Thiệu Toán

xã thuộc Thiệu Hóa

Thiệu Toán là một thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Thiệu Toán
Xã Thiệu Toán
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnThiệu Hóa
Địa lý
Tọa độ: 19°54′43″B 105°36′28″Đ / 19,9119°B 105,6077°Đ / 19.9119; 105.6077
Thiệu Toán trên bản đồ Việt Nam
Thiệu Toán
Thiệu Toán
Vị trí xã Thiệu Toán trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,32 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng6.025 người[1]
Mật độ953 người/km²
Khác
Mã hành chính15817[2]
Websitethieutoan.thieuhoa.thanhhoa.gov.vn

Địa lý

sửa

Xã Thiệu Toán nằm ở phía tây huyện Thiệu Hóa, thuộc hữu ngạn sông Chu, có vị trí địa lý:

Xã Thiệu Toán có diện tích 6,32 km², dân số năm 2022 là 6.025 người,[1] mật độ dân số đạt 953 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Thiệu Toán được chia thành 5 thôn: Toán Phúc, Toán Thành, Toán Thắng, Toán Thọ, Toán Tỵ.[3]

Lịch sử

sửa

Vùng đất thuộc xã Thiệu Toán ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 là các thôn xã thuộc tổng Lôi Dương, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên[4]: Toán Thành (tên nôm là làng Mơn, đầu thế kỉ 19 là thôn Cựu thuộc xã Cơ Điện, tổng Lôi Dương, sau năm 1945 đổi thành Toán Thành), Toán Thọ (tên nôm là làng Ruồng, đầu thế kỉ 19 là thôn Dương Xá, sau đó đổi thành Thung Dung), Toán Thắng (đầu thế kỉ 19 là thôn Sơn Nộn, sau đổi là Kỳ Điện), Toán Tỵ (tên nôm là làng Mau, trước năm 1945 gọi là Mao Xá), Toán Phúc (trước năm 1945 là Khố Kỳ), Toán Hàng (tách ra từ Toán Tỵ. Nằm trên trục đường cái từ Thiệu Chính đi tới Cầu Kè).[5]

Năm 1826, huyện Lôi Dương thuộc về phủ Thọ Xuân[6].

Đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), các thôn xã nói trên chuyển về thuộc huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa.

Cuối năm 1945, huyện Thụy Nguyên đổi thành huyện Thiệu Hóa.

Tháng 12 năm 1945, xã Huy Toán được thành lập và được đặt theo tên của ông Lê Huy Toán, liệt sỹ, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1940 – 1942.[7]

Tháng 3 năm 1953, xã Huy Toán được chia tách làm 2 xã là Thiệu Chính và Thiệu Toán.[7]

Năm 1977, xã Thiệu Toán cùng với các xã phía nam sông Chu của huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu.[8]

Năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi tên thành huyện Đông Sơn.[9]

Năm 1996, xã Thiệu Toán thuộc huyện Thiệu Hóa mới tái lập.[10]

Văn hóa

sửa

Các địa điểm tổ chức hội nghị Tỉnh ủy Thanh Hóa bàn kế hoạch khởi nghĩa năm 1945.[5]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Bản tin nội bộ tháng 8 năm 2023”. Cổng thông tin điện tử huyện Thiệu Hóa. tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ UBND tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định số 1238/QĐ-UBND năm 2020 về phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Dương Thị The, Phạm Thị Thoa (dịch và biên soạn) (2000). Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra (Các tổng trấn xã danh bị lãm). Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 113.
  5. ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2000). Tên làng xã Thanh Hóa, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 150-151.
  6. ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (2000). Tên làng xã Thanh Hóa, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hóa. tr. 139.
  7. ^ a b Thanh Nga. “Xã mang tên Bí thư Tỉnh ủy”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Quyết định số 177-CP ngày 05 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  9. ^ Quyết định số 149-HĐBT ngày 30 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa.
  10. ^ Nghị định số 72-CP ngày 18 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Quan Hoá, Như Xuân, Đông Sơn, Thiệu Yên thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Tham khảo

sửa