Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của một nhóm người có thể nghĩa là tổng thu nhập cá nhân chia tổng dân số. Thường tính thu nhập trên đầu người dùng đơn vị tiền tệ hàng năm.

2018

Thu nhập bình quân đầu người có nghĩa là thu nhập cá nhân bình quân đầu người, hay thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người. Không nên nhầm lẫn với GDP bình quân đầu người (Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người) hay Thu nhập quốc dân bình quân đầu người hay Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người (GNI bình quân đầu người hay GNP bình quân đầu người).

GDP bình quân đầu người hay GRDP bình quân đầu người (GDP cấp địa phương hay tổng địa bàn) không phản ánh mức sống của người dân mà Thu nhập bình quân đầu người mới phản ánh mức sống của người dân, nó không chỉ phụ thuộc vào GDP mà cả GNI/GNP, NDI, các mối quan hệ kinh tế, phân phối thu nhập...

Để thấy sự khác nhau giữa các chỉ số lấy ví dụ cụ thể Hàn Quốc năm 2021.

Năm 2021, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của cả nước (giá hiện hành) lên tới 2.076 nghìn tỷ won, tăng 132 nghìn tỷ won (tăng 6,8%) so với 2020, không phù hợp với con số sơ bộ về GDP của Hàn Quốc (2.072 nghìn tỷ won vào năm 2021). Năm 2021, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) cả nước đạt 40,12 triệu won, tăng 2,61 triệu won (7,0%) so với năm 2020. Năm 2021, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) cả nước đạt 40,12 triệu won, tăng 2,61 triệu won (7,0%) so với năm 2020. Năm 2021, GRDP thực tế (theo giá năm 2015) trên toàn quốc cho thấy tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, tiêu dùng cuối cùng cả nước (theo giá năm 2015) tăng 4,3% so với năm 2020 do tăng trong tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng chính phủ. Năm 2021, tổng hình thành vốn cố định trên toàn quốc tăng 2,6% so với năm 2020. năm 2021, Tổng thu nhập khu vực trên toàn quốc lên tới 2.099 nghìn tỷ won, trong đó tăng 138 nghìn tỷ won (7,0%) từ năm 2020. Thu nhập cá nhân bình quân đầu người trên toàn quốc là 22,22 triệu won (giá hiện hành).

Như vậy con số cụ thể như sau (giá hiện hành):

GDP là 2,076.3 nghìn tỷ won, GDP bình quân đầu người là 4,012 mười nghìn won

GRI tức GNI là 2,099.3 nghìn tỷ won, GNI bình quân đầu người là 4,057 mười nghìn won

Tổng thu nhập cá nhân là 1,149.8 nghìn tỷ won, Thu nhập bình quân đầu người là 2,222 mười nghìn won.

Chi tiêu riêng tư bình quân đầu người 1,844 mười nghìn won.

Con số cụ thể của khu vực Seoul:

GRDP (GDP): 471.7 nghìn tỷ won, GDP/người: 4,965 mười nghìn won bằng 123,7% so với toàn quốc

GNI (GRI): 515.1 nghìn tỷ won, GNI/ người: 5,421 mười nghìn won bằng 133,6% so với toàn quốc

PI: 240.0 nghìn tỷ won, Thu nhập bình quân đầu người 2,526 mười nghìn won bằng 113,7% so với toàn quốc

Chi tiêu riêng tư bình quân đầu người 2,261 mười nghìn won, bằng 122,7% so với toàn quốc.


Thông thường thu nhập bình quân đầu người sẽ thấp hơn GDP bình quân đầu người của đơn vị hành chính tương ứng. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại, như huyện Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 52 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng[1].

Thu nhập hộ gia đình hàng năm trên đầu người của Hàn Quốc đạt 18.350,936 USD vào tháng 12 năm 2022, so với giá trị trước đó là 19.081,079 USD vào tháng 12 năm 2021. Trong khi đó của Việt Nam là 2.178,776 USD năm 2021, của Việt Nam năm 2019 là 2.235,955 USD (năm 1994 là 183,956 USD). Số liệu Việt Nam tăng liên tục kể từ 1994, nhưng giảm hai năm liên tiếp năm 2020 và 2021.

Thu nhập khả dụng của hộ gia đình bình quân đầu người theo PPP (sức mua tương đương) một số nước như Hoa Kỳ 62.300 USD, Lúcxămbua 51.500 USD, năm 2021 (OECD).

Nnăm 2022 , thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân trên toàn quốc Trung Quốc là 36.883 nhân dân tệ, tăng danh nghĩa 5,0% so với năm trước và tăng thực tế là 2,9% sau khi trừ đi các yếu tố giá cả . Xét về khu vực thành thị và nông thôn, thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân thành thị là 49.283 nhân dân tệ, mức tăng (sau đây là mức tăng trưởng danh nghĩa hàng năm trừ khi có quy định khác) là 3,9% và mức tăng thực tế là 1,9% sau khi trừ yếu tố giá ; thu nhập khả dụng bình quân đầu người của cư dân nông thôn là 20.133 nhân dân tệ, tăng 6,3 % , sau khi trừ yếu tố giá , tốc độ tăng trưởng thực tế là 4,2 % . Năm 2022 , chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người trên toàn quốc Trung Quốc của cư dân là 24.538 nhân dân tệ, tăng danh nghĩa 1,8% so với năm trước và giảm thực tế 0,2% sau khi trừ đi tác động của các yếu tố giá cả.

Việt Nam hiện có thống kê GDP và GNI bình quân đầu người cũng như Thu nhập bình quân đầu người. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu VN đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021 [2](năm 2020 và 2021 tăng trưởng âm - theo giá hiện hành, nếu xét theo giá so sánh có thể giảm sâu hơn ?). Không có số liệu theo giá so sánh. Hiện có số liệu Thu nhập bình quân đầu người của cả nước, cấp tỉnh - huyện và xã , tuy nhiên vẫn hay có nhầm lẫn với số liệu GDP bình quân đầu người. Việt Nam chưa có số liệu GNI (GRI) và GNI (GRI) bình quân đầu người của các cấp địa phương (năm 2020 có thống kê GRDP quy đổi từ GNI bình quân đầu người các tỉnh thành theo PPP để tính chỉ số HDI nên tính so sánh bị hạn chế, theo công bố cao nhất các địa phương là Bà Rịa Vũng Tàu 31.866,4 USD/ người/năm). Theo công bố năm 2022 Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng; Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng; TP. HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng. Theo sau là các tỉnh có thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng là Đồng Nai (6,346 triệu đồng/người/tháng), Hải Phòng (5,897 triệu đồng/người/tháng), Đà Nẵng (5,807 triệu đồng/người/ tháng), Bắc Ninh (5,470 triệu đồng/người/tháng), Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Nam Định. Thấp nhất là các tỉnh sau: Hà Giang 2,062 triệu đồng/người/tháng, Điện Biên 2,080 triệu đồng/người/tháng, Sơn La 2,141 triệu đồng/người/tháng. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xếp thứ nhất về GRDP bình quân đầu người nhưng xếp 13 về thu nhập bình quân đầu người, đạt 4,815 triệu đồng/người/tháng, xếp ngay trên là Hải Dương thứ 11 và Ninh Bình thứ 12.

Các số liệu như GDP, GDP bình quân đầu người, GNI và GNI bình quân đầu người hay Thu nhập bình quân đầu người chỉ là ước tính. Chỉ số lạm phát cũng chỉ mang tính tương đối. Dữ liệu dân số cũng là tương đối, và cách chia mỗi nước có thể khác nhau (đặc biệt liên quan dân cư trôi nổi). Số liệu sức mua tương đương cũng chỉ tương đối vì tính chất phức tạp của giá cả, và giỏ hàng mỗi tổ chức đưa vào so sánh là khác nhau... Số liệu GDP và GRDP địa phương ở mỗi nước có thể không ăn khớp, do tính hạn chế của công tác thống kê...

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa