Mars (thần thoại)

(Đổi hướng từ Thần Mars)

Mars (tiếng Latinh: Mārs, Martis) là thần chiến tranh và người bảo vệ nông nghiệp La Mã trong tôn giáo La Mã cổthần thoại La Mã. Ông là vị thần quan trọng chỉ đứng sau thần Jupiter và thần Neptune đồng thời cũng là vị thần nổi bật nhất trong tôn giáo của quân đội La Mã. Đa số lễ hội La Mã dành cho thần Mars đều được tổ chức vào tháng 3 (tháng 3 trong tiếng Latinh (Martius) cũng là tháng được đặt tên theo Mars) và tháng 10, các tháng bắt đầu và kết thúc mùa chinh chiến và thu hoạch. Tên của ông được đặt cho sao Hoả

Mars
Cha của người dân, Người bảo vệ binh línhnông dân, Thần của chiến tranh
Tượng Mars từ Forum of Nerva, thế kỷ thứ 2 CN, dựa trên nguyên bản thời Augustus, lần lượt sử dụng mô hình Hy Lạp hóa vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Bảo tàng Capitoline ở Rome, Ý.[1]
Biểu tượngNgọn giáo của Mars ♂ (Hình tượng giáo và khiên)
Thông tin cá nhân
Cha mẹJupiterJuno
Anh chị emVulcan, Minerva, Hercules, Bellona, Apollo, Diana, Bacchus, etc.
Phối ngẫuNerio và những người khác như Rhea Silvia, Venus, Bellona
Con cáiRomulus và Remus, Cupid
Tương ứng Hi LạpAres
Tương ứng EtruscaMaris, Laran

Dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, Mars được xem là tương ứng với thần Ares trong thần thoại Hy Lạp.[2] Dù thế, nhân vật Mars khác Ares ở nhiều điểm căn bản. Mars là một trong ba vị thần của Bộ ba Cổ xưa (cùng với Jupiter và Quirinus). Bàn thờ Mars ở Campus Martius (một khu vực ở Roma được đặt theo tên thần Mars) được cho là do Numa Pompilius lập ra.

Trong khi Ares bị xem là thế lực tàn phá và gây mất ổn định thì Mars lại đại diện cho một sức mạnh quân sự theo hướng hòa bình và được coi là người cha của người La Mã.[3] Trong gia phả học thần thoại và các truyền thuyết về sự thành lập La Mã thì Mars và Rhea Silvia đã đấng sinh thành của cặp song sinh Romulus và Remus.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Capitoline Museums. "Colossal statue of Mars Ultor also known as Pyrrhus – Inv. Scu 58." Capitolini.information. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Larousse Desk Reference Encyclopedia, The Book People, Haydock, 1995, trang 215.
  3. ^ Isidore xứ Seville gọi Mars là Romanae gentis auctorem, tức người sinh ra dân La Mã như một gens (Etymologiae 5.33.5).

Liên kết ngoài

sửa