Thảo luận Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh/D/Dieu2005


Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc/Convair B-36

Bài Convair B-36 đã được sửa chữa bổ sung. Mời bạn đánh giá lại.Dieu2005 (thảo luận) 11:09, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Dieu2005: Bài đã giữ sao. @NguoiDungKhongDinhDanh: ngoài việc cho ý kiến với hai biểu quyết rút sao khác chưa đủ phiếu là Carrefour (lỗi thời) và AC Milan (thiếu nguồn), hy vong bạn dành chút thời gian xem bài "Góc nhìn" này để tìm ra đáp án (mở) cho câu hỏi, "Học toán để làm gì?" Thuyhung2112 (thảo luận) 02:12, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thuyhung2112:
Cả CarrefourAC Milan đều thuộc lĩnh vực tôi không hiểu biết nhiều, mà cũng không hề ngắn, nên có lẽ tôi cần thêm thời gian.
Về câu trả lời, tôi nghĩ, và theo tâm lý học, lý do và mục đích của hành vi phụ thuộc vào bản thân người thực hiện.
Mục đích có thể là lý do, và ngược lại cũng vậy, nhưng bản thân nhận thức về lý do, hay hợp lý hoá, lại phần nào phụ thuộc vào hành vi. Nếu người ta đã thực hiện hành vi, thì họ sẽ tìm lý do cho hành vi đó. Lý do có thể sẽ lại trở thành động lực, thúc đẩy họ tiếp tục thực hiện, và thế là họ rơi vào vòng lặp. Ngược lại, cũng có thể đến một lúc nào đó, họ cảm thấy không còn muốn thực hiện, và chỉ lý do cũ thì không đủ.
Người ta học toán để phục vụ cho mục đích của mình, nhưng mục đích đó là gì thì, dù có không thực sự biết, họ sẽ là người biết rõ nhất.
Kết lại, tâm lý không phải và không bao giờ là ngành khoa học chính xác như toán, nên những điều trên cũng không tuyệt đối.
Ví dụ nhỏ hơn: Dù bỏ ra nhiều tiếng một ngày chỉ để tuần tra, lùi sửa, viết bài, vận động thảo luận, và đôi khi là làm người khác (NhacNy2412) khó chịu, nhưng tôi chưa từng thực sự biết lý do, mà cũng đã quyết định từ rất lâu là sẽ không cần biết, hay không cố gắng biết, như với bất kỳ hành vi nào khác tôi đã làm. Lý do và mục đích sẽ đến, tự nhiên, và đi, cũng tự nhiên.
Hy vọng bạn hiểu.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 02:55, ngày 28 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Quay lại trang của thành viên “NguoiDungKhongDinhDanh/D/Dieu2005”.