Therea petiveriana

loài côn trùng

Therea petiveriana (trong tiếng Anh gọi là "desert cockroach", "seven-spotted cockroach" hoặc "Indian domino cockroach") là một loài gián được tìm thấy tại Ấn Độ. Loài này là thành viên của một nhóm gián cơ sở.[3][4] Chúng được tìm thấy trên nền đất rừng cây bụi, và có thể lẫn trốn dưới lớp lá mục hoặc đất mềm khi trời nóng.[5]

Therea petiveriana
Tại Thiruvannamalai, Nam Ấn Độ
Con cái có râu ngắn hơn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Blattodea
Họ (familia)Polyphagidae
Chi (genus)Therea
Loài (species)T. petiveriana
Danh pháp hai phần
Therea petiveriana
(Linnaeus, 1758)[1]
Danh pháp đồng nghĩa [2]
Corydia petiveriana
Cassida petiveriana

Bề ngoài sửa

 

Bề ngoài trắng đen của con trưởng thành được cho là để giả dạng loài bọ đất Anthia sexguttata - có khả năng xịt chất lỏng gây khó chịu.[6] Mặt trên của bụng màu cam-vàng nhưng bị cánh che đi. Đây là một trong số ít loài gián được cho là "duyên dáng và đẹp đẽ".[7]

Sinh sản sửa

Khi con cái đã giao phối với một con đực, nó không cho các con đực khác lại gần, bằng cách đá chúng bằng chân sau.[8] Trứng được đẻ trên lá mục.[9] Tới 13 túi trứng được con cái tạo ra trong vòng từ 3 tới 40 ngày.[5] Thiếu trùng ẩn dưới mặt đất và có thể ở sâu đến 30 cm vào mùa khô.[10]

Phân loại sửa

Đây là loài điển hình của chi Therea. Tên loài được đặt để vinh danh James Petiver (1663–1718), người đã thu thập những mẫu vật tại Madras và vùng lân cận (có lẽ từ một phẫu thuật viên ở Fort St. George, hoặc Samuel Browne hoặc Edward Bulkley). Carolus Linnaeus từng đặt chúng trong chi Cassida và mô tả dưới tên C. petiveriana, một loài khác mà ông gọi là C. septemguttata, nay được xem là danh pháp đồng nghĩa.[1]

Vật nuôi sửa

Therea petiveriana là một vật nuôi phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới và có thể chăm sóc dễ dàng.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Judith A. Marshall, Judith A. (1975). “The orthopteroid insects described by Linnaeus, with notes on the Linnaean collection”. Zoological Journal of the Linnean Society. 78 (4): 375–396. doi:10.1111/j.1096-3642.1975.tb02266.x. Chú thích có tham số trống không rõ: |ps= (trợ giúp)
  2. ^ “ZooBank”.
  3. ^ Grandcolas, P. (1993). “Le genre Therea Billberg, 1820: position phylogenetique, nouvelles especes, repartition, valence ecologique (Dictyoptera, Blattaria, Polyphaginae)”. Canadian Journal of Zoology. 71 (9): 1816–1822. doi:10.1139/z93-259. Chú thích có tham số trống không rõ: |ps= (trợ giúp)
  4. ^ Philippe Grandcolas, Yung Chul Park, Jae C. Choe, Maria-Dolors Piulachs, Xavier Bellés, Cyrille D'Haese, Jean-Pierre Farine, Rémy Brossut and Jena-Pierre Farine (2001). “What does Cryptocercus kyebangensis, n.sp. (Dictyoptera: Blattaria: Polyphagidae) from Korea reveal about Cryptocercus evolution? A study in morphology, molecular phylogeny, and chemistry of tergal glands”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 151: 61–79. doi:10.1635/0097-3157(2001)151[0061:WDCKNS]2.0.CO;2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Livingston, D & M Rajambal (1980). “Association of ocelli with the neuroendocrine system of Therea petiveriana (L.) (Blaberoidea: Polyphagidae)” (PDF). Proc. Indian Acad. Sci. (Anim. Sci.). 89 (2): 147–153. doi:10.1007/BF03179155. Chú thích có tham số trống không rõ: |ps= (trợ giúp)
  6. ^ “Mimicry”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ Sharp, David (1895). The Cambridge Natural History. Volume 5. Macmillan and Co. London. tr. 233–234.
  8. ^ Livingstone D and Ramani R (1978). “Studies on the reproductive biology”. Proc. Indian Acad. Sci. 87: 229–247. Chú thích có tham số trống không rõ: |ps= (trợ giúp)
  9. ^ Ananthasubramanian, K.S., and T.N. Ananthakrishnan (1959). “The structure of the ootheca and egg laying habits of Corydia petiveriana L”. Indian Journal of Entomology. 21: 59–64.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Bhoopathy, S. (1997). “Microhabitat preferences among four species of cockroaches”. Journal of Nature Conservation. 9: 259–264.