghe đâu! Xin trích nguyên văn: - Thậm chí sùng bái Kiều mà nói rằng: “ Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam”- không biết có còn quốc gì không!?- Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “ Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi”. Ông Nguyễn Du dịch Kiều từ đời Gia-Long; thế thì từ Gia long về trước, chưa có truyện Kiều, thì nước ta không quốc hoa, không quốc túy, không quốc hồn ?...Thế thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỷ niệm cả; mà chỉ ông văn-sĩ làm sách “Trăm năm trong cõi” là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỷ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?. Dù sao đi nữa thì..... ĐTTT vẫn là một tuyệt tác phẩm về thơ lục bát; Thi hào Nguyễn Du vẫn là một danh nhân văn hóa Việt, trong lòng người viết!

                                                                                                                  Nguyễn Cường
                                                                                                                    Sacto 9/2000

Tài liệu tham khảo: 1) Chi-Điền Hoàng Duy Từ, “Nguyễn Du, Thơ chữ Hán”, 2 cuốn, 1986. 2) VKHXH, “Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện”, Sơ tập, NXB Thuận Hóa,1997. 3) Trần Trọng Kim,”Việt Nam Sử Lược”, TTHL-Bộ Giáo Dục-NXB Đại Nam. 4) Trung Nguyên chú giải, “Truyện Kiều”, 1989, Văn Hóa, Montréal. 5) Hương Giang Thái Văn Kiểm, “Việt Nam Gấm Hoa, Nguyễn Du Đi Sứ Trung Quốc”, 1990. 6) Nguyễn văn Trung. “Vụ án truyện Kiều”, Xuân Thu, 1972. 7) Huyền Mặc Đạo Nhân, “Dẫn Giải Truyện Kim-Vân-Kiều”, Tín Đức Thư Xã, 1958. 8) Văn Lang,..., “Danh Nhân Đất Việt”, NXB Thanh Niên, 1995. 9) Đoàn Khoách, “Đến Viếng Đất Tiên và Chiêu Hồn Ca”, Đất Lành, 1997.

Aihuunhatrang (thảo luận) 22:35, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Truyện Kiều/Lưu 1”.