Thảo luận Thành viên:Hoang Dat/tài liệu

Phạm Đình Nguyên là một doanh nhân người Việt. Ông là chủ sở hữu và tự xưng Thị trưởng của Buford, Wyoming, một cộng đồng chưa hợp nhất Hoa Kỳ. Ông hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị công ty PhinDeli. Trước đó, ông Nguyên từng là Giám đốc công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS)[1].

Sự nghiệp sửa

Ông Phạm Đình Nguyên từng làm việc ở công ty Coca Cola Việt Nam 6 năm. Sau đó, ông chuyển qua làm việc ở nhiều công ty khác nhau, như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô..."[2].

Năm 2009, ông Nguyên bắt đầu công việc tự kinh doanh. Ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Kim An. Năm 2011 đổi tên là Công ty cổ phần IDS, chuyên phân phối hàng thực phẩm và tiêu dùng cho các công ty Việt Nam và nước ngoài và ông là cổ đông lớn nhất. Khách hàng thành công nhất của IDS là công ty thực phẩm Vissan khi IDS đã làm tăng doanh số bán hàng và giúp Vissan sở hữu dữ liệu chuỗi 20.000 điểm bán lẻ ở miền Bắc[3].

Chuyển nhượng thị trấn Buford sửa

Ngày 16 tháng 03 năm 2012, ông Nguyên đọc được thông tin rao bán thị trấn Buford trên báo mạng, ông quyêt định tham gia. Cuối tháng 3, ông sang Mỹ, lúc đầu, ông phải vay mượn bạn bè và người thân bên Mỹ 100.000 USD để đặt cọc tham gia đấu giá, vì không thể chuyển tiền từ Việt Nam sang. Khi ở Việt Nam, ông Nguyên dự định mua thị trấn chỉ với giá 300.000 USD là tối đa. Nhưng khi sang Mỹ, tham quan thị trấn, đọc báo chí Mỹ đưa tin về cuộc đấu giá này ông nghĩ chừng 1 triệu USD. Trong cuộc đấu giá, khi có một người qua điện thoại trả giá 880.000 USD, ông Phạm Đình Nguyên đã trả 900.000 USD và đã không ngờ mình thắng[3]

 
Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

.

Ông Nguyên có lúc không tìm đâu ra 800.000 USD để trả nên có khi chấp nhận mất 100.000 USD tiền đặt cọc[4]. Ông đã nhờ anh em bạn bè và người quen giúp đỡ để hoàn tất việc chi trả cho cuộc đấu giá này. Đến nay (2013), ông vẫn chưa trả nợ hết số tiền đã vay này[3]. Đáng chú ý khi việc mua lại thị trấn Buford, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, đã được ông Nguyên mua ngay trong lần đầu ông đến Mỹ)[5]. Khi giao dịch hoàn tất, ông cũng chưa có kế hoạch gì đối với thị trấn mà mình vừa mua[6].

Ngày 04 tháng 09 năm 2013, thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang Wyoming (Mỹ) thành tên mới là Buford PhinDeli. Ông đồng thời cũng ra mắt sản phẩm cà phê mang thương hiệu PhinDeli ở thị trấn này[7].

Câu nói sửa

  • "Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải làm để cho họ thấy"[1].
  • "Đổi tên thị trấn có thể có người thích người không thích, người ủng hộ người phản đối nhưng tạo sự tò mò. Có thể người Mỹ ghé lại chỉ để coi thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao trên thị trấn này. Tất cả các việc đó dù tốt dù xấu đều tạo sự chú ý rất lớn cho thị trấn này. Đấy mới là khởi đầu để tiếp thị hàng Việt"[1].
  • "Ngay khi mua thị trấn, tôi đã có lời rồi... chỉ cần đọc thấy hai chữ Việt Nam là tôi đã sung sướng rồi!..."[2].

Nhận xét sửa

  • "Bỏ ra gần 1 triệu USD để mua 1 thị trấn ở Mỹ nếu kinh doanh hiệu quả thì là điều quá tốt và rất đáng khen ngợi. Còn việc có mua hớ hay không, tôi cho rằng thời điểm này chưa thể nói được điều gì"_Giáo sư Đặng Hùng Võ[6].
  • "ông Nguyên đã quá hời khi mua lại mảnh đất này. Nếu tính cụ thể, với 900.000 USD, mua 4 ha đất, tức là mỗi m2 có giá 22,5 USD, tương đương khoảng 450.000 đồng. Như vậy, so với giá đất nông nghiệp ở Việt Nam là 500.000 đồng/m2, thì mức giá này vẫn còn thấp hơn"_theo báo VTC News[6].
  • "... những người phát triển địa ốc tại Hoa Kỳ có nhiều nơi đầu tư an toàn và sinh lợi cao hơn nhiều. Họ chỉ ngạc nhiên về lối đầu tư táo bạo của vị doanh nhân này trong bối cảnh hiện nay. Bởi thị trấn Buford chỉ là một vùng đất hoang vắng, là điểm dừng chân cho những chuyến xe chạy đường trường với một cư dân duy nhất ..."_chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, theo nguồn BBC[6].
  • "... Có người khen đó là ý tưởng kinh doanh độc đáo, là xu hướng mới của nền kinh tế thế giới, có người cho rằng đây là một thương vụ bị hớ."_Báo Giáo dục Việt Nam[6].

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ a b c Hoàng Việt (9 tháng 2 năm 2013). “Đại gia Việt Nam đổi tên thị trấn của Mỹ”. Tòa soạn Thanh Niên Online. Truy cập 03/09/2013 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ a b Theo Doanh nhân Sài Gòn (Thứ hai, 12-08-2013). “DN Phạm Đình Nguyên trải lòng về lương tai của thị trấn Buford”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI. Truy cập 03/09/2013 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  3. ^ a b c Thanh Thủy (Thứ Năm, 22/08/2013). “Phạm Đình Nguyên: Từ ngẫu nhiên đến cơ hội”. Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử. Truy cập 03/09/2013 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  4. ^ Theo luật của Hoa Kỳ quy định: trong vòng 30 ngày, người thắng cuộc phải trả đủ tiền cho chủ sở hữu, nếu không sẽ bị mất tiền đặt cọc
  5. ^ “Phạm Đình Nguyên - doanh nhân mua thị trấn Mỹ” (Thông cáo báo chí). Trẫn Vũ Nghi, Báo Tuổi trẻ. Thứ Bảy, 07/04/2012, 08:10 (GMT+7). Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  6. ^ a b c d e Thanh Mai (Thứ ba 10/04/2012 13:19). “Doanh nhân Phạm Đình Nguyên là người táo bạo?”. Báo Giáo dục Việt Nam. Truy cập 03/09/2013 (GMT+7). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  7. ^ "Deli" viết tắt của "Delicious", tiếng Việt là ngon. "Phin" là cái phin để pha cà phê.

Liên kết ngoài sửa

Quay lại trang của thành viên “Hoang Dat/tài liệu”.